Hành vi vi phạm pháp luật tiếng anh là gì

Ban hành được nhắc đến trong hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Được thực hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xác định với công bố rộng rãi và cho thi hành. Vậy ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh là gì? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh là gì?

Nội dung bài viết:

1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cá nhân, cơ quan, tổ chức có thầm quyền ban hành với mục đích là điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Trong đó văn pháp pháp luật hiện tại được phân loại bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật.

2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì?

  • Khái niệm

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó xác định với các quy định, nguyên tắc, quyền lợi và nghĩa vụ đối với các nhóm chủ thể khác nhau. Mỗi văn bản được xây dựng gắn với ý nghĩa riêng, chuyên môn trong tổ chức phân công, phối hợp và quản lý nhà nước.

Hoặc được thực hiện bởi các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền. Xây dựng mang đến quá trình, trình tự và thủ tục thực hiện theo nội dung đã được quy định chặt chẽ. Đảm bảo các thể hiện đối với khía cạnh chuyên môn. Mang đến chất lượng, ý nghĩa bám sát, thống nhất quản lý trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Ban hành xác định với công việc, các bước thực hiện. Thể hiện tiếp cận, triển khai, tiến đến phản ánh công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó áp dụng chung với phạm vi cả nước. Và xác lập các nguyên tắc, quy định gắn với hành vi của các chủ thể có liên quan.

  • Các công việc, các bước thực hiện trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật

– Thực hiện từ đề xuất sáng kiến lập pháp, gắn với các vai trò cần thiết xây dựng luật liên quan. Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

– Đến soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện các điều chỉnh để phạm vi quy định, điều chỉnh hiệu quả. Cũng như tính chặt chẽ trong đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật. Với các nghiệp vụ để mang đến văn bản chất lượng nhất. Gắn với sự phù hợp, áp dụng thực tế và ổn định, lâu dài.

– Công bố, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cũng như các tầng lớp dân cư có liên quan. Phản ánh với đánh giá đối với việc tiếp cận quyền và nghĩa vụ của họ. Khi luật có hiệu lực thi hành, có tác động gì trên thực tế và tính khả thi.

– Đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp. Phản ánh với các tổng hợp cho những đóng góp có tính xây dựng.

– Tạo nguồn dữ liệu, căn cứ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét. Từ đó cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật.

  • Tính chất ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thông thường mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật lại có một quy trình riêng. Gắn với đặc thù và sự phù hợp cần thiết thực hiện. Và tính tương thích, xác định với vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Từ đó mang đến các giá trị pháp lý cao hơn hay thấp hơn của một văn bản. Cũng như các thống nhất chung, quy định không được trái với các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.

Các loại văn bản quy phạm pháp luật riêng như: Luật khác pháp lệnh, pháp lệnh khác nghị định của Chính phủ, khác thông tư của các bộ, ngành,…

Các hoạt động xây dựng, ban hành phải đảm bảo với trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Tạo ra các thống nhất đối với giải thích, hướng dẫn cụ thể cho các chủ thể khi tham gia.

  • Trình tự, thủ tục ban hành:

Thủ tục, trình tự mang nặng tính kĩ thuật. Với các quy định và cách thức triển khai đảm bảo ý nghĩa. Nhưng qua thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật thấy được chất lượng quản lý. Với đội ngũ, các hỗ trợ, ứng dụng. Có thể thấy được trình độ phát triển, tính chất dân chủ của một chế độ nhà nước. Đảm bảo các năng lực, trình độ, khả năng chuyên môn cũng như nền tảng phát triển đất nước.

Vì vậy, vấn đề bảo đảm trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm. Đối với hoạt động của quốc gia. Thực hiện trong sinh hoạt, hoạt động lập pháp của nhà nước, của xã hội.

  • Nguyên tắc xây dựng, ban hành:

Các nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện. Khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL. Đồng thời phải thực hiện các trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc. Từ đó phản ánh các ghi nhận khách quan. Cũng như tiếp cận có hiệu quả đối với công tác quản lý nhà nước.

Nội dung nguyên tắc này được xác định trong quy định tại Điều 5 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”.

3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh là gì?

Ban hành tiếng Anh là Promulgate hay Enact.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh là Promulgating legal documents.

4. Các câu hỏi liên quan thường gặp

4.1 Văn bản quy phạm pháp luật gồm những loại nào?

Căn cứ theo điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 26 loại văn bản quy phạm pháp luật. Sau đây là cách phân loại văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào cơ quan ban hành:

– Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết.

– Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành : Pháp lệnh, Nghị quyết; Nghị quyết liên tịch với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định.

– Chính phủ ban hành: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ; với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quyết định.

– Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Nghị quyết.

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.

– Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.

– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: Thông tư.

– Chánh an Tòa án nhân dân tối cao; và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: thông tư liên tịch.

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư liên tịch.

– Tổng kiểm toán nhà nước ban hành: Quyết định.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã ban hành: Nghị quyết.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện xã ban hành Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật.

– Văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

4.2 Cụm từ khác tương ứng văn bản pháp luật tiếng Anh là gì?

– Hệ thống văn bản pháp luật tiếng Anh là: Legislation system

– Công văn – tiếng Anh là: Documentary

– Tài liệu – tiếng Anh là: Document

– Văn bản quy phạm pháp luật – tiếng Anh là: Legal documents

– Văn bản áp dụng pháp luật – tiếng Anh là: Law application documents

– Văn bản hành chính – tiếng Anh là: Administrative documents.

4.3 Có những loại văn bản pháp luật nào?

Khác với văn bản quy phạm pháp luật; văn bản pháp luật là khái niệm bao trùm cả văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản pháp luật gồm: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật.

– Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; chứa đựng những quy tắc xử sự chung; được sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại trên thực tế mang tính bắt buộc; và đảm bảo bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những quy tắc xử sự chung; và được thể chế hóa thành pháp luật phù hợp với ý chí nhà nước; nguyện vọng của nhân dân.

Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc Hội; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,…

–  Văn bản áp dụng pháp luật: Văn bản này vẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; nhưng ngược lại với văn bản quy phạm; là chỉ áp dụng vào một trường hợp trên thực tế nhất định. Và Pháp luật Việt Nam cũng quy định từng trường hợp nào; thì được ra văn bản áp dụng  pháp luật tương ứng. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ áp dụng đối với một cá nhân, tổ chức; khu vực nhất định tuỳ vào từng trường hợp nhất định.

Ví dụ: Quyết định trao tặng bằng khen cho Đơn vị A; Quyết định bãi nhiệm Ông B đang giữ chức vụ…

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh là gì? dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh là gì?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Chủ Đề