F0 sau bao lâu được đi máy bay

  • Ý kiến
  • Thời sự

Thứ ba, 19/10/2021, 10:27 [GMT+7]

'Kết quả xét nghiệm không phải giấy thông hành, người tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh không cần xét nghiệm Covid-19 khi đi máy bay'.

Cục Hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nới lỏng quy định với hành khách đi máy bay, áp dụng sau ngày 20/10. Theo đó, cho phép hành khách tiêm đủ liều hoặc F0 khỏi bệnh không cần xét nghiệm Covid khi đi máy bay. Cụ thể, chuyến bay xuất phát từ các địa bàn khác cần đáp ứng một trong ba điều kiện: người có chứng nhận đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc có chứng nhận F0 khỏi bệnh, hoặc người có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.

Đồng tình với quan điểm của Cục Hàng không Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng việc quy định tất cả hành khách đều phải xét nghiệm âm tính mới được bay sẽ gây lãng phí:

>> Tiêm hai mũi vaccine vẫn không chịu đi làm

Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải, hành khách đi chuyến bay nội địa phải được tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc đã khỏi Covid trong 6 tháng; xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay. Ngoài hướng dẫn chung này, một số địa phương đưa ra yêu cầu riêng.

>> 'Nên sớm mở lại trường mầm non'

Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn bảo lưu quan điểm giữ nguyên quy định hành khách đi máy bay phải có xét nghiệm âm tính, nhằm đảo an toàn phòng dịch khi Việt Nam chưa đạt miễn dịch cộng đồng:

Độc giả Cường Quốc cho rằng: "Vaccine chỉ giúp người tiêm không phát bệnh khi nhiễm Covid-19, nhiều người tiêm đủ vẫn có thể mang mầm bệnh và lây cho người khác như bình thường. Trong thời gian này việc đi lại cũng cần phải hạn chế, những người đi máy bay đa phần chỉ đi một, hai lượt, nên việc xét nghiệm cũng không quá tốn kém. Thế nên, người từ vùng dịch, có nguy cơ cao, tốt nhất phải được xét nghiệm trước khi đi máy bay".

Bạn đọc Nguyenmanhha773 đồng quan điểm: "Người đã tiêm vẫn có thể bị nhiễm Covid-19. Do đó, khi di chuyển từ vùng này đến vùng khác, nhất là từ vùng có dịch, hành khách cần phải có kết quả test âm tính trước khi di chuyển là điều cần thiết. Để bảo đảm dịch không lây lan, việc kiểm soát người di chuyển từ vùng có dịch là không thể chủ quan, dù có phức tạp và tốn kém cũng còn hơn để dịch lây lan khi chưa phủ đủ hết tỷ lệ vaccine cần thiết".

>> Doanh nghiệp tôi bốn tháng loay hoay tìm đường sống

Độc giả Trần Thành nêu dẫn chứng từ quy định phòng dịch từ trong thực tiễn cuộc sống: "Bạn tôi đi tham gia chống dịch các tỉnh phía nam, đã tiêm đủ hai mũi vaccine nhưng vẫn dính Covid-19. Đặt vấn đề nếu không cách ly, yêu cầu xét nghiệm, liệu khi hành khách đến vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, có nguy cơ là nguồn lây virus cho người khác không? Theo tôi, cần lộ trình chắc chắn, dù tốn kém nhưng bảo vệ được thành quả chống dịch ở các thành phố lớn và không bùng phát dịch ở những tỉnh nhỏ chưa đủ độ bao phủ vaccine, đảm bảo an toàn chống dịch. Đừng chủ quan khinh thường Covid-19 với các biến thể của nó".

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thống nhất điều kiện đối với hành khách đi máy bay, không yêu cầu cách ly tập trung. Quy định giãn cách ghế ngồi trên máy bay cũng được đề xuất bỏ bởi làm giá vé tăng cao.

Hiện Bộ Y tế yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa] và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.Tuy nhiên, quy định người dân cần xét nghiệm Covid-19 khi đi máy bay, tàu hỏa vẫn được áp dụng đến hết ngày 20/10, sau đó "sẽ được điều chỉnh".

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Hành khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ TP.HCM ra Hà Nội ngày 12-10 - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Đó là đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam trong dự thảo quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vừa trình Bộ Giao thông vận tải ngày 18-10.

Theo quy định thí điểm từ ngày 10 đến ngày 20-10-2021, hành khách đi máy bay phải tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, có kết quả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.

Tuy nhiên, trong dự thảo lần này, điều kiện hành khách đi máy bay được Cục Hàng không đề xuất theo hướng thoáng hơn. Cụ thể:

Hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa]; hành khách xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa] chỉ cần có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 [PCR hoặc xét nghiệm nhanh] trong 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

Các hành khách khác cần đáp ứng một trong ba điều kiện:

- Có chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, trong đó liều cuối cùng tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;

- Có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;

- Có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 [PCR hoặc xét nghiệm nhanh] trong 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

Hành khách đi máy bay phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không [check-in] tại điểm xuất phát theo mẫu; hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác…

Kết thúc chuyến bay, trong quá trình di chuyển từ sân bay về nơi cư trú, lưu trú, hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người.

Hành khách chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khỏe và thực hiện theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương.

Cục Hàng không cũng đề xuất kế hoạch khai thác từ ngày 21-10 đến 30-11-2021 theo hướng tăng tần suất các chuyến bay thay vì 1 chuyến khứ hồi/ngày trên mỗi đường bay như hiện nay.

Cụ thể, đường bay Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - TP.HCM và ngược lại khai thác không quá 6 chuyến hằng ngày mỗi chiều từ 21-10 đến 14-11-2021 và tăng lên không quá 7 chuyến hằng ngày mỗi chiều từ 15 đến 30-11-2021.

Các đường bay khác khai thác không quá 4 chuyến hằng ngày mỗi chiều.

Tần suất khai thác của mỗi hãng hàng không trên từng chặng bay sẽ được tăng thêm 1 chuyến bay/ngày vào các thời điểm ngày 1-11 và 15-11 nếu hệ số sử dụng ghế trung bình trên chặng bay đó của toàn bộ các hãng hàng không trong vòng 7 ngày trước đó đạt từ 75% trở lên.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày áp dụng, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương và trên cả nước để đề xuất phương án điều chỉnh tần suất khai thác phù hợp.

Chủ Đề