Giang trang là ai

Giang Trang níu vai hoạ sĩ Kỳ Nam, người đệm guitar cho mình hát nhạc Trịnh Công Sơn từ khi cô mới 18 tuổi. “Cho em hát thêm bài nữa được không”, Giang Trang nói. Cô đã hát thêm 3 bài nữa khi được yêu cầu hát tặng khán giả.

Khán giả tới nghe Giang Trang hát tối 11.12 tại L’Espace Tràng Tiền đều là những người bạn đã nghe cô hát nhiều năm. Họ bỏ xem trận chung kết AFF Cup 2018, đội mưa lạnh buốt tận khớp xương tới đây. Trong số này có cả cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Jean Noel Poirrier. Chính Giang Trang đã hát trong bộ phim tài liệu mà ông lên ý tưởng thực hiện Hà Nội của tôi [Mon Hanoi]. Ông đến đây giữa những chuyến bay dài, nghe cô hát rồi sẽ lại trở về Campuchia với gia đình rất nhanh. Vợ chồng ông đều xem Trang như một người bạn âm nhạc thân tình.

Giang Trang đã hát nhạc Trịnh Công Sơn trên sân khấu từ năm 18 tuổi. Khi đó, cô hát từng nốt nhạc như một người hát hay. Nhưng Trang hát nhạc Trịnh cứ khác dần, bằng những nghiên cứu ca từ và thêm “màu” cho ca khúc. Màu Thiền chẳng hạn. Nhưng lần này, Giang Trang hát khác. Cảm giác như cô đã để lại đằng sau mọi nỗi buồn, niềm vui để chỉ còn sự ngơ ngác vui đón nhận những nốt nhạc ấy, lời ca này, cuộc đời kia. Vì thế, cô hát được cả câu chuyện trong đời sống mà được hay mất không còn quan trọng nữa.

Chính vì thế, khi Giang Trang hát Rừng xưa đã khép rất chậm rồi lại nhanh dồn dập, người ta thấy một người khi sống chậm rồi lại thấy cuộc đời xôn xao hơn trước. Và tới khi cô hát “ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay” thì từ giọng ca ánh lên một tia nhạc vui. Trang đã đến thời kỳ hát như đang ngồi ngắm cuộc đời trôi chảy, kể cả vấp váp cũng vẫn trôi chảy bình thường.

Có lẽ vì thế, đây là đêm Giang Trang quyến rũ nhất, sáng sân khấu nhất từ trước tới giờ. Cô nghiêng người, cô xoè tay, vò tóc. Cô còn cầm mic như đang nói thầm vào đó, rồi tư lự. Trang đã làm chủ kỹ thuật biểu diễn, điều mà trước đây cô chưa từng nghĩ tới việc luyện tập. Nhưng khi cô hát thật tự nhiên, chân thành, cả cánh tay, khoé mắt đều như cùng hát.

Không gian Nguyệt Hạ 2 với đạo diễn Lê Thiết Cương và Trường Art cũng hợp với Trang. Đó chỉ là trăng tròn, thật tròn, chuyển qua những màu đơn sắc mang hơi hướng dân gian. Chiếc ghế đỏ tối giản mà ông Cương thiết kế riêng cho người hát, ánh sáng cũng như trăng tàn trên sân khấu, rất nhẹ và mềm. Nó pha loãng sự ngẫu hứng jazz ra khắp khán phòng thành một thứ jazz trìu mến, có cái tôi của nghệ sĩ, nhưng có cái chúng ta của cuộc đời.

Giang Trang, với Nguyệt hạ 2, như chính mong muốn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - luôn mong có nhiều cách hát nhạc Trịnh, nhiều người hát nhạc Trịnh. Giang Trang, như cô tự nhận, hát nhạc Trịnh một cách ngây ngô nhưng chân thành. Đêm nhạc, như cô nói, chỉ có 48 tiếng ráp tập giữa các nghệ sĩ, nhưng không hẳn là như vậy. Ban nhạc đã cùng cô trải qua những năm dài hát Trịnh ca, và người chơi piano - ông Hiếu - đã chơi bằng cả 15 năm xa Hà Nội, nhớ Hà Nội. Họ đã cùng nhau hát nhạc Trịnh Công Sơn bằng bao năm nghĩ về âm nhạc, hát lên những lời ca của ông mỗi khi đông bạn bè và cả lúc chỉ có một mình.

Vì thế, câu hát hay nhất của đêm hôm qua, chính là lúc Giang Trang hát “Nhiều khi muốn quay về, ngồi yên dưới mái nhà”. Mái nhà có thể là gia đình như nhiều người vẫn hiểu, nhưng cũng chính là bản thân cô trong bao nhiêu năm đi tìm mình trong nhạc Trịnh.

Trang hát độc lập bằng mọi trải nghiệm âm nhạc và đời sống mà mình đã trải qua. Vì thế, từng từ thốt lên là một lần được ngạc nhiên vì sức nặng tự sự cô đã trao trong khán phòng nhỏ. Nhờ đó, mỗi ca từ lại được hiểu thêm nhiều sắc thái đời sống khác nhau. Và công chúng, sau buổi tối hôm qua, chắc tới giờ vẫn ngạc nhiên, Trang là ai mà hát nhạc Trịnh trần gian thế?! 

Tin liên quan

Giang Trang và chồng cũ xem nhau như bạn bè, thậm chí, thẳng thắn thảo luận với nhau chuyện ly hôn

Ca sĩ Giang Trang được khán giả biết đến nhiều với phong cách hát nhạc Trịnh mộc mạc nhưng không kém phần mới lạ. Dù tự nhận là một ca sĩ nghiệp dư, song cô cũng có cho mình những album Lênh đênh nhớ phố, Hạ huyền và Hạ huyền 2 gồm những sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đến với chương trình Lối ra của FPT, Giang Trang gây ấn tượng với khán giả bởi phong thái bình tĩnh khi nhắc về chuyện đổ vỡ hôn nhân.

Nữ ca sĩ khuyên phụ nữ không nên quá để ý đến những lời ra tiếng vào ngoài xã hội khi bản thân đã quyết tâm ly hôn

Giang Trang và chồng cũ đến với nhau bằng tình yêu chân thành cũng như sự đồng điệu trong tính cách và niềm yêu thích nghệ thuật. Dù vậy, sau một thời sống chung, cả hai không tìm thấy tiếng nói nên quyết định chia tay. Thay vì lựa chọn kể về những quãng thời gian đau khổ, Giang Trang lại cho rằng không nên nhớ ký ức buồn và chỉ nói về những điều tích cực.

"Chuyện mình ly dị là mình đã lấy mất đi của con một gia đình rồi nên phải làm thế nào để con mình cảm thấy tự tin và được bố mẹ yêu thương đủ. Con lớn lên với niềm tin rằng vẫn tin vào tình yêu, đó là điều tôi và chồng cũ nghĩ nhiều nhất", Giang Trang tâm sự. Trước khi đi đến quyết định "đường ai nấy đi", nữ ca sĩ và chồng cũ cũng có một thời gian ly thân, tuy nhiên, mối quan hệ của cả hai không quá căng thẳng. Cô và chồng cũ vẫn có thể đi ăn, đưa con đi chơi cùng nhau dẫu cho không còn tình cảm. Thậm chí, sau khi bước ra khỏi tòa, Giang Trang cùng chồng cũ đều cảm thấy thoải mái và đi ăn cùng nhau. Tuy nhiên, nữ ca sĩ thừa nhận việc khó nhất hậu ly hôn là làm sao để con cái có một cuộc sống hạnh phúc thay vì tiếc nuối bởi tình yêu đã qua.

Giang Trang nhận định vấn đề chăm sóc và bù đắp tình cảm cho con mới là điều quan trọng nhất sau khi hôn nhân đổ vỡ

Từ những kinh nghiệm cá nhân, Giang Trang đưa ra quan điểm riêng về chuyện đổ vỡ hôn nhân: "Người lớn sống trong xã hội này nên có thái độ nhìn nhận chuyện đó là điều bình thường. Bởi vì đó là chuyện cá nhân chứ không phải chuyện đạo đức của một gia đình, của chồng hay của vợ, kể cả người ta có phản bội nhau đi chăng nữa thì cũng chỉ có hai người đó mới có quyền phán xét nhau thôi chứ xã hội không nên. Bởi vì mình chẳng giúp gì được cho hạnh phúc của người ta cả, tham gia vào rồi nhận định và dạy người ta làm bố mẹ để làm gì". Cô còn nhấn mạnh người phụ nữ không nên sợ hãi bởi những định kiến hay những lời bàn tán của dư luận. Hơn thế nữa, khi đã quyết định ly hôn thì người phụ nữ không cần phải thanh minh hay giãi bày bất cứ điều gì với xã hội.

Giang Trang ủng hộ chồng cũ có hạnh phúc mới

Mặt khác, giọng ca sinh năm 1981 còn thẳng thắn cho biết cô ủng hộ chuyện chồng cũ có hạnh phúc mới. "Chuyện này sẽ tốt hơn nếu anh ấy có một gia đình mới. Nếu một ngày nào đó, tôi có một gia đình mới thì cũng không sao. Ngay lúc đó, tôi nghĩ mỗi người là một cá thể hoàn toàn độc lập và trong cuộc sống người ta thiếu cái gì thì đi tìm cái đó thôi, ngay cả mình cũng thế. Đó là một nhu cầu đơn giản của đời sống... Trước khi mình biết đau khổ là gì thì mình đã rất hạnh phúc, bố mẹ là người mình yêu thương nhất và sau này còn có con mình. Cho nên, chuyện người ta có người bạn gái, đó là chuyện nên có hay như tôi cũng có bạn trai và mối quan hệ mới", Giang Trang nói. Đồng thời, giọng ca Tuổi đá buồn cũng lưu ý đây là chuyện tế nhị và không nên để con cái hiểu sâu vấn đề này.

Sau khi trải qua những chuyện không vui trong cuộc sống, Giang Trang dành thời gian khá dài để suy ngẫm về bản thân và học cách suy nghĩ tích cực. Nữ ca sĩ bộc bạch: "Tất cả những thứ trong đời sống đều xuất phát từ "cơn". Tất cả trạng thái hỷ, nộ, ái, ố, yêu ghét hay cơn đau, nó chỉ là "cơn" thôi". Lúc đó, tôi quan sát tâm lý của mình, tôi thấy mình phải nhận biết và huấn luyện tâm trí của mình. Đó là những gì đẹp thì đã đẹp rồi và đã đi qua, nó là khoảng khắc đã đi qua rồi. Người ta chỉ có một thanh xuân để lựa chọn người làm vợ làm chồng nhưng chưa chắc nó đã đúng. Thời gian luôn mang lại những giá trị, quan trọng mình nhìn nó ở góc độ nào thôi".

Tin liên quan

Tôi vẫn thường viết về các tiếng hát của các ca sĩ trẻ. Phải nói rằng, không phải bài nào cũng đúng với thực tế, mơ ước của mình. Đa phần cuộc sống chứng minh ngược lại hay phản bội điều đó. Nhưng chính vì vậy mới thấy con đường làm nghệ thuật là đầy cam go và khó khăn. Hoa hồng rất ít và chông gai rất nhiều. Chỉ thi thoảng niềm hy vọng đó đúng. Giang Trang là một ca sĩ như vậy!... 

Tin và bài liên quan: 

Saxophone Xuân Hiếu, 'Chỉ còn ánh mắt' bởi 'Vì yêu'

Họa sĩ Đinh Cường, Chiêu Ê và tôi: Một kỷ niệm khó quên

Tình khúc 24, thi sĩ Dương Tường và Dương cầm lạnh

Dương Tường gửi Nguyễn Hữu Hồng Minh, 'Ngóc ngách bí ẩn của ngôn ngữ...'

Thi phẩm 'Vỉa từ' của Nguyễn Hữu Hồng Minh: Những sáng tạo mới Thi ca

Chỉ trong vòng một tháng nữa là sẽ đến ngày tưởng niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn [1/4], tôi bỗng nhớ đến ca sĩ trẻ Giang Trang, cô gái trẻ xinh tươi hát nhạc Trịnh như hâm nóng dòng âm nhạc lãng mạn nhiều màu sắc...

Trung tâm văn hóa & trao đổi Pháp kết hợp với Viện Idecaf TPHCM từng giới thiệu một số chương trình nhạc Trịnh Công Sơn chủ đề “Chiều qua vẫn qua” do ca sĩ Giang Trang [Hà Nội]. Sinh năm 1981, được xem như một giọng ca mới phát hiện đầy quyến rũ và độc đáo khi hát nhạc Trịnh. Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh đã có một cuộc trao đổi với ca sĩ.

Ca sĩ Giang Trang hát "Chiều qua vẫn qua" những tình khúc Trịnh Công Sơn lần đầu tiên ờ Sài Gòn sau hai lần ở Hà Nội [Ảnh: Đông Dương]

*Chương trình đêm nhạc Trịnh lần này mang chủ đề khá lạ “Chiều qua vẫn qua". Cô có thể cho biết đây là tên một ca khúc, lời nhạc hay chỉ một ý tưởng trích ra từ sáng tạo ngôn ngữ Trịnh?

Ca sĩ Giang Trang: Vẫn là chữ từ thế giới âm nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi chọn ra khi muốn kể về một buổi chiều của ngày và chiều của đời. Bám vào màu không gian chiều. Chiều có thực và chiều mộng mị. Nói thêm là “Chiều qua vẫn qua” còn là phần âm hưởng kéo dài của “Hạ huyền” - là một câu chuyện, một chương trình nhạc TCS tôi đã đi qua, đã thực hiện trước đó ở Hà Nội. Thêm một tâm trạng khác, cộng hưởng vào cùng một không gian, thời đại.

 Một bức ảnh vừa tìm thấy của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ độc giả 

*“Cộng hưởng” nhưng liệu có lặp lại “mô-típ chết” những đơn điệu? Tôi thường thấy sự tẻ nhạt trong những đêm nhạc Trịnh bởi âm nhạc ông vốn không nghiêng về tìm kiếm, đột phá giai điệu mà chỉ là những âm giai chuyên chở ca từ?

- Có nhiều tìm tòi về phối khí của nghệ sĩ Trần Đức Minh về guitar và Ngô Hồng Quang trên Kalimba và các nhạc cụ khác. Nhưng khác “Hạ huyền”, “Chiều qua vẫn qua” có phần thanh thản hơn, dịu dàng với đời sống hơn. Hơn thế nữa, trong những những cảm giác thú vị nho nhỏ khi đưa ra lối trình diễn kết hợp với các nhạc cụ dân tộc [tranh, tính, nhị bass, sáo mũi…] đi cùng keyboard, guitar điện, guitar sắt, tương tác với nhau trong một lối chơi gọn gàng, hiện đại, mang hơi hưởng của đời sống dân dã, có thể tạm gọi là một chút “màu sắc đồng dao” trong âm nhạc TCS. Giọng hát nhẹ nhàng, mảnh mai như góp một lời kể được bao bọc trong không gian âm thanh của các nhạc cụ.

 Với Giang Trang, nhạc Trịnh Công Sơn là một tình cờ duyên mệnh...

*Có nhiều nhận xét về giọng hát Giang Trang. Như một giọng ca trẻ có phong cách bên những tên tuổi anh chị hát nhạc Trịnh từ trước đến nay…

- Tôi chưa bao giờ cho rằng mình hát xuất sắc nhạc Trịnh. Bản thân, vì mê âm nhạc, mà thành ra một người hát tình cờ. Chưa bao giờ nghĩ mình là ca sỹ, và biết rằng còn phải cố gắng rất nhiều.

Với nhạc Trịnh, là một sự tình cờ “duyên nợ”. Trước khi biết đến âm nhạc TCS - thời sinh viên, thú thực tôi ít khi nghe nhạc Việt. Cho đến khi nhạc Trịnh tình cờ chạm vào và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần tôi…

 Bút tích và chữ ký của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về một bài hát

*Rất nhiều người hát nhạc Trịnh và thành công, Giang Trang đi tìm cho mình một con đường riêng để len lỏi vào chốn đông người chật đất này như thế nào?

-Mỗi người có một quan niệm riêng về “thành công”. Với tôi, âm nhạc TCS rất lạ. Trong rất nhiều điểm hay chung của nhạc Việt, thì âm nhạc TCS cứ đứng riêng một chỗ - không lẫn vào đâu được. Vì vậy, thật khó để trả lời câu hỏi này. Qua nhiều thế hệ, trước và sau, tôi tin rằng âm nhạc TCS còn chạm vào lòng người nghe chính vì những tâm sự phổ quát về thân phận và tình yêu. Âm nhạc TCS ít khi nói rất cụ thể và chi tiết về một vấn đề nhưng có đầy ắp những “khuôn hình rất điện ảnh” trong ca từ và luôn gợi những cảm giác bâng quơ mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể thấy được một phần của chính mình ở trong đó.

Tôi còn đồng cảm với âm nhạc Trịnh ở sự dung dị, chân thành - ở những nét tối giản rất duy mỹ được chắt lọc từ một đời sống với đầy rẫy những điều phức tạp, đời sống của con người.

 Nhà thơ Quốc Sinh có nhận xét, với tấm hình này, nụ cười, phong cách Giang Trang rất giống ca sĩ Khánh Ly. Nhưng tiếng hát cô với Trịnh là dòng chảy riêng. Đầy nỗi niềm...

*Cô đánh giá thế nào về những ưu điểm của các ca sĩ từng hát TCS như Khánh Ly, Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung, Cẩm Vân và gần đây là Thanh Lam, Nguyễn Hữu Thái Hòa, Đức Tuấn…

-Với âm nhạc, tôi thích lắng nghe nhiều hơn là thích thể hiện bản thân mình. Bởi vậy, tôi luôn trân trọng và biết ơn tất cả những ca sỹ đã thể hiện các ca khúc TCS. Những giọng ca đã thành danh từ những ngày đầu với âm nhạc TCS đã làm nên một phần của lịch sử âm nhạc Việt Nam. Bản thân, đã rất đắm đuối trong nhiều bản thu của ca sỹ trước đó.

Âm nhạc TCS, như tôi nghĩ, giống một dòng nước chảy qua cõi đời này. Mỗi tâm hồn thể hiện các bài hát của Trịnh đều có cách riêng để truyền tải mỗi hình hài riêng của dòng nước ấy. Hát nhạc TCS, nói cách khác, giống như vẽ ra hình hài của chính mình, thể hiện và chia sẻ một đời sống nội tâm của chính mình. Không ai lẫn vào ai cả. Mỗi người đều đã có những chia sẻ đặc sắc, và đem lại sự thú vị riêng cho người nghe. Mỗi người đều chọn ra được cho riêng mình những ca khúc để “là mình nhất”. Trong nghệ thuật, tôn tôn trọng và yêu thích những sự “cực đoan cá nhân” - và vì thế với mỗi giọng hát, tôi đều chọn được cho riêng mình nhiều bản thu khiến tôi say đắm và thích thú vì những đặc trưng mang tính cá nhân đó.

* Được biết Trung tâm trao đổi văn hóa Pháp đã từng tổ chức thành công những đêm nhạc Giang Trang hát Trịnh tại Hà Nội. Lần này, khi biểu diễn lần đầu tiên tại TP.HCM chương trình đã có “màu sắc”gì khác?

-Tôi rất xúc động bởi khác Hà Nội, TPHCM là nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh thời đã sống và làm việc. Bạn bè và những người yêu ông phần lớn cũng ở thành phố này. Nếu mỗi chương trình nhạc Trịnh của tôi là một chuyện kể thì hai câu chuyện trước “Lênh đênh nhớ phố” và “Hạ huyền” là hai không gian khác. Lần này,“Chiều qua vẫn qua” sẽ là một sự tiếp nối mới mẻ với nhiều tự do và ngẫu hứng hơn. Những nghệ sỹ cùng biểu diễn trong chương trình đã có một quá trình hiểu nhau trước đó, nên tương đối “đồng thanh tương ứng”. Hy vọng có thể chia sẻ với khán giả TPHCM phần nào những gì mà âm nhạc Trịnh đã chạm vào đời sống tinh thần người yêu âm nhạc và nghệ sĩ.

Ca sĩ Giang Trang và nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Sài Gòn, 3.2022. 

Giang Trang sinh năm 1981 tại Hải Dương và lớn lên tại Hà Nội. Cô mang đến cho những ca khúc của Trịnh Công Sơn màu sắc của tuổi đôi mươi, với nỗi buồn ngây thơ trong trẻo, như chờ đợi điều gì đó còn chưa đặt tên. Phong cách này làm ta nhớ đến ca sĩ Khánh Ly…” [Thông cáo của Tổng lãnh sự quán Pháp]

Nguyễn Hữu Hồng Minh 

Video liên quan

Chủ Đề