Gãy xương mâm chày bao lâu thì lành

Chồng cháu bị vỡ mâm chè, hỏng sụn, đứt dây chằng chéo trước và chéo sau, dập dây thần kinh ở chân. Cháu muốn hỏi thời gian bao lâu thì có thể tập vật lý trị liệu được?

Thưa BS,Chồng của cháu bị xe tải tông gãy chân [7/4/2014] BV chẩn đoán là vỡ mâm chè, hỏng sụn, đứt dây chằng chéo trước và chéo sau, dập dây thần kinh ở chân. BS đã phẫu thuật được 3 tuần làm sụn và mâm chày; đóng đinh và bắt vít ở chân; nối dây chằng chéo trước.Hiện tại, các vết bầm tím cứng ở chân vẫn đau [sau khi ngã xuất hiện nhiều chỗ tím bầm lên và rất cứng]. Cháu muốn hỏi thời gian bao lâu thì có thể tập vật lý trị liệu được? BS nói là nếu tập được vật lý trị liệu thì không cần phẫu thuật dây chằng chéo sau. Mong BS tư vấn cụ thể giúp cháu.Hiện chồng cháu nằm 1 chỗ chỉ điều khiển ngón chân đi xuống được, đi lên thì 4 ngón động đậy trừ ngón cái [không cong lên như ngón chân trái được]. Anh ấy đã có thể chống nạng đi được.

[Nguyễn Thu - Hà Nội]

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Thu,Theo như bạn trình bày thì đây là một chấn thương khá nặng ở vùng gối: Vỡ mâm chày phạm khớp, tổn thương sụn, tổn thương thần kinh và dây chằng chéo.Đầu tiên các bác sĩ sẽ tập trung giải quyết vỡ mâm chày và thương tổn thần kinh [thần kinh hông khoeo ngoài] giúp phục hồi xương và mặt khớp của mâm chày.Nếu tổn thương dây chằng dưới dạng bung [bật] nơi bám của của dây chằng chéo trước hay chéo sau thì sẽ được đính lại nơi bám của dây chằng phối hợp trong lúc mổ kết hợp xương mâm chày. Nếu tổn thương dây chằng dưới dạng giãn hoặc đứt thì các bác sĩ sẽ xử trí sau khi xương ổn định, lúc đó bệnh nhân sẽ được chụp MRI và khám lâm sàng khớp gối để đánh giá các Test lỏng khớp gối và có hướng xử trí tái tạo dây chằng sau đó.Tùy theo thương tổn giải phẫu bệnh của vỡ mâm chày mà các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tì nén sau 6 hoặc 8 tuần, nhưng thông thường phải sau 8 tuần bệnh nhân mới có thể tì nhẹ chân đau để tránh lún mâm chày thứ phát.Vật lý trị liệu là cần thiết cho chồng bạn ngay sau khi phẫu thuật, sẽ có các bài tập cho từng giai đoạn mà các bác sĩ sẽ khám và tư vấn rõ hơn.Thân mến,

Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Đình PhúPhó giám đốc BV Nhân dân 115


Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Bạn đọc có hỏi: Gãy mâm chày bao lâu thì lành? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

BẠN ĐỌC CÓ HỎI

Chào Bác Sĩ !

Em bị gãy mâm chày đã hơn 5 tháng, phẫu thuật nẹp 2 bên, hiện tại em đang tập đi, muốn bỏ nạng ra để đi nhưng đầu gối hơi giật về sau rồi giật vào trong, ra ngoài rất lỏng lẻo, đi thẳng chân không được phải hơi co đầu gối mới dám đi, mỗi lần xoay chuyển khớp gối nghe tiếng kêu và hơi đau, lên cầu thang không được, đi đường dốc thì thấy khớp gối không vững nên không dám đi, BS tư vấn giúp giờ em phải làm sao để đi lại bình thường, khi nào thì em bỏ nạng ra để đi được. Em cám ơn Bác Sĩ !

HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Chào em,

Gãy mâm chày có thời gian hồi phục tương tự các vị trí khác, tức là sau khoảng 2 tháng xương đã liền, sau từ 3-4 tháng có thể đi lại bình thường. Trường hợp của em sau 5 tháng vẫn chưa đi lại được, không phải do cứng khớp mà là lỏng khớp, nhiều khả năng là do có kèm theo tổn thương dây chằng khớp gối. Nếu dây chằng tổn thương nặng, khớp gối mất vững thì bắt buộc phải mổ kết hợp để tránh các biến chứng về lâu dài cũng như để hồi phục lại khả năng vận động, đặc biệt nếu em có nhu cầu tập thể dục thể thao trở lại, bác sĩ khuyến cáo em nên sớm phẫu thuật. Hiện tại, em cần tái khám để đánh giá thêm các tổn thương khác liên quan, kiểm tra mức độ liền xương và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhất em nhé!

Mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo nên khớp gối. Mâm chày là nơi chịu lực của cơ thể khi đi lại. Mâm chày là phần xương xốp và mặt trên có lớp sụn tạo nên sụn khớp của khớp gối.

Mâm chày có hai chức năng quan trọng là chịu tải trọng cơ thể khi đi và tạo thành khớp gối giúp cử động khớp gối được nhẹ nhàng trong các sinh hoạt bình thường hằng ngày như gập gối khi ngồi, duỗi gối khi đi. Như vậy gãy mâm chày là loại gãy xương phạm khớp, trong đó phần đầu trên xương chày bị tổn thương với phần mặt khớp bị gãy.

Các trường hợp gãy mâm chày xảy ra trong chiều hướng của lực valgus hay varus kết hợp với lực tải trục. Ở người trẻ tuổi nguyên nhân chính thường gặp là tai nạn giao thông, còn ở người già do tình trạng loãng xương mà có thể gãy mâm chày chỉ sau một cú té ngã đơn giản.

Vì mâm chày là một thành phần của khớp gối nên khi mâm chày bị thương tổn, chức năng khớp gối sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Khi bị gãy, mâm chày là phần xương xốp nên rất dễ lành. Tuy nhiên là phần chịu tải trọng của cơ thể, nên khi bị gãy bệnh nhân vẫn đi chống chân gãy thì phần gãy dễ bị di lệch khiến từ chỗ gãy không di lệch sẽ thành gãy có di lệch [nghĩa là xương gãy bị lệch].

Tùy theo loại gãy xương, kiểu kết xương và trọng lượng bệnh nhân mà thời gian được phép đi chống chân có thể thay đổi nhưng không được dưới ba tháng. Thời gian bình phục để có thể đi lại bình thường, gấp duỗi gối bình thường thông thường khoảng 6 – 8 tháng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Gãy cẳng chân là gãy một hoặc hai xương cẳng chân, bao gồm tất cả các loại gãy đi từ mâm chày tới mắt cá chân. Trong khuôn khổ bài này chỉ đề cập đến gãy thân 2 xương cẳng chân, là loại gãy dưới nếp gấp gối 5 cm và trên nếp gấp cổ chân 5cm.

Đặc điểm giải phẫu hai xương cẳng chân liên quan đến các biến chứng, tiên lượng

Xương cẳng chân

  • Vùng cẳng chân có hai xương: xương chầy to, xương mác nhỏ. Gãy cẳng chân thường gãy cả hai xương, cũng có thể chỉ gãy một xương.
  • Xương chầy là hình lăng trụ tam giác với mào chày ở phía trước nằm sát da, khi xuống 1/3 dưới là hình trụ tròn nên đây là điểm yếu rất dễ bị gãy.
  • Mạch nuôi xương càng xuống thấp càng nghèo nàn [ 1/3 dưới], khi gãy vùng này xương khó liền.
  • Các khối cơ bố trí quanh xương không đồng đều, phía sau có khối cơ chắc khoẻ, phía trước không có cơ mà ngay dưới da là xương vì vậy khi gãy rất dễ bị lộ xương.
  • Cẳng chân có bốn khoang. Cấu tạo các khoang hẹp, thành khoang chắc vì vậy khi có phù nề, chảy máu trong khoang dễ gây hội chứng chèn ép khoang-một biến chứng nguy hiểm, nguy cơ cụt chân cao.
  • Gãy cao dễ gây chèn ép khoang, gãy thấp dễ dẫn đến gãy hở.

Cơ chế gãy xương

  • Cơ chế chấn thương trực tiếp: chủ yếu gây gãy xương hở [có vết thương, qua đó ổ gãy xương thông thương với môi trường bên ngoài].
  • Cơ chế chấn thương gián tiếp: xương gãy chéo, xoắn.
  • Tổn thương phần mềm trong chấn thương trực tiếp thường nặng nề hơn chấn thương gián tiếp.

TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH

Tổn thương xương. Tuỳ thuộc vào cơ chế chấn thương, nguyên nhân tai nạn

  • Có thể gãy cả hai xương hoặc chỉ gãy một xương
  • Gãy đơn giản: gãy đôi ngang, gãy chéo.
  • Gãy phức tạp: gãy nhiều mảnh, nhiều tầng.
  • Hay gãy ở vị trí 1/3 dưới [điểm yếu của xương].

Tổn thương phần mềm Gãy 2 xương cẳng chân rất dễ bị bong lóc da, cơ. Nhiều trường hợp gãy kín, nhưng sau 24 – 48 giờ, phần mềm hoại tử, lộ xương gãy. Gãy hở cẳng chân rất hay gặp trong cấp cứu chấn thương, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn hãy kín.

Tùy theo mức độ tổn thương phần mềm, gãy xương hở chia 3 độ [theo Gustilo]:

  • Độ I: gãy hở mà vết thương [VT] phần mềm nhỏ < 1cm, VT gọn, sạch, thường là loại gãy hở do đầu xương bên trong chọc ra.
  • Độ II: gãy hở mà VT lớn >1cm đến 10cm, VT gọn, sạch.
  • Độ III: là loại gãy hở rất nặng, tỷ lệ cắt cụt chi cao khoảng15%.

+ Độ IIIa: VT rộng, phần mềm dập nát nhiều nhưng xương còn được che phủ một cách thích hợp. + Độ IIIb: mất rộng phần mềm, lộ cả một đoạn xương ra ngoài. Khi cắt lọc VT, muốn che xương phải chuyển vạt cơ hoặc vạt da – cân để che.

+ Độ IIIc: vừa dập nát phần mềm vừa tổn thương mạch máu và thần kinh.

Tổn thương mạch, thần kinh
Gãy thân xương cẳng chân có thể kèm theo tổn thương mạch, thần kinh  vùng chẳng chân. Gãy cao [gần mâm chầy hoặc kèm gãy mâm chầy] dễ gây hội chứng chèn ép khoang.

BIẾN CHỨNG

Biến chứng ngay

  • Sốc chấn thương, đặc biệt ở gãy xương hở.
  • Tổn thương mạch , thần kinh.
  • Hội chứng chèn ép khoang. Đây là một biến chứng nguy hiểm, nguy cơ cụt chân cao

Biến chứng sớm

  • Nhiễm khuẩn, nặng nhất là hoại thư sinh hơi.
  • Rối loạn dinh dưỡng kiểu Sudex: cẳng chân sưng nề, nổi nhiều nốt phỏng nước ở da.Từ các nốt phỏng nước này có thể dẫn đến nhiễm trùng vào sâu trong xương.

Di chứng

  • Chậm liền: sau 4-5 tháng mà xương không liền.
  • Khớp giả: ngoài 6 tháng mà xương không liền. Cần mổ ghép xương và cố định lại xương.
  • Can lệch gây nên ngắn chi, lệch trục chi, làm bệnh nhân không đi lại được. Mổ sửa trục khi xoay trong quá 5 độ, xoay ngoài quá 10 độ, chi ngắn quá 2cm.
  • Viêm xương, nhất là sau gãy xương hở , điều trị rất phức tạp và tốn kém.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ PHIM X-QUANG
Để chẩn đoán xác định, dựa vào dấu hiệu lâm sàng và X quang, thường là dễ chẩn đoán.

Lâm sàng

  • Sau tai nạn bệnh nhân rất đau vùng gãy xương, có thể gây sốc.
  • Mất cơ năng của cẳng chân.
  • Gấp góc ở cẳng chân.
  • Sờ thấy đầu xương gãy di lệch ngay dưới da, có tiếng lạo xạo xương.
  • Cẳng bàn chân xoay đổ ra mặt giường.
  • Cẳng chân cử động bất thường

Chụp phim Xquang
Chụp X quang để chẩn đoán loại gãy [ đơn giản hay phức tạp], sự di lệch của của ổ gãy. Phim chụp phải lấy được cả 2 khớp [khớp gối và cổ chân].

ĐIỀU TRỊ

sơ cứu

  • Chân gãy phải được bất động tạm thời bằng nẹp hoặc bột.
  • Giảm đau bằng các loại thuốc: morphin 0,01g, Feldène 20 mg
  • Bù dịch nâng huyết áp nếu có dấu hiệu sốc.
  • Tiêm phòng uốn ván, kháng sinh toàn thân từ đầu nếu gãy hở

Đối với gãy kín [không có vết thương]

Điều trị bảo tồn

  • Bó bột đối với những trường hợp gãy không di lệch hoặc một số trương hợp di lệch ít
  • Nắn kéo bằng tay hoặc nắn trên khung Boehler rồi bó bột đùi – cẳng – bàn chân để gối gấp nhẹ 20 độ, thay bột thẳng sau 3 tuần, bột ôm gối [ Sarmiento] sau 6 tuần, để bột trong 3 tháng. Chăm sóc chi sau bó bột và hướng dẫn tập luyện
  • Kéo liên tục khi gãy phức tạp thành nhiều mảnh nhỏ, trong 2- 3 tuần rồi chuyển sang bó bột.
  • Với trẻ nhỏ, hầu hết điều trị bằng bảo tồn.

Điều trị phẫu thuật

Chỉ định  khi gãy hai xương cẳng chân có di lệch ở người lớn. Với trường hợp gãy không di lệch hoặc ít di lệch, cân nhắc khi chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật mở ổ gãy [mổ mở]

  • Đóng đinh nôị tuỷ có chốt hoặc không có chốt.
  • Đặt nẹp vít AO cố định chắc, nhưng dễ tổn thương màng xương.

Phẫu thuật không mở ổ gãy

Đinh nội tuỷ dưới màn huỳnh quang tăng sáng. Ưu điểm là ít gây tổn thương các yếu tố nuôi dưỡng của xương, dễ liền xương, ít có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Đối với gãy hở

  • gãy hở độ I: điều trị như gãy kín
  • gãy hở độ II,III: mổ cấp cứu xử lý vết thương phần mềm, cố định xương, tốt nhất bằng khung cố định ngoài.
  • riêng gãy hở IIIc: ngoài xử lý tốt vết thương phần mềm, quan trọng hơn là xử lý nhanh, sớm tổn thương mạch máu, thần kinh kèm theo.

Sau mổ

Tùy theo tính chất gãy xương, phương pháp phẫu thuật được áp dụng mà có chương trình tập luyện khác nhau. Bệnh nhân cần tái khám đều đặn sau mổ và hỏi ý kiến bác sĩ khi bỏ nạng, đi lại có tỳ chân…

Th.S Dương Đình Toàn

Video liên quan

Chủ Đề