Giải pháp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thế giới

Minh họa: DAD

Theo bà Hoa, thông qua báo cáo này, Oxfam mong muốn cung cấp phân tích, thông tin để nhận diện những vấn đề bất bình đẳng hiện nay ở VN nhằm:

1- Cung cấp những phân tích quốc gia và toàn cầu giúp nhận diện vấn đề.

2- Mong muốn tạo ra các cuộc thảo luận, nhận biết vấn đề về mặt chính sách để có những giải pháp lâu dài, bền vững.

3- Gia tăng tiếng nói và vai trò của người dân.

4- Cùng đóng góp vào quá trình hoạch định và thảo luận chính sách. Đây là một báo cáo cung cấp khá đầy đủ hiện trạng về tình trạng bất bình đẳng ở VN và là báo cáo đầu tiên.

“Có những con số biết nói như 210 người giàu ở VN dư sức đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, thu nhập trong 1 ngày của người giàu nhất ở VN cao hơn thu nhập trong 10 năm của người nghèo nhất VN. Đây chỉ là báo cáo đầu tiên, cung cấp một bức tranh đủ rộng.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ cung cấp những cái chuyên sâu nhỏ hơn, chi tiết hơn, chẳng hạn như ưu đãi thuế có tốt hay không, liệu đây có phải là cách để cạnh tranh về thuế trong thời gian tới hay không?”.

Tính chất đại diện của những con số này như thế nào, thưa bà?

- Về phương pháp, Oxfam dùng cách đo của Tổng cục Thống kê, theo đó tính 20% của dân số giàu nhất và 20% của dân số nghèo nhất để xem khoảng cách chênh lệch đó là bao nhiêu.

Đây là phương pháp thường dùng để đo nghèo đói cũng như khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền theo như cách đo của Ngân hàng Thế giới [WB] hoặc Tổng cục Thống kê.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng những con số chính thức được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cách đây 2-3 năm, mọi người có đề cập về chênh lệch giàu - nghèo nhưng hình dung khoảng cách này bao nhiêu thì còn mờ nhạt, giờ báo cáo này có thể giúp mọi người nhận diện vấn đề rõ hơn.

Với tư cách là trưởng dự án, khi nhìn những con số thống kê “gây sốc” này, bà cảm thấy như thế nào?

- Màu sắc bất bình đẳng ở VN rất đan xen và có nhiều sắc thái. Khi nói về bất bình đẳng và nhận diện hiện tượng này thì không chỉ nói về kinh tế, nó còn phản ánh thông qua chiều cạnh khác: đó là bất bình đẳng về cơ hội, trong đó có cơ hội tiếp cận giáo dục.

Khi nói về khía cạnh bình đẳng giáo dục, nếu trẻ em học hành ở những điều kiện khác nhau, kết quả học hành cũng sẽ khác nhau.

Tại buổi công bố báo cáo gần đây, một nữ thanh niên được bố mẹ tạo điều kiện đi học và học rất khá chia sẻ trước đây cô ấy nghĩ rằng những người sinh ra trong những điều kiện kém hơn sẽ không có điều kiện xin việc làm tốt như những người sinh ra trong gia đình khá giả.

Nhưng rồi cô nhận ra rằng những người có nền tảng gia đình khá giả cũng gặp phải khó khăn trong xin việc làm tốt, do những điều không minh bạch trong tiến trình tuyển dụng. Đó cũng là một dạng bất bình đẳng về cơ hội.

Ngoài ra, ở VN còn có tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ công, trong đó có dịch vụ y tế.

Mặt khác, trong báo cáo cũng chỉ ra mỗi năm có hơn 500.000 người bị nghèo hóa vì chi phí y tế. Nếu làm bài toán so sánh, mỗi năm giúp được 1 triệu người thoát nghèo thì mặt khác, có một nhóm khác, khoảng nửa triệu người, đang bị đẩy xuống ngưỡng nghèo do các chi phí y tế.

Do đó, chúng tôi đặt ra các câu hỏi là nếu tiếp tục tình trạng như thế thì các thành quả giảm nghèo của VN có bền vững hay không?

Trong các chính sách công hiện tại, có chính sách nào bị lỗ hổng không? Những vấn đề nào cần được khắc phục và điều chỉnh trong thời gian tới?... Chính phủ VN cũng đưa ra cam kết chính rõ ràng về phát triển một xã hội công bằng, ai cũng có quyền, cơ hội ngang nhau, nhưng biến các cam kết này thành hành động và hiện thực hóa nó vẫn chưa nhận diện được.

Chính phủ tiếp nhận các kết quả của báo cáo ra sao, thưa bà?

- Hôm công bố báo cáo có đại diện Bộ LĐ-TB&XH, một đại diện Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Khi nói về hoạch định chính sách, hai vị đại diện này đánh giá cao báo cáo ở hai điểm chính: 1- Cung cấp bức tranh chung về tình trạng bất bình đẳng ở VN. 2- Báo cáo này là nền tảng tạo nên một cuộc thảo luận chuyên sâu hơn về chính sách giảm bất bình đẳng ở VN.

Ngoài ra, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội muốn cập nhật thông tin này cho các đại biểu Quốc hội. Đó là một tin rất vui cho Oxfam.

Theo quan sát của tôi, hiện nay các cơ quan của Nhà nước khá cởi mở đón nhận những thông tin như thế này. Do vậy, đây là mối quan tâm chung cũng như cơ hội của hai phía. Sắp tới, chúng tôi sẽ gặp Bộ Kế hoạch - đầu tư để phối hợp triển khai mục tiêu phát triển bền vững.

Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là về những năng lượng tích cực nhận được từ buổi công bố báo cáo. Rất nhiều người tham dự mong muốn được tham gia các hoạt động về giảm bất bình đẳng ở VN của Oxfam.

Điều đó cho thấy bất bình đẳng là mối quan tâm chung của mọi người vì ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. ■

QUỲNH TRUNG THỰC HIỆN

Từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

Lê Bảo

10:15 14/01/2017

Việt Nam đã dành được nhiều thành tích giảm nghèo ấn tượng nhưng hiện nay, bất bình đẳng gia tăng đang và sẽ đe dọa sự phát triển bền vững. Thu nhập trong một năm của nhóm 210 người siêu giàu ở Việt Nam dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo.

Để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo Việt Nam cần thực hiện ngay các chính sách tiến bộ về quản trị nhà nước, thuế, chi tiêu công, dịch vụ công và sự tham gia của người dân. Đây là vấn đề được các đại biểu chỉ ra tại Hội thảo “Thu hẹp khoảng cách cùng giảm bất bình đẳng ở Việt Nam” do Oxfam tổ chức ngày 12/1.

80% nguồn lực giảm nghèo sẽ dành cho vùng “lõi nghèo”.

Những người siêu giàu đủ sức giúp 3,2 triệu người thoát nghèo

Nghiên cứu sâu về tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam do Oxfam tiến hành trong khuôn khổ Chiến dịch thu hẹp khoảng cách tại Việt Nam cho thấy, mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam khá lớn.

Người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người nghèo nhất Việt Nam trong 10 năm. Trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có thu nhập từ nguồn tài sản cao hơn gần 5.000 lần thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất Việt Nam chi hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Đáng chú ý thu nhập một năm của nhóm 210 người siêu giàu ở Việt Nam dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực trên cả nước.

Tính toán của Oxfam cũng cho thấy mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam chênh lệch khá lớn. Cụ thể người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người Việt Nam nghèo nhất trong 10 năm, và tài sản của người giàu nhất này lớn tới mức có thể tiêu một triệu USD mỗi ngày trong 6 năm mới hết.

Trong một giờ người giàu nhất Việt Nam có mức thu nhập cao hơn gấp 5.000 lần số tiền mà nhóm 10% nghèo nhất Việt Nam chi hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu.

Chênh lệch lớn về kinh tế kéo theo hàng loạt các bất bình đẳng nhất là ở nhóm yếu thế. Cụ thể nhóm dân tộc thiểu số [DTTS], nông dân quy mô nhỏ, lao động nhập cư và phụ nữ có nhiều khả năng bị nghèo hóa, không tiếp cận dược các dịch vụ. Nghiên cứu cũng cho thấy các em gái DTTS có ít khả năng hơn hẳn các em trai về cơ hội học tiếp bậc trung học phổ thông, cao đẳng và đại học.

Cũng theo Báo cáo của Oxfam, bất bình đẳng kinh tế đi kèm với bất bình đẳng về tiếng nói và cơ hội, khiến nhóm nghèo nhất bị lề hóa khi lợi ích tập trung vào nhóm nghèo.

Người nghèo có xu hướng sử dụng các dịch vụ y tế ít hơn người khá giả, trong khi các nhóm thu nhập cao hơn có thể sử dụng nhiều loại dịch vụ nội và ngoại trú và cũng có nhiều cơ hội khám và điều trị hơn”.

Thực tế cho thấy giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH trong giai đoạn 2011-2015, mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% [năm 2010] xuống còn 4,25% [năm 2015].

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo còn nhiều khó khăn, thách thức, vẫn còn nhiều nơi tỷ lệ nghèo ở mức cao, lên tới 50%, cá biệt trên 60-70%. Chính sách giảm nghèo còn chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống, nhiều chính sách chưa khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên thoát nghèo; cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn nhiều hạn chế…

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Đánh giá về sự chênh lệch lớn giữa giàu - nghèo tại Việt Nam, bà Babeth Ngọc Hân Lefur- Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng, nghèo đói và bất bình đẳng không phải là vấn đề tất yếu.

Mô hình kinh tế của Việt Nam thời kỳ sau Đổi mới đã rất thành công trong việc tạo ra mức tăng trưởng cao, trong khi vẫn giúp phần lớn người dân Việt Nam thoát nghèo và có cuộc sống khá giả hơn.

Tuy nhiên khung chính sách hiện hành chưa đủ để giải quyết các dạng bất bình đẳng trong xã hội, như bất bình đẳng theo vùng, giữa các giới và nhóm dân tộc, và các dạng chênh lệch về tiếng nói và cơ hội.

“Để ngăn chặn nghèo và giảm nghèo mạnh hơn nữa, Chính phủ cần nhìn nhận tất cả các dạng bất bình đẳng về kinh tế và cơ hội đang gia tăng và có các biện pháp chính sách để giảm bất bình đẳng.Nếu không, những người nghèo nhất, và những người thiệt thòi, sẽ không được hưởng lợi từ những thành quả của phát triển kinh tế”- bà Babeth Ngọc Hân Lefur nhấn mạnh.

Ở góc độ khác bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế cho rằng, thành tựu về giảm nghèo mà Việt Nam dành được là không thể phủ nhận song bên cạnh đó tình trạng bất bình đẳng gia tăng giữa giàu - nghèo ngày càng lớn. Để rút ngắn khoảng cách trên thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để 3 trụ cột [Nhà nước - Cơ chế thị trường - Xã hội] làm đúng vai trò của mình.

Đồng tình, ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng - Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐTB&XH cho rằng, bất bình đẳng là câu chuyện tất yếu mà quốc gia nào cũng gặp, Việt Nam không ngoại lệ. Nhưng nếu để gia tăng khoảng cách trên sẽ gây ra sự bất bình đẳng và các hệ lụy. Do đó nhận thấy được tình trạng này Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã dành 80% ngân sách trong tổng kinh phí hơn 41 nghìn tỷ đồng cho vùng “lõi” nghèo.

“Nguồn lực là một phần nhưng sử dựng nguồn lực và tạo cho người dân mới quan trọng. Do đó Chương trình giảm nghèo tới đây sẽ đẩy mạnh phân cấp cho địa phương trong đó cộng đồng [người nghèo] được quyết định phương thức sản xuất để thoát nghèo.Phương pháp này sẽ góp phần minh bạch hóa về sử dụng nguồn lực giảm nghèo đồng thời sẽ tạo sự công bằng trong tiếp cận nguồn lực giữa các nhóm dân cư, hộ nghèo”- ông Ngô Trường Thi nói.

Cũng theo ông Thi, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTG về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện; trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội, trong thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Chủ đề: người nghèo giảm nghèo bền vững xóa đói giảm nghèo khoảng cách giàu nghèo

Video liên quan

Chủ Đề