Giáo án Luyện tập về từ đồng nghĩa lớp 5 trang 22

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Trả lời:

Các từ đồng nghĩa trong đoạn văn trên là: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ

bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang

Trả lời:

Từ những từ ngữ trên ta có thể chia thành 3 nhóm từ đồng nghĩa sau:

  • Nhóm 1: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
  • Nhóm 2: lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
  • Nhóm 3: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.

Trả lời:

Đoạn mẫu 1:

Cánh đồng quê em những ngày mùa hiện ra như một bức tranh thật đẹp. Màu vàng lúa chín giống như một tấm thảm rực rỡ, trải dài bao la vô tận. Những ruộng lúa chín trĩu bông với hương thơm dìu dịu, hòa quyện hương vị của đất, của trời, của bàn tay chăm sóc mà bác nông dân đã vất vả vun trồng. Khi mặt trời lấp ló những tia sáng hừng đông, trên những bông lúa còn đọng lại lóng lánh những giọt sương đêm. Nhìn ra cánh đồng quê, em càng cảm thấy yêu thêm biết bao quê hương và đất nước mình.

Đoạn mẫu 2:

Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng ngày càng nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi: một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật vắng vẻ… Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già, vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rớt xuống giọt sương còn vương ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.

Đoạn mẫu 3:

Trước mắt em, cánh đồng mênh mông trải rộng. Một màu vàng dịu mát trong một buổi sớm bình yên. Quanh đây, thoang thoảng một mùi hương lạ lùng, mùi thơm bát ngát của đồng lúa vừa chín tới. Mặt trời từ từ nhô lên, ánh sáng lấp lánh tỏa xuống mặt đất. Em bước xuống bờ ruộng rồi khẽ cầm lên tay một bông lúa nhiều hạt còn lóng lánh sương đêm. Những hạt lúa chắc nịch mang lại cho em một cảm giác đầy thú vị.

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 22 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Câu 1 [trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Trả lời:

Các từ đồng nghĩa: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ.

Câu 2 [trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa.

Bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.

Trả lời:

a. Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.

b. Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.

c. Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

Câu 3 [trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.

Trả lời:

Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng ngày càng nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi: một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật vắng vẻ… Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già, vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rớt xuống giọt sương còn vương ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 khác:

Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

    Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Lời giải: 

    Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Đoạn văn trên có chứa các từ thuộc nhóm từ đồng nghĩa với từ mẹ đó là cách gọi mẹ ở các địa phương khác.

Những từ đồng nghĩa tìm được là: Mẹ - má – u – bu – bầm – mạ

Câu 2: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm từ đồng nghĩa

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

A. Nước nhà – hoàn cầu, non sông – năm châu

B. Nước nhà – năm châu, non sông – hoàn cầu

C. Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu

D. Cả A và C đều đúng

Lời giải: 

Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu là những từ đồng nghĩa với nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

A. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa khác nhau.

B. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

C. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.

D. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa đối lập nhau.

Lời giải: 

- Xây dựng:

+Làm nên công trình kiến trúc theo một  kế hoạch nhất định.

+Hình thành một tổ chức hay chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương thức nhất định.

+Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng.

+Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn.

- Kiến thiết: Là từ ghép Hán – Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong bài có nghĩa là xây dựng với quy mô lớn

Kết luận: Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều cùng chỉ chung một hoạt động

Câu 4:  Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:

Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

A. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.

B. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.

C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

D. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa trái nhau. 

Lời giải: 

Vàng xuộm: Chỉ màu vàng đậm

Vàng hoe: Chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên

Vàng lịm: Chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt

Kết luận: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là ba từ có nghĩa gần giống nhau vì chúng cùng chỉ một màu sắc nhưng mức độ lại khác nhau

Câu 5: Đọc hai đoạn văn ở mục a và b và thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ sau cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

b. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

☐ Kiến thiết và xây dựng có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

☐ Kiến thiết và xây dựng không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.

☐ Vàng xuộm, vàng hoe, và vàng lịm không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau, cùng chỉ chung một màu sắc [màu vàng]  nhưng khác nhau về mức độ.

☐ Vàng xuộm, vàng hoe, và vàng lịm có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

Lời giải: 

Các nhận định đúng là:

- Kiến thiết và xây dựng có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau cùng chỉ một hoạt động

- Vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau, cùng chỉ chung một màu sắc [màu vàng] nhưng lại khác nhau về mức độ

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2009 ĐẠT 9-10 LỚP 5

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 5 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề