Uống sữa có tốt không

Đa phần các thông điệp quảng cáo về sữa bò đều dựa trên ý tưởng con người cần uống sữa để đáp ứng nhu cầu canxi hằng ngày của cơ thể. Ở Mỹ, con số thống kê năm 2018 cho thấy, trung bình một người Mỹ tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa nhiều hơn 9% so với năm 1975. Dữ liệu thống kê cũng cho thấy người dân Mỹ có xu hướng ăn nhiều phô mai, sữa chua và ít uống sữa tươi hơn. So với những năm trước 1975, lượng tiêu thụ sữa của người dân Hoa Kỳ đã giảm khoảng 40%. Tuy nhiên, vì cần nhiều sữa để làm chế phẩm nên lượng tiêu thụ sữa tổng thể lại tăng. Tại Việt Nam, theo tạp chí Thương hiệu Việt Nam, vào năm 2010, trung bình mỗi người tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Dự kiến trong năm 2020, lượng tiêu thụ này sẽ tăng gấp đôi. Những con số này cho thấy, người dân ở Việt Nam, Hoa Kỳ và những quốc gia khác rất tin tưởng vào những lợi ích mà sữa bò mang lại. Điều này có thể do ảnh hưởng từ hiệu ứng truyền thông, quảng cáo. Trong khi đó, tiến sĩ Walter đã tiến hành các nghiên cứu đo lường lượng canxi mà cơ thể một người trưởng thành cần tiêu thụ. Theo đó, những người tham gia nghiên cứu được theo dõi lượng canxi họ đã nạp vào cơ thể qua đường ăn và uống. Từ đó, các nhà nghiên cứu so sánh với lượng canxi được họ bài tiết qua phân và nước tiểu. Kết quả cho thấy, ở Mỹ, người trưởng thành có sức khỏe bình thường chỉ cần tiêu thụ 741mg canxi mỗi ngày. Ở các quốc gia khác, đặc biệt là những nước có văn hóa ẩm thực phong phú như Việt Nam, lượng canxi cần thiết cho người trưởng thành chỉ ở mức 200mg. Theo Walter, canxi không chỉ đến từ sữa. Nó còn có mặt ở nhiều loại thực phẩm khác. Về mặt logic, khi một người ăn ít canxi hơn, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ tự động tăng cường để đáp ứng nhu cầu của nó. Vì thế, bạn không nhất thiết phải uống quá nhiều sữa để cung cấp canxi cho cơ thể. Khi tiến hành các cuộc nghiên cứu khác để chứng minh tác hại của sữa bò, kết quả liên tục chỉ ra rằng, người uống càng nhiều sữa bò, càng có nhiều nguy cơ bị gãy xương. Walter lý giải, sữa và các chế phẩm từ sữa khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng và kéo dài xương. Xương dài dễ bị gãy hơn xương ngắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những luận điểm từ nghiên cứu của tiến sĩ Walter và cộng sự. Một nhóm ý kiến khác cho rằng sữa bò vẫn là thức uống cần thiết để có chế độ dinh dưỡng cân bằng cho mọi người. Nhóm này còn khẳng định sữa có ích cho việc giảm cân. Song, họ không tìm thấy bằng chứng khoa học để chứng minh cho điều đó. Nói như thế không có nghĩa là sữa bò hoàn toàn nguy hại cho sức khỏe con người. Trong khi tác hại của sữa bò vẫn còn là điều gây tranh cãi, chúng ta vẫn nên ý thức về việc tiêu thụ có chừng mực. Bên cạnh việc uống sữa, bạn vẫn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm khác.

Sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt cho con người, tỷ lệ canxi và phốt pho trong sữa phù hợp, có lợi cho việc hấp thụ canxi của cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên uống khoảng 300g sữa hoặc các sản phẩm từ sữa mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu canxi hằng ngày.

Uống sữa tốt cho cơ thể như vậy nhưng bạn đã thực sự biết tất cả về cách uống đúng cách loại đồ uống dinh dưỡng này?

Nếu uống sữa sai cách, uống kèm một số loại thực phẩm nhất định có thể sinh ra phản ứng ngộ độc nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng có rất nhiều hiểu lầm xung quanh cách sử dụng và lợi ích của sữa sẽ được giải đáp ngay bên dưới đây.

1. Uống sữa vào ban đêm giúp dễ ngủ?

Khi nói đến thời điểm tốt nhất để uống sữa, một số người cho rằng đó là buổi đêm vì sữa giúp bạn ngủ ngon hơn. Một số khác lại cho rằng uống sữa vào buổi sáng sẽ tốt hơn bởi đó là thời điểm cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Trên thực tế, cả hai ý kiến nêu trên đều không có cơ sở để khẳng định. Sữa có tác dụng làm thư giãn một số tế bào trong cơ thể nhưng số lượng những tế bào như vậy rất ít, do đó, tác dụng của sữa đối với giấc ngủ rất ít. Thêm vào đó, uống sữa vào buổi tối hay buổi sáng thì cơ thể đều hấp thụ lượng chất dinh dưỡng ngang nhau.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết thời điểm nào trong ngày uống sữa là tốt nhất cho sức khỏe thì đó chính là 30 phút trước bữa ăn.

Các nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng nếu bạn uống 30 phút trước bữa ăn, sữa có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn một cách hiệu quả. Sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn tạo ra cảm giác no kéo dài và tổng hợp nhiều chất béo tích tụ trong cơ thể, với lợi ích của sữa, bạn có thể ngăn ngừa lượng mỡ thừa trên cơ thể.

Nếu uống sữa trong khi ăn, nó cũng có thể mang lại hiệu quả nhưng tất nhiên hiệu quả sẽ không cao như khi bạn uống sữa 30 phút trước khi ăn.

2. Sữa càng đắt, giá trị dinh dưỡng càng cao

Khi đi siêu thị, bạn sẽ thường thấy 2 loại sữa được bán là sữa đóng gói trong hộp [gói] giấy có thể để bảo quản 30 ngày ở nhiệt độ phòng và sữa phải bảo quản trong tủ đông, có hạn sử dụng chỉ 7 ngày hoặc thậm chí là ngắn hơn đối với loại sữa tiệt trùng.

Loại sữa phải bảo quản trong tủ đông như sữa tiệt trùng có giá thành thường đắt gấp đôi so với sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Vậy đắt hơn có tốt hơn không?

Chuyên gia dinh dưỡng Zhou Xue tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên [Trung Quốc] cho biết sữa tiệt trùng [hay các loại sữa phải bảo quản trong tủ đông] là loại sữa đã được khử trùng ở nhiệt độ thấp để loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh và giữ lại các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe như vi khuẩn axit lactic. Ngoài ra, nó cũng giữ lại được các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin C và whey protein.

Sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng lại được khử trùng theo cách loại bỏ phần lớn các vi sinh vật trong sữa bằng phương pháp tiệt trùng tức thời ở nhiệt độ cao, vì vậy nó có thể bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ thường so với sữa tiệt trùng.

Tuy vậy, sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ thường vẫn mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu có đủ điều kiện và thuận tiện cho việc sử dụng thì bạn nên uống sữa tiệt trùng hằng ngày. Ngược lại, bạn có thể chọn sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ thường để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từ sữa.

3. Sữa có hàm lượng canxi càng cao thì càng tốt cho sức khỏe?

Điều này là không đúng bởi bạn nên xem xét hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể, bởi “cái gì quá cũng không tốt”, không phải sữa càng giàu canxi càng tốt cho sức khỏe của bạn.

Nếu việc hấp thụ quá nhiều canxi vào cơ thể có thể gây ra sự mất ổn định của hệ thống protein, gây ra sự kết tủa [đóng cặn] protein và làm biến đổi hương vị và chất lượng của protein được nạp vào cơ thể.

Sữa thường chứa đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, miễn là bạn uống đủ 300ml sữa mỗi ngày cộng thêm chế độ ăn hợp lý. Như vậy, việc uống sữa giàu canxi là hoàn toàn không cần thiết.

4. Người không dung nạp đường Lactose có thể uống sữa?

Có những người không có khả năng dung nạp đường lactose có trong sữa, nếu cố tình uống sữa có thể khiến bạn gặp phải triệu chứng sưng dạ dày, thậm chí là tiêu chảy.

Vậy làm thế nào để người không dung nạp lactose uống được sữa?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người không dung nạp lactose có thể “ăn đệm” một loại thức ăn gì đó trước khi uống sữa với số lượng nhỏ hoặc ăn sữa chua. Tuyệt đối không nên uống sữa khi đói.

5. Hâm nóng sữa trong lò vi sóng?

Hộp [gói] giấy đựng sữa khi được làm nóng trong lò vi sóng sẽ không hòa tan các thành phần có hại vào sữa. Tuy nhiên, vì được làm bằng vật liệu mềm, nhẹ để dễ dàng mang theo nên hộp [gói] đựng sữa không được sản xuất để làm dụng cụ gia nhiệt [không làm nóng được sữa] trong lò vi sóng.

Do đó, nếu bạn muốn uống sữa nóng, bạn có thể sử dụng nước nóng dưới 100 độ C để đun sôi hộp [gói] sữa để hâm nóng sữa. Hoặc bạn có thể đổ sữa ra một dụng cụ chuyên dùng cho lò vi sóng và hâm nóng sữa trong lò trong vòng 1 phút.

6. Uống sữa trước và sau khi uống thuốc?

Tuyệt đối không uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc. Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người trung niên và người cao tuổi thì càng không nên. Sữa có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm biến đổi và tăng độc tính của thuốc.

Điều này là bởi vì khi uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc, sữa sẽ tạo ra một màng bọc quanh viên thuốc và niêm mạc dạ dày. Sau khi màng này được tiêu hóa và hấp thụ hết thì khi đó thuốc mới được hấp thụ, khi đó tác dụng của thuốc có thể đã giảm đi hoặc hoàn toàn biến đổi thành độc tính đối với cơ thể.

Những loại thuốc đặc biệt không thể sử dụng cùng với sữa:

- Digoxin: Canxi trong sữa có thể làm tăng độc tính của digoxin.

- Thuốc chống tiêu chảy: Sữa sẽ "bọc" viên thuốc và khiến nó bị biến tính.

-Thuốc kháng sinh Tetracycline, phức chất vòng càng [chelate] trong ruột kết hợp với canxi trong sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

- Thuốc chứa sắt, canxi và sắt trong sữa sẽ “cạnh tranh” để hấp thu ở tá tràng, làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

- Levodopa: Sữa trong đường ruột bị phân hủy tạo ra một số lượng lớn axit amin ngăn chặn levodopa được hấp thụ trong ruột.

Ngày nào cũng uống sữa có tốt không?

Uống sữa giúp cải thiện sức khỏe xương, tim mạch, giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và duy trì cân nặng hợp lý. Sữa, các sản phẩm từ sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin, men vi sinh, chất chống oxy hóa.

Uống sữa tốt cho sức khỏe như thế nào?

Sữa là sản phẩm rất giàu canxi, giàu đạm quý [đầy đủ các axit amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối] và chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B… nên đây là thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người, kể cả người cao tuổi.

Uống sữa có hại gì không?

Ảnh hưởng đến xương: Tuy sữa giúp xương chắc khỏe hơn nhưng nếu uống quá nhiều lại làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở phụ nữ. Gây rối loạn tiêu hóa: Nhiều người cơ thể không dung nạp được lactose trong sữa có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.

Uống nhiều sữa tươi có hại gì?

Béo phì: Khi uống quá nhiều sữa tươi trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calo nạp vào, từ đó dẫn đến thừa cân. Thiếu sắt: Vì trong sữa không chứa sắt cùng với khi uống nhiều sữa, trẻ sẽ mai no mà từ đó khiến trẻ không thể bổ sung thêm sắt từ những loại thực phẩm khác.

Chủ Đề