Giáo trình Tâm lý học tư pháp PDF

DDC150.071Tác giả CNChu, Liên AnhNhan đềGiáo trình Tâm lý học tư pháp / ThS. Chu Liên AnhThông tin xuất bảnHà Nội : Giáo dục Việt Nam, 2010Mô tả vật lý166tr. ; 24cm.Tóm tắtTrình bày về: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp; các phương pháp tác động tâm lý cũng như các chức năng tâm lý trong hoạt động tư pháp; những khía cạnh tâm lý của hành vi phạm tội và cơ sở tâm lý của các hoạt động điều tra xét xử, vụ án hình sự, cải tạo phạm nhân cũng như quá trình giải quyết vụ án dân sựTừ khóa tự doPháp luậtTừ khóa tự doGiáo trìnhTừ khóa tự doTư phápTừ khóa tự doTâm lý họcĐịa chỉ07Kho Khoa Luật[3]: 07102211, 07102213-4

00000000nam#a2200000ui#4500001387770021004D0A2ADB6-1E56-4757-8BFC-EDEEB85DA354005201508241631008081223s2010 vm| vie0091 0039|y20150824163051|zcaophuong082|a150.071|bCH-A100|aChu, Liên Anh245|aGiáo trình Tâm lý học tư pháp / |cThS. Chu Liên Anh260|aHà Nội : |bGiáo dục Việt Nam, |c2010300|a166tr. ; |c24cm.520|aTrình bày về: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp; các phương pháp tác động tâm lý cũng như các chức năng tâm lý trong hoạt động tư pháp; những khía cạnh tâm lý của hành vi phạm tội và cơ sở tâm lý của các hoạt động điều tra xét xử, vụ án hình sự, cải tạo phạm nhân cũng như quá trình giải quyết vụ án dân sự653|aPháp luật653|aGiáo trình653|aTư pháp653|aTâm lý học852|a07|bKho Khoa Luật|j[3]: 07102211, 07102213-4890|a3|b19|c0|d0

DòngMã vạchNơi lưuS.gọi Cục bộPhân loạiBản saoTình trạngThành phần107102211Kho Khoa Luật150.071 CH-ASách Tiếng Việt1207102213Kho Khoa Luật150.071 CH-ASách Tiếng Việt2307102214Kho Khoa Luật150.071 CH-ASách Tiếng Việt3

  1 of 1 

Không có liên kết tài liệu số nào

UDC15CutterGi 108Nhan đềGiáo trình tâm lý học tư phápThông tin xuất bảnH. : Nxb công an nhân dân, 1998Mô tả vật lý239tr. ; 20,5cmTóm tắtSách gồm 9 chương: chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lý học; chương 2: ý thức và hoạt động; chương 3: Nhân cách và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách; chương 4: Các qua trình nhận thức; chương 5: Chú ý; chương 6: Ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp; chương 7: Xúc cảm và tình cảm; chương 8: Hành động và ý chí; chương 9: Các thuộc túnh tâm lý nhân cách.Từ khóa tự doViệt namTừ khóa tự doLuậtTừ khóa tự doTâm lý họcTừ khóa tự doGiáo trìnhMã xếp giá1Giá Sách Tiếng Việt[9]: 10003218-9, 10013820-2, 10013826-8, 10115918

00000919nam#a2200000ui#450000134260021004364800519960210008021096s1998 vm a 000 0 vie d0091 0039|y20151003183907|zhaonh041|avie080|a15|bGi 108245|aGiáo trình tâm lý học tư pháp260|aH. : |bNxb công an nhân dân, |c1998300|a239tr. ; |c20,5cm520|aSách gồm 9 chương: chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lý học; chương 2: ý thức và hoạt động; chương 3: Nhân cách và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách; chương 4: Các qua trình nhận thức; chương 5: Chú ý; chương 6: Ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp; chương 7: Xúc cảm và tình cảm; chương 8: Hành động và ý chí; chương 9: Các thuộc túnh tâm lý nhân cách.653|aViệt nam653|aLuật653|aTâm lý học653|aGiáo trình852|a1|bGiá Sách Tiếng Việt|j[9]: 10003218-9, 10013820-2, 10013826-8, 10115918890|a9|b0|c0|d0

DòngMã vạchNơi lưuS.gọi Cục bộPhân loạiBản saoTình trạngThành phần110003218Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt1210003219Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt2310013820Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt3410013821Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt4510013822Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt5610013826Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt6710013827Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt7810013828Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt8910115918Giá Sách Tiếng Việt15 Gi 108Sách Tiếng Việt9

  1 of 1 

Không có liên kết tài liệu số nào

1

1390-2019/CXBIPH/23-14/CAND

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2019

3

Chủ biên

PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA

Tập thể tác giả
PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA

Chương I, II, III, IV

TS. NGÔ NGỌC THỦY


Chương V

ThS. ĐỖ HIỀN MINH

Chương VI, VII

TS. CHU LIÊN ANH và
TS. CHU VĂN ĐỨC

Chương VIII

4

PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
CHƢƠNG I
ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC TƢ PHÁP
1. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC TƢ
PHÁP
1.1. Đối tƣợng của tâm lý học tƣ pháp
Tâm lý học tƣ pháp là một ngành khoa học độc lập. Nó là
cầu nối giữa khoa học pháp lý và khoa học tâm lý. Tâm lý học
tƣ pháp đƣợc coi là một chuyên ngành ứng dụng của khoa học
tâm lý. Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của nó là các quy luật nảy
sinh, phát triển và biểu hiện của các hiện tƣợng tâm lý, các quy
luật hình thành phẩm chất tâm lý của con ngƣời trong hoạt
động tƣ pháp.

Tâm lý học tƣ pháp dành phần lớn các nghiên cứu của mình
vào việc xây dựng các biện pháp, cách thức tác động vào các
hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án.
Tâm lý học tƣ pháp nghiên cứu các quy luật nảy sinh, phát
triển của những phẩm chất tâm lý dẫn con ngƣời đến thực hiện
5

các hành vi chống đối pháp luật, nghiên cứu sự thay đổi và phát
triển của những hiện tƣợng tâm lý trong các hoạt động tố tụng
v.v..
Ngoài các quy luật tâm lý nói trên, tâm lý học tƣ pháp còn
nghiên cứu những mô hình hoạt động thực tiễn và đề ra những
yêu cầu tâm lý đối với các điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát
viên, nhằm giúp họ thực hiện tốt các chức năng đƣợc giao. Tâm
lý học tƣ pháp cũng nghiên cứu các phƣơng pháp tâm lý áp
dụng vào hoạt động tƣ pháp.
Tâm lý học tƣ pháp giúp cho các cán bộ hoạt động trong
lĩnh vực tƣ pháp có những hiểu biết cần thiết về các quy luật
tâm lý, để họ có thể nhanh chóng nghiên cứu, phân tích, đánh
giá, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.
Nhƣ vậy, tâm lý học tư pháp là một ngành tâm lý học ứng
dụng nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lý của
con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được pháp
luật điều chỉnh.
1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học tƣ pháp
Tâm lý học tƣ pháp nghiên cứu:
- Các cơ sở tâm lý của hành vi tuân thủ pháp luật [ý thức
pháp luật, đạo đức, ý thức xã hội, những chuẩn mực xã hội];
- Những khía cạnh tâm lý của hoạt động tƣ pháp [những

khía cạnh tâm lý của hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình
sự, dân sự];
- Đặc điểm tâm lý của những ngƣời tham gia tố tụng trong
các vụ án hình sự, dân sự [bị can, bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên
6

đơn, bị đơn, ngƣời làm chứng, những ngƣời có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan...];
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những đặc điểm tâm
lý của hành vi phạm tội;
- Cơ sở tâm lý của của hoạt động cải tạo phạm nhân;
- Những phẩm chất tâm lý của những ngƣời tiến hành tố
tụng [điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân
dân];
- Những khía cạnh tâm lý của các quan hệ tài sản, kinh tế và
nhân thân đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật dân sự;
- Những tác động tâm lý của pháp luật và của các cơ quan
bảo vệ pháp luật đối với từng cá nhân và các nhóm riêng biệt.
2. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC
TƢ PHÁP
Tâm lý học tƣ pháp là một trong những ngành khoa học non
trẻ của khoa học tâm lý. Nhƣng những thử nghiệm giải quyết
một cách hệ thống một số nhiệm vụ của hoạt động tƣ pháp
bằng các phƣơng pháp tâm lý học đã đƣa vào từ thế kỷ XVIII.
Quá trình phát triển của tâm lý học tƣ pháp có thể chia
thành ba giai đoạn:
- Lịch sử sơ khai của tâm lý học tƣ pháp;
- Sự hình thành của tâm lý học tƣ pháp nhƣ một ngành khoa
học độc lập;

- Lịch sử của tâm lý học tƣ pháp ở thế kỷ XX.
7

2.1. Lịch sử sơ khai của tâm lý học tƣ pháp
Nhƣ phần lớn các ngành khoa học mới xuất hiện ở ranh giới
những lĩnh vực khác nhau của tri thức loài ngƣời, tâm lý học tƣ
pháp trong các giai đoạn phát triển đầu tiên của mình không có
tính độc lập và không có những nhà khoa học chuyên ngành. Vì
vậy, các nhà tâm lý học, luật học và thậm chí các chuyên gia ở
các lĩnh vực khoa học khác cũng đã thử nghiệm giải quyết các
vấn đề thuộc môn khoa học này. Giai đoạn phát triển đầu tiên
của tâm lý học tƣ pháp gắn liền với tính tất yếu hƣớng khoa học
luật đến với tâm lý học để giải quyết các nhiệm vụ đặc trƣng,
khi các nhiệm vụ này không thể giải quyết bằng các phƣơng
pháp luật học truyền thống. Cũng nhƣ nhiều ngành khoa học
tâm lý khác, tâm lý học tƣ pháp đi từ việc xây dựng trừu tƣợng
thuần túy đến sự nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
Một trong những tác giả đầu tiên đã nghiên cứu một loạt
các khía cạnh tâm lý học tƣ pháp và tƣ tƣởng của chủ nghĩa
nhân văn là M.M.Sêrbatov [1733-1790]. Trong các tác phẩm
của mình ông đề nghị: khi soạn thảo pháp luật phải chú ý đến
đặc điểm của nhân cách con ngƣời, một trong những vấn đề
đầu tiên là tăng cƣờng miễn chấp hành hình phạt. Ông đã đánh
giá cao yếu tố lao động trong việc cải tạo, cảm hóa và giáo dục
ngƣời phạm tội.
Trong các công trình của mình, I. T. Paxôskov [16521726] đã đƣa ra những kiến nghị tâm lý về việc hỏi cung bị can
và lấy lời khai ngƣời làm chứng. Ông đã giải thích cách chi tiết
hóa lời khai man của ngƣời làm chứng nhƣ thế nào để nhận
đƣợc những thông tin chính xác nhằm vạch ra sự gian dối của

họ. Đồng thời ông còn đƣa ra cách phân chia tội phạm.
8

Việc truyền bá tƣ tƣởng cải tạo và cảm hóa giáo dục ngƣời
phạm tội đã buộc pháp luật phải hƣớng tới tâm lý học để biện
giải một cách khoa học các vấn đề này. Nghiên cứu những vấn
đề này vào đầu thế kỷ XIX ở Nga tiêu biểu là V.K.Elpatrevski,
P.D.Lôdi, L.X.Gordienko v.v..
Tuy vậy, trong thời gian này bản thân môn tâm lý học mang
tính siêu hình và trừu tƣợng, không thể liên kết với luật hình sự
để thảo ra các tiêu chuẩn và các phƣơng pháp xác đáng nghiên
cứu nhân cách con ngƣời.
Nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học tƣ pháp xuất
hiện ở Nga vào cuối thế kỷ XIX. Đó là các công trình của
I.X.Barsev "Quan niệm về khoa học pháp luật hình sự", K.Ia,
Ianôvitra-Ianhevskôvơ "Những tƣ tƣởng về ngành tƣ pháp hình
sự xét theo quan điểm của tâm lý học và sinh lý học",
L.E.Vladimirov "Các đặc điểm tâm lý của ngƣời phạm tội
trong nghiên cứu hiện đại", A.U.Phrede "Sách đại cƣơng về tâm
lý học tƣ pháp". Trong các công trình này đã bày tỏ những tƣ
tƣởng vận dụng các kiến thức tâm lý một cách thuần tuý trong
hoạt động cụ thể của các cơ quan điều tra và toà án.
Trong các công trình của các nhà bác học ngƣời Đức nhƣ
I.Gophbauera "Tâm lý trong việc áp dụng các cơ sở của nó vào
cuộc sống tƣ pháp" [1808] và I.Phridrikha "Sự điều hành một
cách hệ thống trong tâm lý học tƣ pháp" đã thử nghiệm sử dụng
các số liệu tâm lý khi điều tra tội phạm.
Các vấn đề tâm lý đánh giá lời khai của ngƣời làm chứng đã
lôi cuốn nhà toán học ngƣời Pháp Laplaxa. Trong tác phẩm

"Những kinh nghiệm triết học của thuyết xác suất" đƣợc xuất
bản ở Pháp năm 1814, Laplaxa đã nghiên cứu lời khai của
9

ngƣời làm chứng song song với kết quả có thể có của bản án.
Ông cho rằng các yếu tố xác suất đƣợc hình thành:
- Từ những xác suất của chính sự kiện mà ngƣời làm chứng
kể lại;
- Từ những xác suất của 4 giả thiết [đối với ngƣời lấy lời
khai]:
+ Ngƣời làm chứng không nhầm lẫn và không gian dối;
+ Ngƣời làm chứng không gian dối, nhƣng nhầm lẫn;
+ Ngƣời làm chứng không nhầm lẫn, nhƣng gian dối;
+ Ngƣời làm chứng gian dối và nhầm lẫn.
2.2. Sự hình thành của tâm lý học tƣ pháp nhƣ một
ngành khoa học độc lập
Tâm lý học tƣ pháp đƣợc hình thành vào cuối thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của tâm lý
học, tâm thần học và một loạt các ngành khoa học pháp lý
[trƣớc tiên là - luật hình sự].
Sự phát triển của tâm lý học, tâm thần học và luật học đã
dẫn đến tính tất yếu của việc hình thành tâm lý học tƣ pháp nhƣ
một ngành khoa học độc lập. Vào năm 1899 P.I.Côvalevxki đã
đề xuất vấn đề: Phân chia tâm lý học bệnh nhân và tâm lý học
tƣ pháp; đƣa những ngành khoa học này vào chƣơng trình giáo
dục khoa học pháp lý.
Tâm lý học tƣ pháp ở Đức đƣợc phát triển mạnh mẽ hơn cả.
Ở đây lần đầu tiên có sự tổng hợp theo kinh nghiệm các yếu tố
liên quan đến đặc điểm tâm lý của hành vi phạm tội, tâm lý

nhân cách của ngƣời phạm tội và đặc điểm tâm lý lời khai của
10

ngƣời làm chứng đã bắt đầu đƣợc thực hiện rộng rãi.
Cuối thế kỷ XIX cùng với sự ra đời của tội phạm học, tâm
lý học tội phạm cũng đƣợc hình thành.
Năm 1898, nhà tội phạm học Gans Gross đã sáng lập ra tác
phẩm lớn "Tâm lý học tội phạm". Ông cho rằng: Tâm lý học tƣ
pháp là một ngành tâm lý học ứng dụng. Cần có ngành khoa học
tâm lý ứng dụng đặc trƣng để nắm bắt những quy tắc điều khiển
các quá trình tâm lý trong hoạt động tƣ pháp".[1]
Trong tác phẩm "Tâm lý học tội phạm", G. Gross đã sử
dụng rộng rãi các tƣ liệu từ lĩnh vực tâm lý học thực nghiệm
[kết quả nghiên cứu của V. Vuntơ, G.Ebbingauz, G. Ribo, A.
Bine v.v.] và đã chỉ ra ý nghĩa của tƣ liệu này đối với tội phạm
học.
Đầu thế kỷ XX trong tâm lý học tƣ pháp bắt đầu xuất hiện
các phƣơng pháp thực nghiệm điều tra.
Phần lớn các công trình ở giai đoạn này đều dành cho việc
nghiên cứu tâm lý lời khai của ngƣời làm chứng. Nhƣ công
trình của I.N.Khôntrev "Lời gian dối viển vông", Gr.
Portyganlov "lời khai của ngƣời làm chứng" [1903],
E.M.Culiser "Tâm lý lời khai của ngƣời làm chứng và điều tra
tƣ pháp" [1904]. Về đề tài này đã có những bài báo cáo của M.
M. Khơmiancov "vấn đề về tâm lý của ngƣời làm chứng"
[1903]; A. V. Zavađki và A. I. Elistratov "những ảnh hƣởng của
các vấn đề thiếu ám thị đến độ tin cậy của lời khai ngƣời làm
chứng" [1904], O. B. Gônđovski "Tâm lý lời khai của ngƣời
làm chứng" [1904].

[1]. Gross G. Criminalpsychology. Garz, 1898, p. 3.

11

Trong nghiên cứu tâm lý điều tra hành vi phạm tội bƣớc
tiến quan trọng là áp dụng một cách trực tiếp phƣơng pháp thực
nghiệm tâm lý. Một trong những nhà sáng lập ra phƣơng pháp
này là nhà tâm lý học ngƣời Pháp Anphređ Bine. Lần đầu tiên
ông đã nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của ám thị đối với lời khai
của trẻ em bằng con đƣờng thực nghiệm. Năm 1900 ông đã
viết cuốn sách "ám thị". Trong một chƣơng của cuốn sách này
ông đã đề cập đến sự ảnh hƣởng của ám thị đến lời khai của trẻ
em.
Nhà tâm lý học ngƣời Đức Vinliam Stern đã tiến hành một
loạt các thực nghiệm về tâm lý lời khai của ngƣời làm chứng.
Ông đã cộng tác với G. Gross xuất bản cuốn tạp chí "Những
báo cáo về tâm lý của lời khai" [Leipzig, 1903 - 1906].
Việc nghiên cứu tâm lý học tội phạm đƣợc tiến hành ở
nhiều nƣớc: Ở Pháp có Klapaređ, ở Mỹ có Mêiers, cũng nhƣ
Mikin Cettel vào năm 1895 đã tiến hành thực nghiệm trí nhớ
của sinh viên và sau đó lập chỉ số mức độ chính xác của lời
khai ngƣời làm chứng. Ở Nga có nhiều tác giả nghiên cứu vấn
đề tâm lý của lời khai ngƣời làm chứng, nhƣ M. M.
Khômiacov, M.P.Bukhvanlova, A. N. Berxtein, E. M. Culisev
v.v.. Năm 1905, tại đây đã ra tuyển tập "Những vấn đề tâm lý.
Tính gian dối và những lời khai của ngƣời làm chứng".
Thế kỷ XIX Trezare Lômbrôzo là một trong những ngƣời
đầu tiên thử giải thích bản chất của hành vi phạm tội theo quan
điểm chủng tộc học. Đến ngày nay thuyết của Lômbrôzo vẫn

đƣợc kế tục. Những tiếng vang của thuyết này có thể tìm thấy
trong các thuyết khoa học hiện đại, nhƣ trong học thuyết Phrớt
và học thuyết Phrớt mới về sự thù địch bẩm sinh và những ham
12

mê phá hoại.
Cuối thế kỷ XIX, các quan niệm tâm lý học và xã hội học
về bản chất của hành vi phạm tội đƣợc mở rộng. Các nhà tâm lý
học và xã hội học nhƣ Gabriel Tarđ, Emil Diurkgeim, Maks
Veber, L. Levi - Briul v.v. đã bắt đầu quan tâm đến những
nguyên nhân của tình trạng phạm tội.
Vào những năm đầu tiên của chính quyền Xô Viết, sự quan
tâm của xã hội đến các vấn đề về hoạt động tƣ pháp và về nhân
thân ngƣời phạm tội đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tâm
lý học tƣ pháp. Ngay từ ngày đầu thành lập, Nhà nƣớc Xô Viết
đã bắt đầu tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa tình trạng phạm
tội và các cách thức để cải tạo, cảm hóa, giáo dục ngƣời vi
phạm pháp luật. Năm 1925 lần đầu tiên trên thế giới ở Liên Xô
[cũ] đã thành lập Viện quốc gia nghiên cứu tình trạng phạm tội
và tội phạm. Trong vòng năm năm hoạt động của mình Viện đã
dành nhiều công trình khoa học lớn cho ngành tâm lý học tƣ
pháp. Nhiều viện và cơ quan nghiên cứu về tội phạm, về nhân
thân ngƣời phạm tội đã đƣợc thành lập ở Matxcơva, Lêningrát,
Saratov, Kiev, Kharcov, Minsk, Bacu v.v..
Nhà tâm lý học A. R. Luria đã tiến hành những nghiên cứu
khoa học trong phòng thí nghiệm tâm lý thực nghiệm. Phòng
thí nghiệm này đƣợc thành lập năm 1927 tại Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Matxcơva. Ông nghiên cứu những khả năng áp
dụng các phƣơng pháp tâm lý thực nghiệm để điều tra hành vi

phạm tội.
Trong thời kỳ này A. P. Cônhi cũng góp phần lớn lao vào sự
phát triển của tâm lý học tƣ pháp. Năm 1922 ông đã viết cuốn
13

sách "Trí nhớ và chú ý", trong cuốn sách này đã trình bày các
vấn đề về lời khai của ngƣời làm chứng.
Nhà tâm lý học Nga A. V. Pêtrovski đã đánh giá thực chất
của sự nghiên cứu tâm lý học tƣ pháp ở giai đoạn này nhƣ sau:
Vào những năm 20 "Tâm lý học tƣ pháp - là ngành khoa học
rộng lớn và có uy tín, nghiên cứu điều kiện phạm tội, đời sống
và tâm lý của các nhóm tội phạm khác nhau, tâm lý lời khai của
ngƣời làm chứng và giám định tâm thần học tƣ pháp, tâm lý cải
tạo lao động".[1]
Vào đầu những năm 30, việc nghiên cứu tâm lý học tƣ pháp
cũng nhƣ việc nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý học lao động,
tâm lý xã hội, tâm lý y học đều dừng lại, và đến giữa những
năm 50 sự phát triển của ngành khoa học này bị gián đoạn.
Từ những năm 60 trở đi, những vấn đề bức thiết về tâm lý
học tƣ pháp lại bắt đầu đƣợc thảo luận. Khi đó ở các nƣớc
phƣơng tây, các công trình khoa học đƣợc công bố: R.Luvaz
"Tâm lý học và tình trạng phạm tội" [Gamburg, 1960]; G. Tokh
"Tâm lý học tƣ pháp và tâm lý học tội phạm" [New York,
1961], T.Bôgđan "chƣơng trình về tâm lý học tƣ pháp" [Ru-mani, 1960]; tập thể tác giả "Những cơ sở về tâm lý học tƣ pháp"
[Tiệp Khắc, 1964] v.v..
Năm 1965-1966, Bộ giáo dục Liên Xô [cũ] đã ra quyết
định đƣa môn tâm lý học tƣ pháp vào giảng dạy ở các trƣờng
đại học luật của các thành phố Matxcơva, Lêningrát, Minsk
v.v..

[1]. Pêtrovski A. V., Lịch sử tâm lý học Xô Viết, M. 1976, tr. 181.

14

Tháng 5 năm 1971, ở Matxcơva đã tổ chức hội nghị lần đầu
tiên toàn liên bang về tâm lý học tƣ pháp. Chính hội nghị này
đã tạo ra những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển
của tâm lý học tƣ pháp. Và sau một thời gian một loạt các công
trình khoa học trong lĩnh vực tâm lý học tƣ pháp đƣợc công bố.
Nhƣ A.V.Đulov "Tâm lý học tƣ pháp" [Minsk, 1975];
V.L.Vaxilev "Tâm lý học tƣ pháp. Bài tập thực hành đối với
điều tra viên" [M. 1979] và "Tâm lý học pháp lý" [M, 1974]
v.v..
Tháng 9 năm 1986 tại thành phố Tartu [Etstônhia], đã tổ
chức hội nghị toàn liên bang về tâm lý học tƣ pháp. Trong hội
nghị này ngƣời ta đã thảo luận những vấn đề về phƣơng pháp và
cấu trúc của tâm lý học tƣ pháp.
Tháng 6 năm 1989, tại Lêningrát đã tổ chức cuộc hội thảo
toàn liên bang của các giảng viên thuộc chuyên ngành tâm lý
pháp lý của cả nƣớc. Các thành viên của cuộc hội thảo đã xem
xét và thông qua báo cáo của V.L.Vaxilev về chƣơng trình giảng
dạy đại học của môn "Tâm lý học pháp lý". Căn cứ vào chƣơng
trình này, V.L. Vaxilev đã viết giáo trình "Tâm lý học pháp lý"
[M. 1991]; IU.V.Trupharovski "Tâm lý học pháp lý" [M. 1997];
M.I. Enhinkev "Những cơ sở của tâm lý học đại cƣơng và tâm
lý học pháp lý" [M. 1997].
Ngày nay, ở Liên bang Nga cũng nhƣ ở một số nƣớc trên
thế giới, trong lĩnh vực tâm lý học tƣ pháp việc nghiên cứu
đƣợc tiến hành trên những phƣơng diện:

- Những vấn đề chung của tâm lý học tƣ pháp [đối tƣợng,
nhiệm vụ, hệ thống các phƣơng pháp, lịch sử, mối liên hệ với
15

các ngành khoa học khác];
- Tâm lý của hoạt động điều tra;
- Tâm lý của hoạt động xét xử;
- Đặc điểm tâm lý của những ngƣời vi phạm pháp luật ở lứa
tuổi chƣa thành niên;
- Tâm lý của hoạt động cải tạo lao động.
3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC TƢ PHÁP
3.1. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý học tƣ pháp
3.1.1. Nguyên tắc khách quan
Nghiên cứu khách quan các hiện tƣợng tâm lý là vấn đề có
tính chất nguyên tắc. Nghiên cứu một cách khách quan trƣớc
hết phải nghiên cứu chính bản thân các hiện tƣợng, các đặc
điểm, các quy luật tâm lý của chủ thể và khách thể trong hoạt
động tƣ pháp. Phải xem xét sự vật, hiện tƣợng nhƣ chúng vốn
có trong thực tế, và phản ánh đúng mọi diễn biến và biểu hiện
của chúng. Nguyên tắc này không cho phép các nhà nghiên cứu
phán đoán một cách chủ quan, tuỳ tiện đƣa ra những kết luận
thiếu cơ sở khoa học.
3.1.2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới
khách quan tác động vào bộ não con ngƣời thông qua “lăng kính
chủ quan” của con ngƣời. Các tác động bên ngoài vào con
ngƣời đóng vai trò quyết định thông qua các điều kiện bên
trong.

16

Các tác động từ bên ngoài đó là thế giới bên ngoài con
ngƣời, bao gồm những điều kiện, đặc trƣng của hoàn cảnh xã
hội – lịch sử cụ thể, môi trƣờng xã hội với tất cả các mối quan
hệ xã hội mà các cá nhân tham gia vào đó, các điều kiện sống
và làm việc của cá nhân, gia đình...
Các điều kiện bên trong chính là những cái quy định đặc
điểm tâm, sinh lý cá thể, bao gồm các đặc điểm sinh vật của cá
thể, các đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao với các quy luật
của nó, các đặc điểm tâm lý của nhân cách biểu hiện ở trình độ
hiểu biết, vốn sống, nhu cầu, tính cách, năng lực...
Các điều kiện điều kiện bên ngoài là nguyên nhân quyết
định việc nảy sinh các diễn biến tâm lý khác nhau của con
ngƣời, nhƣng cái bên ngoài muốn phát huy tác dụng phải thông
qua các điều kiện bên trong của chủ thể. Do đó, nhất thiết phải
nghiên cứu các điều kiện, hoàn cảnh mà trong đó các phẩm
chất tâm lý của cá nhân đƣợc hình thành và phát triển.
3.1.3. Nguyên tắc thống nhất tâm lý - ý thức và hoạt
động
Tâm lý con ngƣời đƣợc biểu hiện trong hoạt động và đóng
vai trò định hƣớng, điều khiển hoạt động, đồng thời thông qua
hoạt động, tâm lý – ý thức con ngƣời đƣợc nảy sinh, hình
thành, phát triển. Tâm lý – ý thức và hoạt động của con ngƣời
là thống nhất trong mối quan hệ biện chứng.
Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý – ý thức và hoạt động có
ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động tƣ pháp. Nghiên cứu
phán xét tâm lý của những ngƣời tham gia tố tụng phải thông
qua các biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ. V.I.

17

Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta nên dựa vào những tiêu chuẩn nào
để phán đoán tƣ tƣởng và tình cảm chân thực của những con
ngƣời chân thực? Rõ ràng chỉ có một tiêu chuẩn, đó là những
hoạt động của họ”.[1] “Phán đoán một con ngƣời không phải
dựa vào lời nói và phƣơng pháp suy nghĩ của họ mà dựa vào
hành vi của họ”.[2]
3.1.4. Nguyên tắc vận động phát triển
Phải xem xét tâm lý của chủ thể và khách thể trong lĩnh vực
hoạt động tƣ pháp bằng "lăng kính" biện chứng. Đời sống của
con ngƣời vô cùng sinh động, tâm lý của con ngƣời luôn luôn
thay đổi không bao giờ cố định. Nghiên cứu tâm lý con ngƣời
nhất định phải tuân thủ nguyên tắc vận động phát triển. Phải
nghiên cứu nhân cách trong sự hình thành, phát triển và biến
đổi của nó. Khi nghiên cứu nhân cách cần phải đối chiếu các
thông tin về cá nhân trong các thời kỳ khác nhau.
3.1.5. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách
Khi nghiên cứu tâm lý con ngƣời nói chung và tâm lý
những ngƣời tiến hành, tham gia tố tụng nói riêng phải tiếp cận
với từng con ngƣời cụ thể với toàn diện các mặt, các phẩm chất
thuộc tính của họ từ xu hƣớng, tính cách, khí chất, năng lực.
Phải phân tích để thấy đƣợc sự tác động qua lại của các yếu tố
xã hội và yếu tố sinh vật trong qúa trình hình thành và phát triển
của mỗi một nhân cách cụ thể. Ở đây, cần chú ý làm rõ cả
những mặt mạnh và cả những mặt yếu của các nhân cách.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư
[1]. V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 1, xuất bản lần thứ 4 [tiếng Nga], tr. 385.
[2]. V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 14, xuất bản lần thứ 4 [tiếng Nga], tr. 205.

18

pháp
3.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là tri giác hiện tƣợng tâm lý một cách có tổ chức,
có chủ định, có mục đích rõ ràng.
Đối tƣợng quan sát là những biểu hiện bên ngoài của tâm lý
[hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng điệu, quan hệ với
ngƣời khác v.v.] diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên bình
thƣờng của con ngƣời. Trên cơ sở đó có thể kết luận về những
hiện tƣợng tâm lý bên trong.
Nhờ tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua
nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp có
thể phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tƣợng. Ngôn
ngữ diễn tả tình cảm hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm rất
phong phú. Nó thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của
con ngƣời. Tính chủ động hay thụ động, tính chân thành hay giả
dối, tính tin tƣởng hay hoài nghi đều in "dấu" trong giọng nói và
nhịp điệu của lời nói. Ví dụ: khi xúc động, giọng nói hổn hển,
lời nói ngắt quãng; khi vui vẻ, nhịp nói nhanh; khi buồn, giọng
trầm và nhịp chậm; khi ra lệnh, giọng cƣơng quyết, sắc, gọn.
Trạng thái xúc cảm của con ngƣời cũng thƣờng đƣợc biểu hiện
ở nét mặt, cử chỉ, hành vi. Ví dụ: Khi sợ hãi, mặt ngƣời ta trở
nên tái nhợt, hành động bị gò bó, khi bối rối, xấu hổ mặt ngƣời
ta đỏ bừng, toát mồ hôi.
Trong quan sát có thể trực tiếp tiếp xúc với đối tƣợng [điều
tra viên quan sát hành vi, cử chỉ, nét mặt v.v. của bị can trong
khi tiến hành hỏi cung họ] hoặc gián tiếp [qua ngƣời khác hoặc

19

qua tài liệu. Ví dụ: qua kết quả ghi chép của các giám định
viên].
Khi quan sát, cần phải lƣu ý:
- Xác định trƣớc những hiện tƣợng cần quan sát, lập
chƣơng trình quan sát và cách ghi chép kết quả quan sát, cũng
nhƣ xác định vai trò, vị trí giữa ngƣời quan sát với đối tƣợng
nghiên cứu;
- Dùng các phƣơng tiện kỹ thuật, những không để đối tƣợng
quan sát biết;
- Phải có những phƣơng pháp khác hỗ trợ để có thể đánh
giá bản chất đối tƣợng quan sát một cách đầy đủ.
3.2.2. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
Đây là phƣơng pháp nhận thức đặc điểm tâm lý của con
ngƣời thông qua giao tiếp ngôn ngữ với họ. Bằng cách đặt ra
những câu hỏi và dựa vào trả lời của đối tƣợng để trao đổi, hỏi
thêm nhằm thu nhận những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
Đàm thoại, phỏng vấn phải đƣợc diễn ra trong không khí
thân mật chân thành, tin cậy, thoải mái, không gò bó, giữ kẽ và
giả tạo. Thông qua đàm thoại, phỏng vấn có thể hiểu đƣợc tâm
trạng, cảm xúc, trình độ học vấn, hứng thú, nhu cầu, thế giới
quan, tính cách, khí chất, và năng lực của đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong hoạt động tƣ
pháp và thƣờng kết hợp với phƣơng pháp quan sát. Ví dụ: Khi
tiến hành lấy lời khai của các đƣơng sự, thẩm phán có thể quan
sát hành vi, cử chỉ, nét mặt của họ.
Muốn đàm thoại, phỏng vấn thu đƣợc kết quả tốt, cần:
20

- Xác định rõ mục đích yêu cầu nghiên cứu tâm lý qua đàm
thoại để đi đúng phƣơng hƣớng nghiên cứu tránh lan man;
- Phải chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chỗ cần tìm hiểu;
- Tránh lối đặt câu hỏi sẵn kiểu vấn đáp, tránh những câu
hỏi có thể dẫn đối tƣợng đến chỗ trả lời máy móc “có” hoặc
“không”;
- Làm cho câu chuyện mang sắc thái tranh luận khi cần
thiết.
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập
Các đặc trƣng tâm lý của đối tƣợng [một con ngƣời cụ thể,
một nhóm ngƣời, tập thể ngƣời...] thƣờng đƣợc ghi lại dấu ấn
trong các tài liệu độc lập khác nhau [nhƣ trong báo cáo tổng
kết quí, năm của cơ quan, của ngành...]. Khái quát các tài liệu
độc lập này có thể giúp ta đƣa ra những kết luận nhất định về
đối tƣợng nghiên cứu. Vì các tài liệu thu đƣợc là chính thống
nên các sự kiện, con số nhận đƣợc mang tính chân thực và tạo
điều kiện cho ngƣời nghiên cứu tiếp tục phân tích các sự kiện,
hiện tƣợng một cách khách quan, có hiệu quả.
3.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Phƣơng pháp thực nghiệm là phƣơng pháp mà trong đó nhà
nghiên cứu chủ động tạo ra các hiện tƣợng cần nghiên cứu, sau
khi đã tạo ra điều kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu nhiên.
Phƣơng pháp thực nghiệm có những đặc điểm:
- Tạo ra tình huống riêng biệt để có thể quan sát hiện tƣợng
cần nghiên cứu trong dạng thuần túy của nó;
- Sắp lại hiện tƣợng đó nhiều lần tùy theo mức độ cần thiết
21

để kết luận;
- Thay đổi những điều kiện gây ra hiện tƣợng tâm lý theo
những quy luật nhất định;
- Dùng máy móc đo lƣờng chính xác để kiểm nghiệm.
Có ba phƣơng pháp thực nghiệm:
* Thực nghiệm trong tự nhiên: Là thực nghiệm dựa vào
điều kiện hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng nghiên cứu
[hoàn cảnh sinh hoạt, học tập, công tác] để thực hiện chƣơng
trình thí nghiệm đã định. Ví dụ: có thể tiến hành thực nghiệm
tìm hiểu thái độ của bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn... thông
qua giao tiếp đƣợc tiến hành tại gia đình hoặc nơi làm việc của
họ.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tránh đƣợc tính giả tạo có
ảnh hƣởng đến diễn biến tâm lý của đối tƣợng.
* Thực nghiệm tâm lý giáo dục: Là những điều kiện giáo
dục học tập thƣờng áp dụng trong việc cải tạo nhằm luyện tập
cho phạm nhân có thói quen và kỹ xảo trong lao động, thái độ
mới đối với tập thể và xã hội và cách nhìn nhận mới trong hành
vi.
* Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Là nhằm nghiên
cứu những đặc điểm của hoạt động tâm lý trong những điều
kiện do ngƣời nghiên cứu tạo ra. Phƣơng pháp này dựa theo
nguyên lý mô hình hóa tâm lý của hoạt động, cho phép tách
biệt ra một bộ phận của hoạt động toàn vẹn để có thể đo lƣờng
nó đến độ chính xác cần thiết. Đặc trƣng của phƣơng pháp này
là sử dụng những máy móc tinh vi phức tạp. Ví dụ: có thể dùng
máy đo chính xác các biểu hiện nảy sinh bên trong của tâm lý
22

nhƣ sự biến đổi điện sinh ở não khi tƣ duy, hoạt động tim
mạch khi cảm xúc.
Phƣơng pháp thực nghiệm có ƣu khuyết điểm sau:
Ƣu điểm: Ngƣời làm thực nghiệm tự tạo ra điều kiện làm
nảy sinh và phát triển đặc điểm tâm lý nào đó để nghiên cứu, vì
thế có thể tiến hành nghiên cứu một cách chủ động.
Nhƣợc điểm: Khó sử dụng các kỹ thuật thí nghiệm trong
điều kiện hoạt động thực tiễn của các cơ bảo vệ pháp luật,
không tránh khỏi đƣợc tính giả tạo trong khi tiến hành thực
nghiệm. Vì vậy cần phải bổ sung bằng kết quả nghiên cứu của
các phƣơng pháp khác.
3.2.5. Phương pháp trắc nghiệm
Test là một hệ thống biện pháp đã đƣợc chuẩn hoá về kỹ
thuật, đƣợc quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá
ứng xử và kết quả hoạt động của một hay nhiều ngƣời, cung cấp
một chỉ báo về tâm lý nhƣ trí lực, xúc cảm, năng lực, tính cách,
khí chất...
Trong tâm lý học đã có một hệ thống test về nhận thức,
năng lực, nhân cách nhƣ:
- Test trí tuệ của Bi nê - xi mông;
- Test trí tuệ của Raven;
- Test nhân cách của Aysencơ [H. Eysenck] giúp ta tìm
hiểu tính cách của con ngƣời.
3.2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Đó là phƣơng pháp dựa vào kết quả, sản phẩm của hoạt
động do con ngƣời làm ra để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý
23

của con ngƣời đó, bởi vì tâm lý – ý thức con ngƣời đƣợc biểu
hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ.
Căn cứ vào kết quả đó có thể biết đƣợc những hứng thú, kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp và trạng thái tâm lý của đối tƣợng.
Chẳng hạn, phân tích đặc điểm các dấu vết hoạt động phạm tội,
có thể xác định đƣợc động cơ, mục đích, thói quen, trạng thái
tâm lý của ngƣời phạm tội.
Do những khó khăn nhất định [không biết đƣợc quá trình
làm ra nó, không biết hoàn cảnh trong đó nó đƣợc làm ra...]
nên muốn sử dụng tốt phƣơng pháp này cần:
- Tìm cách "dựng lại" càng đầy đủ càng tốt quá trình hoạt
động đƣa đến sản phẩm mà ta nghiên cứu;
- Tìm cách "phục hồi" lại [có thể bằng đàm thoại, phỏng
vấn...] hoàn cảnh trong đó sản phẩm đƣợc làm ra;
- Tìm hiểu các mặt tâm lý khác của thể nghiệm ngoài mặt
đã thể hiện trong sản phẩm [đàm thoại, phỏng vấn, quan sát,
test...].
3.2.7. Phương pháp điều tra [phương pháp bảng câu
hỏi]
Phƣơng pháp điều tra là phƣơng pháp dùng một số câu hỏi
nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tƣợng nghiên cứu nhằm thu
thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề . Câu hỏi dùng để
điều tra có thể là câu hỏi đóng, tức là có nhiều đáp án sẵn để
đối tƣợng chọn một trong hai nhƣ: "có", "không", "đúng",
"không đúng", "biết", "không biết", "đồng ý", "không đồng ý"; có
thể là câu hỏi mở, để ngƣời đƣợc hỏi tự do diễn đạt ý kiến của
mình về vấn đề đƣợc hỏi; cũng có thể là câu hỏi nửa đóng, kết
24

hợp danh mục các phƣơng án trả lời dành cho ngƣời đƣợc hỏi
khả năng phủ định chúng và trả lời theo ý mình.
Dùng phƣơng pháp này có thể trong một thời gian ngắn thu
thập đƣợc một số ý kiến của nhiều ngƣời, nhƣng là ý kiến chủ
quan. Để có tài liệu tƣơng đối chính xác, cần soạn kỹ bản
hƣớng dẫn điều tra [ngƣời sẽ phổ biến bản câu hỏi điều tra cho
các đối tƣợng] vì nếu những ngƣời này phổ biến một cách tùy
tiện thì kết quả sẽ rất khác nhau và không có giá trị khoa học.
Dựa vào các phiếu điều tra ngƣời ta nghiên cứu các phẩm
chất tâm lý của những ngƣời tiến hành tố tụng [điều tra viên,
kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân], và đặc điểm tâm
lý của những ngƣời tham gia tố tụng [bị can, bị cáo, nguyên
đơn, bị đơn...].
3.2.8. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
Con ngƣời là chủ thể của các hoạt động xã hội. Do đó,
những tài liệu về đời sống và hoạt động của cá nhân có ý nghĩa
nhất định đối với việc nghiên cứu tâm lý của con ngƣời. Những
tài liệu này có thể là tự thuật, nhật ký, thƣ từ, hồi ký hoặc có
thể là những tƣ liệu do ngƣời khác viết về đối tƣợng nghiên
cứu. Những tài liệu này giúp phát hiện ra những biểu hiện của
hoạt động tâm lý đã xảy ra trong quá khứ. Phƣơng pháp nghiên
cứu tiểu sử góp phần cung cấp một số tài liệu cho việc chuẩn
đoán tâm lý.

25

Chủ Đề