Em có thể làm gì để góp phần hạn chế tác hại của thuốc hóa học trừ sâu bệnh

Thứ tư - 23/01/2008 22:59

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV được phân thành 2 loại chính là thuốc trừ sâu bệnh và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản nên được người sử dụng ưa thích.

Tuy nhiên thuốc BVTV cũng có nhiều tác hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, đó là :  Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu đục vào thân cây có loại ẩn núp dưới lá, có loại lại chui vào đất nên phải dùng nhiều loại thuốc phòng trừ khác nhau để diệt trừ chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người có trình độ văn hoá thấp. Do điều kiện kinh tế, nhiều người chỉ thích mua thuốc có giá rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Nhiều người thường phun quá liều lượng cần thiết với quan niệm “để cho chắc ăn”, làm tăng liều lượng thuốc thừa tích đọng trong môi trường đất và nước. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được rất nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn đồng thời ảnh hưởng đến các loài chim ăn sâu do chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của các loại sâu cũng giảm. Điều này có lợi cho sự phát triển của sâu hại. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể dính bám chặt vào lá, hoa quả, đi vào trong thân cây. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuỳ theo cấp độ bị nhiễm có thể bị ngộ độc tức thời có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiễm độc nhẹ từ từ trong một thời gian dài tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là bệnh ung thư. Do trình độ hạn chế, một số người sử dụng không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn thức ăn, tủ đựng quần áo.v.v. nên đã có những trường hợp ngộ độc đáng thương tâm xảy ra  Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi, phát tán trong môi trường không khí nên gây khó chịu, mệt mỏi thậm chí gây choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp  bảo hộ, phòng tránh tốt.  Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì vậy, mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh trong một số năm đầu sử dụng. để hạn chế sự nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu hại, người ta thường tăng dần  nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng nồng độ và số lần phun thuốc được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn do lượng tồn dư trong môi trường ngày một nhiều lên.  Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên sẽ tích tụ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ này có thể gây độc cho môi trường đất, môi trường nước và không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ nên có thể theo nước và gió phát tán đến các vùng khác, theo các loài  sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ cũng được dùng ở mức độ ít hơn, nhưng do có tính độc nên chúng cũng gây ra những ảnh hưởng, tác hại như thuốc trừ sâu.  Do thói quen, một số ngưòi khi sử dụng hết thuốc, thường vứt bừa bãi những vỏ bao bì chứa thuốc, đặc biệt là các chai lọ bằng thuỷ tinh, có khả năng gây thương tích cho con người và gia súc.  Như vậy, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngoài tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng hiệu quả sản xuất, chúng còn gây nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc và phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách như đối với rác thải độc hại để không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.

Tác giả bài viết: Bạch Thái Toàn - Phó chánh Văn phòng Sở

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bản thân em cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học ?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 10
  • Ngữ văn lớp 10
  • Tiếng Anh lớp 10

Sâu bệnh hại là một trong những vấn đề nhà nông phải đối mặt khi trồng cây nông nghiệp. Vậy bà con đã có cách nào để có thể phòng chống và tiêu diệt sâu bệnh hiệu quả chưa? Cùng EcoClean tìm hiểu về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng hiệu quả nhất nhé!

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Để quá trình canh tác trong nông nghiệp hiệu quả đòi hỏi người nông dân phải quan tâm đến nhiều yếu tố tác động như: thời tiết thay đổi thất thường, độ phì nhiêu của đất, vấn đề môi trường nước, không khí và đặc biệt yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng là sâu bệnh hại.

Do đó, nhà nông cần thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng phù hợp và an toàn cho vùng đất nông nghiệp của mình. Sau đây là các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại được nhiều người bà con áp dụng hiện nay.

Nhóm biện pháp canh tác các giống cây trồng chống sâu bệnh hại

Sử dụng các giống cây trồng chống sâu bệnh hại là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại dễ thực hiện

Đối với biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại này, bà con cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
  • Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
  • Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh.
  • Thay phiên trồng các loại cây trồng khác nhau nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh.
  • Lựa chọn những giống cây có khả năng chống sâu bệnh.

Ưu điểm

  • Hiệu quả lâu dài.
  • Dễ thực hiện.

Nhược điểm

  • Không thể xử lý khi sâu bệnh đã sinh trưởng vững mạnh.

Nhóm biện pháp thủ công phòng chống sâu bệnh

Sử dụng bẫy bắt côn trùng để tiêu diệt sâu bệnh an toàn hơn!

  • Cắt tỉa cành, lá bị sâu bệnh.
  • Sử dụng bả, vợt, bẫy để tiêu diệt các loại sâu bệnh.

Ưu điểm

  • Dễ áp dụng.
  • Thân thiện với môi trường.
  • An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với nhà nông có khu vực canh tác lớn.
  • Không tiêu diệt được khi sâu bệnh phát triển nhanh chóng.

Tại khu vực Thanh Trì – Hà Nội nhiều năm gần đây thường xuyên xuất hiện các loại bẫy bả “thần kỳ” – Đây là một trong các biện pháp phòng trừ sâu hại hiệu quả.

Ông Chu Văn Thanh và nhiều người dân hợp tác xã cho biết khoảng 10 năm trước đây ông và mọi người đều rất lo lắng vì sâu cuốn lá, bọ trĩ gây hại trên cây.

Thế nhưng kể từ khi sử dụng bẫy màu và bẫy Pheromone vào năm 2013 đến nay thì nỗi lo sâu hại đã không còn nữa, ruộng rau tươi tốt, tỉ lệ đạt chất lượng cao mà sản phẩm lại an toàn cho người sử dụng.

Biện  pháp này đã góp phần nâng cao đời sống người dân nơi đây và trở thành điểm cung cấp rau sạch cho những khu chợ trong nội ô thủ đô Hà Nội. [Theo Tin tức Online của VTC16].

Nhóm biện pháp sử dụng thuốc hóa học

Sử dụng thuốc trừ sâu có thể tiêu diệt nhanh chóng sâu hại cây trồng

  • Phun thuốc và các chất hóa học đặc trị sâu bệnh

Ưu điểm

  • Hiệu quả nhanh chóng.
  • Rút ngắn thời gian và công sức phòng trừ.

Nhược điểm

  • Không tốt cho sức khỏe con người.
  • Gây tác hại đến cây trồng, đất đai và sinh vật xung quanh.
  • Gây ô nhiễm hệ sinh thái.
  • Tiêu diệt tất cả sinh vật kể cả những sinh vật có lợi.

Theo phóng sự của Đài truyền hình Lào Cai ngày 7 tháng 8 năm 2020 đưa tin: Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp nên từ trung tuần tháng 7, sâu bệnh hại lúa đã xuất hiện trên diện tích lớn tại khu vực xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai như sâu cuốn lá, rầy nâu,…

Chính quyền địa phương đã kịp thời kết hợp cùng với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Tỉnh trực tiếp kiểm tra đồng ruộng và hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sâu hại. Thời điểm này sâu bệnh đã phát triển nhanh chóng, do đó áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả nên cách tốt nhất hiện tại là sử dụng thuốc trừ sâu trong liều lượng thích hợp.

Chị Nguyễn Thị Hà hiện đang là Khuyến Nông viên cho biết, sau khi nghiên cứu và thảo luận giải pháp, Chi cục Khuyến Nông quyết định tuyên truyền vận động bà con phun sâu cuốn lá đồng loạt và phun kép 2 lần.

Kết quả đạt được rất khả quan, sâu bệnh không còn hoành hành tàn phá cây lúa nên bà con có thể an tâm và tập trung chăm sóc cây trồng.

Nhóm biện pháp sử dụng đặc tính sinh học

  • Nuôi các loại sinh vật là thiên địch của sâu bệnh hại cây trồng như ong mắt đỏ, ếch, chim…
  • Sử dụng chế phẩm sinh học.

Ếch là khắc tinh của các loài sâu bọ gây bệnh hại trên các loại cây trồng

Ưu điểm

  • Đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.
  • An toàn cho người và các sinh vật khác.
  • Thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

  • Mỗi loại thiên địch chỉ trị một số loài sâu bệnh.

Phóng sự “Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp xanh” của đài Truyền hình Vĩnh Long có đưa tin: Hằng năm, tại Lâm Đồng, sâu tơ là một trong những đối tượng chủ yếu gây hại cho cây rau họ hoa thập tự, làm suy giảm năng suất cây trồng từ 30 – 50%.

Bà con vùng này đã áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh khác nhau, ước tính chi phí lên tới 20% nguồn vốn ban đầu nhưng kết quả không khả quan.

Nắm bắt được tình hình này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc [FAO] đã tài trợ dự án nhân nuôi ong D.semiclausum – thiên địch của sâu tơ cho bà con khu vực tỉnh Lâm Đồng. Nhờ đó, trong 2 năm gần đây, các hộ nông dân đã dần tiêu diệt được sâu tơ và cải thiện được năng suất cây trồng.

Ong Diadegma Semiclausum – Thiên địch của sâu tơ gây hại trên cây rau họ hoa thập tự

Nhìn chung, dù là biện pháp nào thì bà con cũng cần ghi nhớ nguyên tắc phòng chống là chính, đừng để sâu bệnh phát triển nhanh chóng rồi mới tìm cách tiêu diệt. Có thể nói, sử dụng chế phẩm sinh học là một trong những biện pháp hữu hiệu và được tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay vì đặc tính thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người. 

Theo đó, chế phẩm sinh học có tác dụng to lớn đến ngành nông nghiệp, giúp gia tăng hiệu suất canh tác cho người dân lâu dài và ổn định hơn.

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật đã dẫn đến cuộc đua năng suất và sản lượng giữa các hộ nông dân. Để vụ mùa thành công, đã có không ít hộ canh tác sử dụng rất nhiều phân hóa học kết hợp cùng các hoạt động phá rừng, đốt rẫy nhằm mở rộng diện tích canh tác.

Việc làm này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như thoái hóa và ô nhiễm đất, nước, không khí, gây mất cân bằng sinh thái, các chất độc trong cây trồng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Viện Tư vấn Phát triển Kinh Tế Xã hội Nông thôn và Miền núi [CISDOMA] đưa tin ngày 24 tháng 3 năm 2020: Việt Nam hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với trên 4.000 sản phẩm thương mại. Mỗi năm có hàng trăm nghìn tấn hóa chất được sử dụng bao gồm các loại có nguồn gốc rõ ràng và cả các loại tự chế.

Ở tại huyện Tam Đường, Lai Châu khi được hỏi về việc sử dụng thuốc trừ sâu thì có trên 90% hộ gia đình có sử dụng và thậm chí phun dự phòng ngay cả khi không có sâu. Chỉ có 10% nông dân sử dụng thuốc sinh học an toàn. Con số này đã phản ánh nên thực trạng đáng lo ngại trong nông nghiệp hiện nay trong việc lạm dụng thuốc trừ sâu vượt mức an toàn.

Cuối năm 2018, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường tiến hành một cuộc xét nghiệm 67 người dân thuộc các khu vực ngoại ô Hà Nội và kết quả cho thấy có 31/67 người có tồn dư chất bảo vệ thực vật trong máu. Tính từ năm 2017 đến tháng 5 năm 2019 tại Sơn La có 462 ca ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.

Đặc biệt, vụ ngộ độc do thuốc hóa học tại Mộc Châu năm 2018 làm 78 người cấp cứu đã rung lên hồi chuông cảnh báo cho người nông dân khi sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

Sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng cho phép có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Nhận thấy được tình trạng lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật nên ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã có xu hướng sử dụng một loại sản phẩm mới thân thiện với môi trường, an toàn cho con người và đạt hiệu quả cao đó là chế phẩm sinh học.

Đây là một trong các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại đạt hiệu quả cao nhất và được ủng hộ sử dụng nhiều nhất. Sở dĩ chế phẩm sinh học đạt được nhiều kết quả tối ưu như vậy vì có được những ưu điểm nổi bật:

  • Cân bằng tỷ lệ vi sinh vật và các dinh dưỡng trong đất.
  • Các vi sinh vật trong chế phẩm không làm ô nhiễm đất, thoái hóa đất mà ngược lại còn góp phần tăng độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất.
  • Tổng hợp các chất dinh dưỡng, góp phần tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng và tăng năng suất.
  • Hạn chế tối đa sự phát triển của các loài sâu bệnh hại cây trồng.
  • Phân hủy các chất hữu cơ, chất thải sinh học, bảo vệ môi trường.
  • An toàn cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.

Tiềm năng của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là rất lớn. Đây là phương pháp hiệu quả và mang đến nhiều kết quả tích cực cho người dân. 

Năm 2019, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai, Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH] cùng với các cộng sự đã chế tạo thành công chế phẩm vi sinh chứa virus Nucleo Pohedrosis [NPV] có thể tiêu diệt sâu khoang trên rau muống.

Đề tài đã được nghiệm thu vào giữa năm 2019 bởi Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và đang được đưa vào áp dụng sản xuất quy mô lớn cho bà con nông dân. [Theo ninhthuan.gov.vn]

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai và các cộng sự đã chế tạo thành công chế phẩm sinh học diệt trừ sâu bệnh hại áp dụng trên cây rau muống

Tuy nhiên, hiện nay chế phẩm sinh học trên thị trường được lưu thông rất nhiều l. Lẫn trong đó là những sản phẩm kém chất lượng, không giúp ích cho nhà nông mà còn gây hại nghiêm trọng hơn.

Bởi vậy, bà con cần phải tìm hiểu kỹ cách phân biệt sản phẩm chế phẩm sinh học chính hãng hay hàng nhái. Hơn nữa, mọi người nên sử dụng những nhãn hàng uy tín, đảm bảo về chất lượng và giá thành. 

Tất cả vấn đề này đều được EcoClean giải quyết. Nhiều năm gần đây, chắc hẳn bà con không còn xa lạ với EcoClean vì độ tin cậy và hiệu quả đạt được khi sử dụng.

Mỗi sản phẩm của EcoClean trước khi đưa ra thị trường đều được nghiên cứu và kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng.

Để biết thêm thông tin sản phẩm và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909 752 990

Mong rằng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên đây giúp bà con có lựa chọn tốt nhất cho vụ mùa. Chúc bà con thành công!

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 0903 923 177 0909 025 177 0903 956 982

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM

Video liên quan

Chủ Đề