Vua lê đại hành là ai

29 Tháng Ba 2021

Thập đạo tướng quân Lê Hoàn [Lê Đại Hành] [chữ Hán: 黎大行; 15 tháng 7 năm 941 – 18 tháng 4 năm 1005] là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

Lê Đại Hành [chữ Hán: 黎大行; 15 tháng 7 năm 941 – 18 tháng 4 năm 1005] là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Khi còn thiếu thời ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, đến chức Thập đạo tướng quân. Năm 979, viên quan Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng và người con Đinh Liễn, người con thứ tên Đinh Toàn nối ngôi lúc 6 tuổi, Lê Đại Hoàng làm Nhiếp chính, xưng là Phó vương, nắm đại quyền triều đình. Nhà Tống lấy cớ Lê Đại Hành chuyên quyền để phát binh xâm lược Đại Cồ Việt [thực ra đây chỉ là cái cớ, còn thực tế chiếu phát binh của vua Tống cho thấy nhà Tống muốn khôi phục sự cai trị của mình lên nước Việt giống như thời nhà Đường].

Trước tình thế đó, Đại tướng quân Phạm Cự Lạng đem binh sĩ vào cung làm binh biến, buộc Thái hậu họ Dương [tức mẹ Đinh Toàn] trao long cổn cho Phó vương Lê Hoàn. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn tự mình làm tướng đánh tan quân Tống, chém tướng Hầu Nhân Bảo, bắt sống tướng Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư, khiến cho Đại Cồ Việt thanh bình, bảo toàn được nền độc lập của đất nước.

Hiện nay, có những giả thiết cho rằng Lê Hoàn là chủ mưu vụ ám sát vua Đinh Tiên Hoàng để giành ngôi vua. Giả thuyết này đúng sai không rõ vì không có bằng chứng, nhưng việc Lê Hoàn là một vị vua giỏi và có nhiều đóng góp cho đất nước là điều không thể phủ nhận. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn thu được nhiều thành tích nổi bật trong việc cai trị, như việc phát triển nông nghiệp, mở trường học, tuyển dụng nhân tài và đánh bại Chiêm Thành, đánh dẹp các tộc người ở biên giới, khiến họ phải quy phục triều đình. Vì vậy, ông vẫn được sử sách đánh giá là một minh quân có công trong việc xây dựng đất nước và được nhân dân ca ngợi.

Ông là nhạc phụ của Hoàng đế Lý Thái Tổ, ông ngoại của Hoàng đế Lý Thái Tông.

Thân thế

Đại Hành Hoàng đế húy là Lê Hoàn [黎桓], sinh ngày 26 tháng 1, nhằm ngày rằm năm mới], cha là Lê Mịch [黎覔], mẹ là Đặng thị, quê hương của ông ở đâu còn đang bị tranh cãi [xem phần tranh cãi về quê hương Lê Đại Hành].

Câu chuyện ông được sinh ra có nhuốm màu truyền thuyết. Khi mới có thai, mẹ ông chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã sinh ra Lê Đại Hoàng, bà bèn nói với mọi ngươi rằng: "Thằng bé này lớn l năm, cha mẹ sống trong cảnh nghèo khổ.

Trong thôn có viên quan án là Lê Đột trông thấy lấy làm lạ, nói: "Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được", bèn nhận làm con nuôi, chăm sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ. Có đêm mùa đông trời rét, Lê Đại Hoàng úp cối mà ngủ. Đêm ấy ánh sáng đẹp đầy nhà, viên quan sát lén đến xem, thì thấy con rồng vàng che ấp bên trên, vì thế lại càng thêm quý trọng Lê Hoàn.

Sự nghiệp

Lớn lên, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt vương Đinh Liễn, tính tình phóng khoáng, có chí lớn. Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản 1 nghìn quân sĩ.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức vua Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Đinh Đế lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ Sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.

Tháng 10 năm 979, Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn ở sân cung. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền cùng Lê Hoàn rước Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi hoàng đế và tôn mẹ Đinh Toàn là Dương Vân Nga làm Hoàng thái hậu. Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn làm nhiếp chính đảm đương việc nước, xưng là Phó vương. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp nghi ngờ Hoàn sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn dấy binh, chia hai đường thủy bộ, muốn tiến về Hoa Lư giết Lê Hoàn.

Lê Hoàn chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Đinh Điền, Nguyễn Bặc ở Tây Đô, Đinh Điền, Nguyễn Bặc bỏ chạy, đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn nhân chiều gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc đóng cũi đưa về kinh sư, sau đem chém. Phạm Hạp được tin, mất khí thế, chạy về làng Cát Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đuổi theo, bắt sống Phạm Hạp mang về kinh sư.

Nhà Tống xuất binh

Tháng 6 năm 980, Tri châu Ung của nhà Tống là Thái thường Bác sĩ Hầu Nhân Bảo dâng thư khuyên hoàng đế Tống Thái Tông nên lựa thời cơ nước Nam rối ren, vua còn nhỏ, đem quân chinh phạt. Vua Tống nghe theo.

Tháng 7 năm 980, nhà Tống lấy Hầu Nhân Bảo làm Giao châu lục lộ thủy lộ Chuyển vận sứ, Lan Lãng đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng, Bất tác sứ Hác Thủ Tuấn, Yên bi khổ sứ Trần Khâm Tộ, Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng làm Ung Châu Lộ binh mã Bộ thư, Ninh Châu Thứ sử Lưu Trừng, Quân khi khố Phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan Cáp môn chi hậu Vương Soạn làm Quảng Châu Lộ binh mã Đô bộ thư, họp quân cả bốn hướng, hẹn ngày cùng sang chinh phạt nước Nam.

Lên ngôi vua

Nhận tin quân Tống chuẩn bị xâm lược, Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi chiến đấu, lấy người Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm Đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người: "Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn". Quân sĩ đều hô vạn tuế.

Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó ông lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu [980], giáng phong Đinh Toàn làm Vệ vương. Lê Hoàn còn truy phong cha làm Trường Hưng vương và mẹ họ Đặng làm Hoàng thái hậu.

[Nguồn: Wikipedia]


Chuyến về thăm Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn của tôi lần này thực ra là sự quay lại một điểm đến nhiều hoài niệm trong ký ức. Về nơi mà thấm đẫm những giá trị lịch sử với không gian văn hóa độc đáo.

Vua Lê Đại Hành [941 - 1005] thường gọi là Lê Hoàn được biết đến là người sáng lập nên triều Tiền Lê [980 - 1009]. Trong suốt 24 năm trị vì ông đã cùng với Nhân dân “phá Tống, bình Chiêm" khẳng định vị thế của quốc gia Đại Cồ Việt.

 

Trở về làng Việt cổ Trung lập xã Xuân Lập [Thọ Xuân] ngày nay - xưa kia là Kẻ Xốp, Di Phong, Châu Ái, Nhân dân trong làng vẫn kể lại câu chuyện về sự ra đời kì lạ của cậu bé Lê Hoàn - sau này là Vua Lê Đại Hành - người sáng lập nên triều đại phong kiến Tiền Lê.

 

Hai tấm văn bia cổ trong khuôn viên Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn: “Lê Đại Hành Hoàng đế điện miếu bi” và “Lê Hoàng đế điện điền chí” ghi chép tư liệu liên quan quê quán, thân thế, sự nghiệp, đền thờ, ruộng đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành. Một trong hai tấm văn bia do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn vào triều Vua Lê Kính Tông.

Chuyện kể, ở trang Kẻ Xốp khi xưa có đôi vợ chồng nông dân nghèo. Khi người vợ mới hoài thai thì chồng đột ngột qua đời. Tuy góa bụa, khó khăn trăm bề song bà Đặng Thị đã không ngừng cố gắng, bươn chải kiếm sống, đợi ngày hài nhi chào đời. Một hôm, đang ngồi nghỉ ở cồn cây rậm rạp thì bà bỗng đau bụng trở dạ, không kịp về nhà. Sau những đau đớn dữ dội, bà cũng vượt cạn thành công, sinh ra một bé trai.

Khi tỉnh dậy, bà hoảng hốt vô cùng bởi thấy bên cạnh mình và con trai là hai con hổ to lớn. Nhưng lạ thay, hổ dữ không làm hại người mà dường như có ý bảo vệ hai mẹ con. Khi bà đủ sức bế con về nhà, thì hai con hổ cũng lẳng lặng bỏ đi.

 

Di tích “Nền sinh thánh” tương truyền là nơi bà Đặng Thị đã sinh ra cậu bé Lê Hoàn về sau chính là Hoàng đế Lê Đại Hành.

Khi con trai lên 6 tuổi, bà Đặng Thị thấy mình sức yếu nên đã mang con gửi gắm nhà hào phú họ Lê ở Kẻ Mía [nay là xã Trường Xuân, Thọ Xuân] nuôi dưỡng, đặt tên Lê Hoàn.

Càng lớn, cậu bé Lê Hoàn càng thêm bộc lộ khí chất hơn người, học một biết mười, tính tình trung thực, phóng khoáng… khi trưởng thành, được bố mẹ nuôi cho xuống theo học ở lò võ Dương Xá - một trong những lò võ nổi tiếng bậc nhất cả nước lúc bấy giờ. Tại đây, Lê Hoàn đã thể hiện sự xuất sắc cả về võ nghệ lẫn binh pháp.

Như một cơ duyên, ở lò võ Dương Xá, Lê Hoàn đã gặp Đinh Liễn - con trai Đinh Bộ Lĩnh. Mùa đông năm Kỷ Mùi [959], chàng trai đất Ái Châu Lê Hoàn quyết định theo Đinh Liễn bắt đầu con đường binh nghiệp. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, với những đóng góp to lớn, tài thao lược, trí dũng hơn người, Lê Hoàn đã được phong đến chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ [Tổng chỉ huy quân đội].

 

Đền thờ Lê Hoàn là Di tích quốc gia đặc biệt, nơi thờ tự, địa danh để hậu thế tỏ lòng ngưỡng vọng với vị Vua anh dũng, sáng lập nhà Tiền Lê trong lịch sử dân tộc.

Trước những biến cố khi phía Bắc nhà Tống lăm le thôn tính, phía Nam giặc Chiêm Thành càn quấy, vận mệnh đất nước nguy nan, được tướng sĩ trên dưới một lòng tin tưởng, năm 980 Thái hậu Dương Vân Nga đã trao long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, từ đây ông chính thức lên ngôi vua lấy niên hiệu Thiên Phúc. Là tướng quân quen với xa trường, ngay khi lên ngôi, nhà vua đã thân chinh điều quân, khiển tướng xông pha trận mạc.

 

Năm 981 nhà Tống sang xâm lược, Vua Lê Đại Hành đã thân chinh dẫn binh chặn giặc. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư [tập 1, NXB Khoa học Xã hội năm 1998]: “Vua đem các tướng đánh, quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Từ đó trong nước rất yên”.

 

Trước uy dũng của vị vua nhà Tiền Lê, để thể hiện sự nể trọng, vua nhà Tống đã tặng vua Lê Đại Hành chiếc đĩa đá trong như tuyết với chữ khắc chìm: “Giang Nam nhất phiến tuyết, trác khí vạn niên trân”, được hiểu là tỉnh Giang Nam có phiến đá trắng như tuyết, làm chiếc đĩa vạn năm trân trọng. Qua đây cho thấy Vua Lê Đại Hành đã làm nhà Tống ở phương Bắc phải nể sợ, giữ thái độ cầu hòa.

 

Về phía Nam, khi vua Lê Đại Hành sai Từ Mục và Ngô Tử Cảnh sang sứ Chiêm Thành đã bị người Chiêm Thành bắt giữ.

Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: “Nhà vua nổi giận, bèn sửa sang thuyền chiến và đồ giáp binh, tự làm tướng đi đánh, chém được tướng nước ấy là Bề Mi Thuế tại trận, bắt được tù binh rất nhiều. Chúa Chàm bỏ chạy. Ta bắt được cung nữ và vàng bạc châu báu kể có hàng vạn… Vừa đầy một năm mới về kinh đô”.

 

Theo Nhân dân địa phương, sau khi vua Lê Đại Hành qua đời, tưởng nhớ công lao của ngài, dân làng Trung Lập đã dựng lên ngôi miếu nhỏ trên mảnh đất xưa kia gia đình vua đã ở. Đến thời Hồng Đức [đời vua Lê Thánh Tông] đền thờ được xây dựng với quy mô, kiến trúc như ngày nay, được đánh giá là “Công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật cổ và độc đáo bậc nhất còn lại trên đất Thọ Xuân”.

 

Nghi môn nội - công trình kiến trúc cổ còn bảo tồn khá nguyên vẹn.

Thật ngỡ ngàng trước sự độc đáo về kiến trúc nghệ thuật xưa của ngôi đền. Công trình kiến trúc cổ Nghi môn nội còn bảo tồn khá nguyên vẹn với cấu trúc ba gian, hai chái, bốn vì kèo, ba hàng chân cột [4 cột cái, 8 cột quân]. Ngước nhìn lên thượng lương, căn cứ nội dung đề tự, thì Nghi môn được tu sửa thời Khải Định [năm 1921].

 

Nhà Tiền đường với những con giống trang trí trên nóc nhà vô cùng sống động.

Bên ngoài nhà Tiền đường, với bàn tay tài hoa của người xưa, trên bờ nóc gây ấn tượng với hình ảnh những con giống kết hợp với vân mây, hoa lá cách điệu thân hình nhịp nhàng, mềm mại: con nằm; con chạy như đang đùa dỡn… vô cùng sống động. Các con giống này được làm bằng đất sét trắng nung trấu, khi chín đỏ cho vào ngâm trong dầu trẩu, rồi lại nung tiếp, vì vậy mà có màu đen. Dẫu nằm trên mái đền mấy trăm năm vẫn đen bóng, không nứt vỡ.

 

“Hổ phù” ngậm chữ “Thọ” - biểu tượng của sự no đủ, vững bền, xua đuổi tà ma, vô cùng linh thiêng được tìm thấy nhiều ở đền thờ Lê Hoàn.

 

Những bức chạm trổ tinh xảo trong Di tích.

Kiến trúc gỗ bên trong di tích cũng nổi bật với các mảng phù điêu, chạm trổ tinh xảo: đao mác, lá cúc, vân mây, hình rồng, chim phượng, rồng hóa lá, rồng chầu mặt nguyệt… Đặc biệt là phù điêu “hổ phù” ngậm chữ “Thọ” - biểu tượng của sự no đủ, vững bền, xua đuổi tà ma, vô cùng linh thiêng được tìm thấy nhiều ở đền thờ Lê Hoàn. Cùng với đó, bức đại tự “Thánh Minh” [vua sáng] ở gian giữa Tiền đường cũng nhắc nhớ hậu thế về công ơn của Hoàng đế Lê Đại Hành.

 

Hiện vật còn lưu giữ tại di tích,\ trong đó chiếc đĩa đá chữ khắc chìm: “Giang Nam nhất phiến tuyết, trác khí vạn niên trân”, được hiểu là tỉnh Giang Nam có phiến đá trắng như tuyết, làm chiếc đĩa vạn năm trân trọng, tương truyền là Vua nhà Tống tặng cho Hoàng đế Lê Đại Hành.

Tại di tích còn lưu giữ hai tấm bia đá cổ chạm cánh sen, sóng nước: “Lê Đại Hành Hoàng đế điện miếu bi” [bài minh và tựa trên bia miếu điện Hoàng đế Lê Đại Hành] và “Lê Hoàng đế điện điền chí” ghi chép tư liệu liên quan quê quán, thân thế, sự nghiệp, đền thờ, ruộng đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành. Bên cạnh văn bia là 14 đạo sắc phong [9 đạo sắc thời Lê; 5 đạo sắc thời Nguyễn] và 3 lệnh chỉ của chúa Trịnh với nội dung ca ngợi công lao của vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê, việc thờ phụng đức vua của Nhân dân địa phương…

 

Sắc phong cổ qua các triều đại đang được lưu giữ tại đền thờ Lê Hoàn.

Cách đền thờ Lê Hoàn khoảng 500 m về hướng Đông Nam theo đường chim bay là “Nền sinh thánh”. Tương truyền, chính nơi đây bà Đặng Thị lúc hạ sinh Vua Lê Đại Hành đã được hai ông hổ canh giữ, bảo vệ, Nhân dân địa phương từ bao đời vẫn gọi tên “Nền sinh thánh”. Năm 1998, di tích được tôn tạo trên diện tích hơn 50 m2 với hình ảnh mô phỏng lại tích xưa.

 

Bức đại tự hai chữ “Thánh Minh” ở gian giữa nhà Tiền đường nhắc nhớ hậu thế về công ơn của Hoàng đế Lê Đại Hành.

Hằng năm, vào tháng 3 âm lịch [mùng 7-9 tháng 3], từ khắp mọi miền tổ quốc, từng dòng người xa gần nô nức về dự lễ hội Lê Hoàn tưởng nhớ vị Vua sáng lập vương triều hùng mạnh.

Với giá trị kiến trúc độc đáo, họa tiết, hoa văn, chạm khắc trang trí đặc sắc trên nhiều chất liệu [gỗ, đá, đất nung, đồng…] gắn liền với truyền thuyết, lịch sử về Hoàng đế Lê Đại Hành, niềm tự hào của người dân xứ Thanh.

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn [Quyết định số 1820/QĐ-TTg].

Video liên quan

Chủ Đề