Giọng ca nghệ sĩ ngọc bích là ai?

Nhạc sĩ Ngọc Bích đã sáng tác từ thời cuối thập niên 1940, là tác giả của những ca khúc bất tử Trở Về Bến Mơ, Mộng Chiều Xuân, Khúc Nhạc Chiều Mơ, Đôi Chim Giang Hồ. Ông sinh năm 1924 ở Hà Nội, quê quán ở Thái Bình, từ nhỏ đã thể hiện được năng khiếu về nhạc nên được gia đình cho theo học ký âm pháp với thầy Nguyễn Văn Thông cùng Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc, Nguyễn Hiền, Tu Mi – Đỗ Mạnh Cường, sau đó được nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ hướng dẫn thêm về sáng tác.

Tốt nghiệp tiểu học, nhạc sĩ Ngọc Bích đậu vào trường Bưởi. Đến khoảng năm 1942, khi vừa vào năm thứ hai bậc cao đẳng tiểu học, ông rời trường Bưởi để quyết tâm theo đuổi con đường âm nhạc. Năm 1943, ông cùng một ban nhạc lớn sang biểu diễn tại Côn Minh phục vụ lực lượng Đồng Minh.

Thời gian sau đó, nhạc sĩ Ngọc Bích tham gia Việt Minh ở liên khu 3 cùng người bạn học là nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Theo lời kể của Phạm Duy, trong thời gian ở Lào Kai, ông có cùng Ngọc Bích hát tại quán Biên Thùy và còn tiếp tục đi cùng nhau vài năm sau đó. Những năm này Ngọc Bích chơi rất thân với nhạc sĩ Phạm Duy, có một thời gian dài 2 người đồng hành với nhau trên khắp nẻo. Trong hồi ký Phạm Duy, ông có kể về những kỷ niệm trong những ngày tháng đó như sau:

“Nói tới chuyện cô nàng và sự tương tư thì phải nhắc lại một kỷ niệm không quên được của tôi và Ngọc Bích. Đó là một buổi chiều sơn cước, tại một phiên chợ núi ở vùng Lạng Sơn. Gặp hai cô gái Tày thật đẹp, má đỏ hồng hồng, ăn vận quần áo chàm còn thơm mùi vải, đeo đầy lục lạc bằng bạc ở thắt lưng. Hai thằng cán bộ văn nghệ tán rất giỏi cho nên hai cô ưng thuận cho đi theo về nhà. Chúng tôi liều bỏ đơn vị để đi theo hai cô sơn cước. Không thể ngờ rằng cái bản thôn của hai cô gái ở một nơi xa quá, phải trèo hằng chục ngọn núi và phải đi từ 5 giờ chiều cho mãi tận 11 giờ đêm mới về tới nhà hai cô. Lại bị cha mẹ các cô mời ra ngồi ở giữa nhà sàn nơi có bếp lửa, nghe họ nói chuyện lẩm cà lẩm cẩm cho tới quá nửa đêm. Chẳng thấy hai cô đâu mà chỉ nghe thấy tiếng cười rúc rích. Nói chuyện với cha mẹ hai cô hoài, sốt ruột quá, chúng tôi phải xin kiếu. Rồi mệt quá, lăn ra sàn, ngủ lúc nào không biết.

Đã chẳng được gì, sáng ra hai cô còn bầy trò lưu luyến, tặng cho hai thằng những cái vòng dây có ba mầu đỏ, trắng, vàng. Hai thằng “chửi thề” bằng tiếng Tày: ê mê thổ mừ… rồi lại leo núi hết hơi trở về đơn vị, hẹn thầm rằng từ nay trở đi xin chừa tán tỉnh những cô sơn nữ ứ ơi… mà nhạc sĩ Trần Hoàn đã vẽ ra trong một bài hát tiền chiến”.


Click để nghe danh ca Anh Ngọc hát Khúc Nhạc Chiều Mơ của nhạc sĩ Ngọc Bích

Nhạc sĩ Ngọc Bích đã bắt đầu sáng tác từ năm 1947 với các bản tình ca viết theo theo nhịp swing và blues mới lạ vào thời đó. Trong những năm đầu của thập niên 1950, những ca khúc của ông đã được rất nhiều người yêu thích khi phát trên Đài Phát thanh Hà Nội như các bài Hương Tình, Trở Về Bến Mơ… qua giọng ca Tâm Vấn.

Nếu như nhạc sĩ Phạm Duy rời bỏ kháng chiến vào năm 1951, thì Ngọc Bích đã rời từ năm 1949 để về Hà Nội, sau đó vào Nam năm 1954, làm việc tại các đài phát thanh ở Sài Gòn.

Năm 1975, Ngọc Bích rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Có một thời gian ông tham gia nhóm AVT hải ngoại của nghệ sĩ Lữ Liên cùng Vũ Huyến, sau đó còn tham gia vào ban thoại kịch Gió Nam và cùng đoàn nghệ sĩ của Hoàng Thi Thơ trình diễn nhiều nơi trên thế giới từ năm 1976.

Nhạc sĩ Ngọc Bích gặp lại Phạm Duy tại Mỹ

Nhạc sĩ Ngọc Bích qua đời ngày 15 tháng 10 năm 2001 tại Los Angeles, California, chỉ một tuần sau khi đến dự đám táng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

Những ca khúc được yêu thích nhất của nhạc sĩ Ngọc Bích là Mộng Chiều Xuân, Đôi Chim Giang Hồ, Khúc Nhạc Chiều Mơ, và đặc biệt là Trở Về Bến Mơ, nổi tiếng qua giọng hát Sĩ Phú:

Ngày nào một giấc mơ!
Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ
Khi áng mây thành thơ nhẹ gió đưa!
Theo tiếng đàn thuyền mơ tìm bến xưa

Một chiều mùa chiến chinh
Xuân ngát hương thanh bình say mối tình
Khi ánh trăng về vui đời thắm xinh
Bên dáng huyền thầm mơ lúc tuổi xanh!


Click để nghe Sĩ Phú hát Trở Về Bến Mơ trước 1975

Giai điệu và lời bài hát này rất nhẹ nhàng, gợi về một mối tình đẹp như giấc mơ của năm xưa, vào một mùa chiến chinh nhưng vẫn “ngát hương thanh bình” vì được sống trọn vẹn cùng người yêu trong một cuộc sống êm đềm. Nhưng rồi điều đó cũng đã trở thành vắng xa, chỉ còn lại sự luyến tiếc khôn nguôi và “nghẹn ngào niềm nhớ nhau”:

Nhớ những phút sống bên nhau đêm nào?
Trăng quyến đôi tâm hồn dìu về đâu?
Nhớ những tiếng hát say sưa êm đềm
Tuy vắng xa nhưng lòng còn xao xuyến!

Nghẹn ngào niềm nhớ nhau!
Thương xót ai trăng sầu bên mái lầu!
Hay đớn đau vì câu “Chờ kiếp sau!”
Trăng úa màu lệ dâng ướt ngàn sao!

Nhạc sĩ không nói rõ vì sao có sự vắng xa như vậy, nhưng dựa vào câu “chờ kiếp sau”, nên có thể suy đoán rằng trong 2 người đã có một người bị lìa xa dương thế, là bởi vì khi tình yêu đã sâu đậm, cũng đã từng có những ngày tháng sống bên nhau say xưa êm đềm, thì chỉ có sinh ly tử biệt mới có thể ngăn cách đôi người…

Bài: Đông Kha [nhacxua.vn]

Thưa quý thính giả, trong số bốn diễn viên huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1967: Mỹ Châu, Ngọc Bích, Bảo Quốc, Phương Bình, nữ nghệ sĩ Ngọc Bích là nữ diễn viên chánh ở một đoàn hát duy nhất là đoàn cải lương Saigon 2 trong 15 năm liên tục.

Bạn đang xem: Ca sĩ ngọc bích






Saukhi rời đoàn cải lương Saigon 2, trong bốn huy chương vàng giải Thanh Tâm năm1967 vừa kể thì nữ nghệ sĩ Ngọc Bích cũng là người lâu nhất không trở lại diễntrên sân khấu cải lương nữa.

Nữnghệ sĩ Ngọc Bích tên thật là Trần Ngọc Bích, sinh ngày 02 – 11 – 1947 tại huyệnBình Thủy, tỉnh Cần Thơ. Cha là ông Trần Văn Niếu làm thợ, mẹ là bà Nguyễn ThịAnh, buôn bán. Trong gia đình của Ngọc Bích không có ai theo nghề ca hát.

Làcon gái lớn trong một gia đình nghèo có tới 11 người con, trong khi cha mẹ củaNgọc Bích phải lo bươn chải mưu sinh, có khi đến tối khuya mới về nhà nên NgọcBích phải giúp cho cha mẹ chăm sóc các em và quán xuyến mọi việc trong giađình.

Ngoàinhững giờ học ở trường, về đến nhà thì Ngọc Bích phải lo nấu cơm nước, đút cơmcho em nhỏ nhất ăn, ru ngủ các em, đứa nầy lớn lên thì đến đứa em nhỏ kế. NgọcBích phải quét tước dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ áo quần, làm tất cả những côngchuyện mà đáng lý ra nếu không bận buôn bán tảo tần thì mẹ của em phải lo liệutất cả những chuyện đó.

NgọcBích khi ru em thì thích ca hát những bài bản cải lương mà em học lóm được khinghe radio hay máy hát dĩa của hàng xóm. Trong xóm có anh An, biết đờn cổ nhạc,thấy Ngọc Bích có giọng tốt lại thích ca cải lương nên anh dạy cho Ngọc Bích cavọng cổ và nhiều bài bản cải lương. Mỗi khi có gánh hát cải lương về hát tronghuyện thì thế nào em cũng xin cha mẹ cho đi coi hát một lần. Sau đó Ngọc Bíchâm thầm dệt ước mơ: mong sao có thể trở thành nghệ sĩ cải lương như các nghệ sĩthần tượng của cô là Thanh Nga, Út Bạch Lan…

Giọngca cổ nhạc của Ngọc Bích ngày một hay hơn, ca đúng bài bản, đúng nhịp điệu, giọnghát ngây thơ trong trắng của Ngọc Bích khiến cho trong thôn xóm, ai nghe quacũng đều khen.

Connuôi nghệ sĩ Út Trà Ôn

Nhândịp đoàn hát Thống Nhứt – Út Trà Ôn về hát ở rạp Minh Châu tỉnh Cần Thơ, chúTư, người thân trong gia đình Ngọc Bích dẫn cô đi xem hát. Chú Tư quen với giáosư Minh Nguyệt, một ông thầy bói nổi danh ở Saigòn, bà con của nghệ sĩ Út TràÔn nên chú Tư giới thiệu Ngọc Bích với giáo sư Minh Nguyệt để nhờ ông Minh Nguyệttiến dẫn Ngọc Bích với nghệ sĩ Út Trà Ôn.

ÚtTrà Ôn và vợ là bà bầu Hồng Hoa nghe thử giọng ca vọng cổ của Ngọc Bích, Út TràÔn thấy Ngọc Bích có triển vọng trở thành nghệ sĩ tài danh nên hai vợ chồng nghệsĩ Út Trà Ôn muốn nhận Ngọc Bích làm con nuôi, đem theo đoàn hát để dạy nghề cahát.

ChúTư phải dẫn Ngọc Bích về xin phép cha mẹ. Mẹ em chấp thuận vì thấy Ngọc Bích cócơ hội tìm được một cuộc sống sung túc và đỡ khổ cực hơn ở nhà nhưng cha của emthì do dự vì khi Ngọc Bích xa nhà, theo gánh hát thì còn 11 đứa con trẻ dại ở lạinhà, không có người tiếp tay ông bà mà chăm sóc cho chúng.

Hômsau Út Trà Ôn thấy chú Tư không dẫn Ngọc Bích đến đoàn hát, ông hỏi lại mới biếtgia cảnh khó khăn của cha mẹ Ngọc Bích. Nghệ sĩ Út Trà Ôn đi với người quản lýcủa gánh hát, tìm đến nhà của Ngọc Bích ở Bình Thủy, trao cho cha mẹ em haimươi ngàn đồng, gọi là giúp đỡ cho gia đình khi Ngọc Bích vắng nhà. Ông cha thấynghệ sĩ Út Trà Ôn nhiệt tình, ông trịnh trọng gởi gấm con ông cho Út Trà Ôn vàcho phép con gái của ông nhận nghệ sĩ Út Trà Ôn là cha nuôi. Đó là năm 1962, NgọcBích được 15 tuổi. Lần đầu tiên xa nhà, cô theo cha mẹ nuôi đi theo gánh hát,phiêu bạt khắp các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, đô thành Saigon và các tỉnh miềnTrung. Phần cô thì cuộc sống đầy đủ, ăn sung mặc sướng, được học ca hát theonhư ước nguyện, tuy được cha mẹ nuôi thương mến nuông chìu nhưng lòng cô thìlúc nào cũng tâm nguyện, tự hứa là khi nào cô thành đạt trên đường nghệ thuật,tự mình kiếm được nhiều tiền thì thế nào cô cũng sẽ giúp cha mẹ để nuôi dưỡng11 đứa em thơ dại ở quê nhà.

NgọcBích siêng năng học ca, luyện giọng, học diễn xuất. Năm 1964, lần đầu tiên NgọcBích được hát trên sân khấu với vai đào nhì trong tuồng Hoàng Đế Du Xuân củaVân An. Ngọc Bích được dưỡng phụ Út Trà Ôn đặt cho cô nghệ danh là Ngọc Bích.Báo chí phê bình tuồng hát của gánh hát Thống Nhứt – Út Trà Ôn đã khen NgọcBích là một nghệ sĩ trẻ đẹp, có giọng ca chân phương, mượt mà và diễn xuất rấtlà khả ái.

Xem thêm: Những Ca Khúc Bất Hủ Của Nhóm Nhạc Boney M Bây Giờ Ra Sao? Ban Nhạc Huyền Thoại Boney M Bây Giờ Ra Sao

Video liên quan

Chủ Đề