Erfs là gì

Đối với việc người nước ngoài như du học sinh,v.v xin nhập cảnh mới (ngoại trừ mục đích du lịch) từ ngày 01/03/2022 căn cứ theo “Đối sách mới liên quan đến việc tăng cường Biện pháp biên giới (27), trường hợp người chịu trách nhiệm tiếp nhận người nước ngoài (ví dụ trường đại học của Nhật Bản.v.v.) đã hoàn thành việc xin xét duyệt cho phép nhập cảnh theo Hệ thống xác nhận sức khỏe người nhập cư (ERFS) thì những trường hợp trên với tư cách là có “Hoàn cảnh đặc biệt” Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chấp nhận cho phép nhập cảnh Nhật Bản.

Lưu ý: Liên quan đến trường hợp hết hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE)

  • Thông thường hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú sẽ có hạn trong vòng 3 tháng, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 việc xét duyệt từ phía cơ quan nhập cảnh thời gian bị kéo dài nên quyết định biện pháp gia hạn thời gian có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú.
  • Khi thực hiện xin cấp visa tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, chúng tôi yêu cầu  nộp giấy tờ có ghi nội dung “Vẫn có khả năng tiếp tục tiếp nhận theo đúng như nội dung được cấp ghi trên Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú” từ phía người chịu trách nhiệm tại Nhật Bản (trường đại học.v.v.) đối với những trường hợp hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú đã quá 3 tháng.
  • Chi tiết xin mời tham khảo bài viết “Về cách xử lý mới liên quan đến thời hạn hiệu lực của Giấy Chứng nhận Công nhận Tư cách Lưu trú” ngày 28/12/2021 tại trang của Cục quản lí lưu trú và xuất nhập cảnh Nhật Bản

1.  Tư cách lưu trú sẽ là đối tượng

Tất cả tư cách lưu trú sẽ là đối tượng của Giấy Chứng nhận Công nhận Tư cách Lưu

Trú như Tư cách lưu trú “Du học”.

2. Khu vực đối tượng

Tất cả các quốc gia, khu vực bao gồm Việt Nam

3. Giấy Chứng nhận Công nhận Tư cách Lưu trú sẽ là đối tượng

Loại đã được soạn thảo từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 trở đi

4. Thời gian được xem là có hiệu lực

・ Ngày soạn thảo là từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đến ngày 31 tháng 10 năm 2021

→ Hiệu lực đến ngày 30 tháng 4 năm 2022

・ Ngày soạn thảo là từ ngày 1 tháng 11 năm 2021 đến ngày 30 tháng 4 năm 2022

→ Hiệu lực “trong vòng 6 tháng” kể từ ngày soạn thảo

5. Điều kiện được xem là có hiệu lực

Trường hợp nộp văn bản sau đây mà cơ sở tiếp nhận v.v. có ghi “Có thể tiếp tục tiếp nhận theo đúng nội dung hoạt động khi nộp đơn xin cấp Giấy Chứng nhận Công nhận Tư cách Lưu trú” khi nộp đơn xin cấp thị thực tại phái bộ ngoại giao (Đại sứ quán, Lãnh sự quán)

* Vui lòng nộp lại các giấy tờ trên nếu đã quá 3 tháng kể từ khi xin cấp thị thực.

Trang Web của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam:

https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/20210113corona_vn.html

Hệ thống đăng ký nhập cảnh trực tuyến dành cho người nước ngoài vào Nhật mới được triển khai vào 10 giờ sáng ngày 25 tháng 2 năm 2022. Cùng tìm hiểu về hệ thống này nhé.

Erfs là gì

#1. Tổng quan về đăng ký nhập cảnh trực tuyến dành cho người nước ngoài vào Nhật

Liên quan đến “Các biện pháp mới để tăng cường các chính sách biên giới (27)” được công bố hôm nay ngày 24 tháng 2, Chính phủ Nhật tiếp nhận đăng ký nhập cảnh mới trực tuyến cho người nước ngoài bằng việc sử dụng ERFS (Hệ thống theo dõi nhập cư) * từ 10:00 sáng thứ sáu ngày 25 tháng 2.

Erfs là gì

Link đăng ký ID đăng nhập: https://entry.hco.mhlw.go.jp/

* Đây là hệ thống được quản lý và vận hành bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (Trung tâm Xác nhận Sức khỏe Di trú)

Trong biện pháp này, chỉ những đơn đăng ký trực tuyến hoàn chỉnh mới được chấp nhận và người chịu trách nhiệm tiếp nhận ở Nhật Bản là người cần đăng ký ID để đăng nhập vào hệ thống ERFS. Sau đó đăng nhập vào ERFS, tiến hành các bước đăng ký theo quy định về người nước ngoài nhập cảnh mới vào Nhật. Khi thực hiện đăng ký xong thì một chứng nhận về việc đã hoàn tất việc tiếp nhận (受付済証) sẽ được cấp. Chứng nhận này được yêu cầu khi xin thị thực của người nước ngoài * *.

※※ Người nước ngoài sẽ được nhập cảnh mới vào Nhật kể từ sau 0:00 sáng (giờ Nhật Bản) ngày 1 tháng 3 (thứ Ba).

#1. Quy trình từ khi đăng ký đến sau khi nhập cảnh

Erfs là gì

Trước khi nhập cảnh

Người thực hiện: Người chịu trách nhiệm tiếp nhận người nước ngoài (công ty tiếp nhận thực tập sinh, du học sinhh…)

Bước 1. Thực hiện đăng ký đăng nhập

Cá nhân và tổ chức đều có thể sử dụng hệ thống ERFS để lấy ID

Link đăng ký ID đăng nhập: https://entry.hco.mhlw.go.jp/

Bước 2: Đăng ký nhập cảnh cho người nước ngoài trực tuyến

Toàn bộ đăng ký được thực hiện tại hệ thống ERFS (không cần phải phải có giấy đăng ký hay kế hoạch hoạt động)

Bước 3: Xin thị thực

Việc cấp thị thực sẽ được thực hiện ở Đại sứ quán, Lãnh sứ quán bằng việc tiến hành xác nhận ERFS và chứng nhận về việc đã hoàn tất việc tiếp nhận (受付済証) nhận được ở bước 2.

Ngay trước và khi nhập cảnh (tại sân bay…)

Người thực hiện: Người nhập cảnh

  • Tải ứng dụng MySOS bằng điện thoại thông minh
  • Hoặc sử dụng dịch vụ Visit Japan Web – Link: https://www.digital.go.jp/policies/posts/visit_japan_web

Sau khi nhập cảnh vào Nhật

  • Người nhập cảnh thực hiện các xác nhận về chỗ ở, báo cáo tình hình sức khoẻ… thông qua ứng dụng MySOS – những thông tin này được đưa về hệ thống ERFS
  • Người tiếp nhận người nước ngoài: Quản lý tình trạng sức khoẻ… của người nhập cảnh
  • Nếu người nước ngoài có vấn đề gì đó xảy ra, hệ thống sẽ liên lạc khẩn cấp tới người tiếp nhận

Erfs là gì

Hệ thống đăng ký nhập cảnh trực tuyến dành cho người nước ngoài vào Nhật là nỗ lực của Chính phủ nước Nhật nhằm làm giảm sự cồng kềnh trong công tác đăng ký. Hi vọng các bạn thực tập sinh, du học sinh mới sẽ sớm được tới Nhật.

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

5000 người được nhập cảnh vào Nhật mỗi ngày từ tháng 3

Thủ tục từ Nhật về Việt Nam trong bối cảnh corona – kinh nghiệm thực tế

Nguồn và Ảnh: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản