Driver đèn led là gì

Hiện nay, đèn LED đang dần trở nên phổ biến, đánh bại hàng loạt các loại đèn truyền thống khác và “thống lĩnh” thị trường các thiết bị chiếu sáng. LED Driver là một bộ phận cần thiết để cấu tạo nên đèn LED. Vậy LED Driver là gì? LED Driver có cấu tạo ra sao và đóng vai trò gì trong đèn LED? Hãy để DAXINCO giải đáp thắc mắc của các bạn.

  • Tìm hiểu thêm Tuổi thọ đèn led thật tế khi sử dụng

Sơ lược về LED Driver – Nguồn LED

LED Driver là gì?

Đèn LED đang không ngừng phát triển và trở thành thiết bị chiếu sáng được rất nhiều gia đình sử dụng, bên trong đèn LED có các nguồn led, tuy nhiên không nhiều người thật sự biết LED Driver là gì.

LED Driver còn có tên gọi khác là nguồn LED hoặc trình điều khiển LED. Đây là một nguồn điện khép kín, được dùng để kiểm soát dòng điện cùng với điện áp cung cấp cho đèn LED. Có thể nói, LED Driver có nhiệm vụ tương tự như máy biến áp của các bóng đèn điện áp thấp và chấn lưu của đèn huỳnh quang. Đều là bộ phận cung cấp cho đèn LED một lượng điện vừa đủ mà chúng đòi hỏi để đèn có thể hoạt động.

Không nhiều người biết LED Driver là gì

Cấu tạo của bộ nguồn LED

Sau khi tìm hiểu LED Driver là gì, DAXINCO sẽ cung cấp một số thông tin về cấu tạo của LED Driver. LED Driver có cấu tạo khá phức tạp. Những loại đèn LED càng chuyên dụng thì cấu tạo của LED Driver lại càng phức tạp. Bởi các thiết bị này đòi hỏi tính an toàn phải cao trong quá trình sử dụng. Một số thành phần chung của tất cả các loại LED Driver như:

  • Diode chỉnh lưu: Bởi vì các đèn LED chỉ cho phép dòng điện một chiều chạy qua. Vì vậy diode chỉnh lưu là một bộ phận rất quan trọng. Dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều AC đầu vào thành dòng điện một chiều DC.
  • Biến áp: Điện áp dân dụng là 220V, biến áp thực hiện nhiệm vụ hạ điện áp xuống mức thấp hơn để phù hợp với yêu cầu của đèn LED.
  • IC và MOSFET: MOSFET là bộ phận đóng ngắt cùng với IC giúp tạo ra xung động một chiều để biến áp có thể hoạt động. 2 thành phần này có thể được xem như là trái tim của bộ nguồn.
  • Lọc nhiễu: Sau khi xung một chiều thỏa khỏi MOSFET. Lọc nhiễu sẽ giúp xung một chiều không bị nhiễu kim do các hoạt động đóng ngắt của bộ phận MOSFET.
  • Lọc nguồn: Bộ phận giúp bảo vệ phản hồi dòng trong bộ nguồn.
  • Cầu chì: Ngắt mạch kịp thời, đảm bảo an toàn trước các rủi ro.
  • Tụ chống sét: Có chức năng giúp chống sét cho nguồn khi hoạt động ở môi trường ngoài trời khắc nghiệt.
  • Lọc áp
  • Tụ cao áp
Cấu tạo của LED Driver

Vai trò của LED Driver

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc chiếu sáng của các đèn LED. Giúp cho nguồn điện áp trở nên thích hợp và để đèn LED hoạt động ổn định.
  • Giúp bảo vệ đèn LED khỏi những biến động về điện áp hoặc dòng điện. Giúp ngăn chặn một số vấn đề ở dòng điện.
  • Giúp cho việc chiếu sáng của đèn LED được ổn định, tuổi thọ của đèn được kéo dài.
  • Giúp bảo vệ toàn diện cho đèn LED và tăng độ bền của trình điều khiển LED. Xử lý kịp thời các lỗi điện áp thấp và cao áp của đầu vào và đầu ra, quản lý sức nóng của đèn LED.
LED Driver có vai trò quan trọng trong đèn LED

Một số loại nguồn LED Driver bạn có thể tham khảo

Bên cạnh LED Driver là gì và cấu tạo của bộ nguồn led. Các bạn có thể tìm hiểu một số nguồn LED Driver phổ biến.

Driver sử dụng điện trở để hạ áp

Có thể nói, đây là loại LED Driver cơ bản và thô sơ nhất của các dòng driver led. Nguyên lý hoạt động của chúng là sử dụng điện trở lớn hơn để hạ áp dòng điện xuống đến mức phù hợp với các đèn LED. Tuy nhiên, ngày nay ít ai sử dụng loại Driver này bởi tính năng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với những dòng đèn hiện đại. Chất lượng cao như đèn LED âm trần, đèn LED ốp trần,…

LED Driver dòng

Loại LED Driver này sử dụng IC cùng với biến thể để chuyển đổi dòng điện sao cho phù hợp với yêu cầu của các đèn LED. Dòng LED Driver này có tính năng nổi bật hơn so với Driver sử dụng điện trở. Giúp tạo dòng cố định dù điện áp có bị biến đổi.

LED Driver Dimmable

Nhìn chung, LED Driver Dimmable có thể nói là dòng hiện đại nhất trong số các dòng của LED Driver. Sử dụng chiết áp để có thể thay đổi độ sáng của đèn LED theo ý muốn. Được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị chiếu sáng hiện đại.

LED Driver điện áp không đổi

Dòng LED Driver này dùng để biến điện áp thông thường 220V thành điện áp một chiều và không đổi. Loại Driver này có chi phí thấp hơn so với những Driver khác, vì vậy có thể hạ giá thành của đèn LED xuống. Đây cũng là bộ driver led rất phổ biến đối với các kỹ sư thiết kế và lắp đặt.

LED Driver là gì là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực đèn LED. Việc nắm bắt các cấu tạo và vai trò của bộ nguồn sẽ giúp các bạn sử dụng đèn LED đúng cách hơn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của DAXINCO đã mang lại cho các bạn những hiểu biết sâu sắc về các thiết bị liên quan đến đèn LED.

Chúng ta thường xuyên nghe thấy cụm từ Led driver, nhưng thực sự Led drive là gì và có vai trò quan trọng như thế nào đối với đèn led hiện nay. Hãy cùng Hita chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

@mucluc

Led driver là gì? Mục đích sử dụng Led driver cho đèn Led

Khái niệm Led driver

Với sự phát triển không ngừng của các thiết bị tiết kiệm điện, mọi người dần quen với việc sử dụng đèn Led thay thế cho các loại đèn truyền thống trước đây. Tuy nhiên, chúng ta không biết rằng loại đèn này cần có yêu cầu về các thiết bị chuyên dụng gọi là Led Driver để hoạt động. Vậy Led Driver chính là nguồn điện quan trọng giúp cung cấp dòng điện 1 chiều cho chip Led trong đèn. Chúng đảm bảo cung cấp cho đèn Led lượng điện hoạt động một cách tốt nhất.

Mục đích sử dụng Led driver cho đèn Led

Led driver sử dụng cho đèn Led với 2 mục đích chính:

Điều chỉnh dòng điện xoay chiều điện áp cao thành dòng điện một chiều điện áp thấp. Bởi đèn Led được thiết kế chạy trên điện áp thấp trung bình từ 12 - 24V. Nhưng các nguồn cung cấp điện áp thường cao hơn từ 120 - 277V nên rất cần có driver để điều chỉnh dòng điện.

Bảo vệ đèn Led khỏi biến động điện áp hoặc dòng điện. Một biến động điện áp có thể thay đổi dòng điện được cung cấp cho đèn Led. Quá nhiều hoặc quá ít dòng điện cũng ảnh hưởng tới đầu ra ánh sáng. Hoặc suy giảm nhanh do nhiệt độ cao hơn chip Led. 

Cấu tạo Led driver

Led driver có cấu tạo khá phức tạp. Những loại Led driver dành cho đèn chuyên dụng sẽ có cấu tạo càng phức tạp hơn để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên trong tất cả các Led driver đều có những thành phần cấu tạo sau:

  • Diode chỉnh lưu biến đổi nguồn điện đầu vào là xoay chiều AC thành điện áp 1 chiều DC.
  • Biến áp hạ điện áp từ 220V dân dụng xuống điện áp thấp hơn phù hợp với mỗi dòng đèn Led.
  • IC và MOSFET tạo ra xung động 1 chiều cấp cho biến áp hoạt động. Đây là hai bộ phận quan trọng nhất của Led Driver.
  • Lọc nhiễu có nhiệm vụ xung 1 chiều sau khi thoát khỏi MOSFET. Không bị nhiễu kim do hoạt động đóng ngắt của MOSFET.
  • Lọc nguồn giúp bảo vệ phản hồi dòng của bộ nguồn.
  • Cầu chì ngắt mạch và đảm bảo an toàn khi có nguy hiểm xảy ra.
  • Tụ chống sét trong trường hợp đèn sử dụng ngoài trời
  • Tụ cao áp và lọc áp

Nguyên lý hoạt động của Led driver

Tương tự như cấu tạo của Led Driver, nguyên lý hoạt động của chúng cũng hoạt động rất phức tạp. Vậy nên chúng tôi sẽ tóm tắt lại nguyên lý cơ bản này cho bạn dễ hình dung hơn. Khi dòng điện AC 220V  đi vào đầu của led driver sau đó qua bộ diode chỉnh lưu thành điện áp 310V DC. Sau đó tới biến áp xung, biến áp sẽ được nối với IC điều chỉnh xung. Cuối cùng dòng điện đi qua diode chỉnh lưu khác với đầu ra là 12V DC hoặc 24V DC.

Các loại nguồn led driver hiện nay

Trên thị trường hiện nay phổ biến với 5 loại Led driver bao gồm led driver sử dụng điện trở để hạ áp, Led driver dòng. Led driver dimmable điện áp không đổi và led driver dòng không đổi.

Driver sử dụng điện trở để hạ áp

Dòng Led driver sử dụng điện trở để hạ áp là dòng Led xuất hiện sớm nhất và thô sơ nhất của công nghệ Led. Công dụng và cách hoạt động của bộ nguồn sử dụng điện trở lớn hơn nhằm hạ áp sao cho phù hợp với đầu vào đèn.

Led driver sử dụng IC

Dòng Led drive sử dụng IC là hệ thống biến thế để điều chỉnh dòng điện. Giúp ổn định dòng điện sao cho phù hợp với hoạt động của chip Led. Bên cạnh điều chỉnh và ổn định dòng điện, Led driver còn đảm bảo dòng điện cho ra cố định.

Led driver dimmable

Led driver dimmable có thể nói là hiện đại nhất và được sử dụng phổ biến. Nguồn Led dimmable có thể thực hiện các công việc của các dòng đèn ở trên. Ngoài ra bộ nguồn này còn có thể thay đổi độ sáng của đèn.

Led driver điện áp không đổi

Led driver điện áp không đổi hoạt động và biến điện áp 220V chuyển thành một điện áp không đổi một chiều. Thông thường loại driver này có đầu ra 24V hoặc 12V.

Led driver dòng không đổi

Led driver dòng không đổi là nguồn Led có cường độ dòng điện không đổi. Hoạt động dựa trên nguyên lý liên tục thay đổi điện áp trên mạch điện. Từ đó duy trì cường độ dòng điện ở mức ổn định. Loại led driver thường dùng cho các loại đèn Led công suất cao. Bởi vì đèn công suất cao và cần sự ổn định của dòng điện để hoạt động.

Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn Led driver là gì. Hy vọng với những thông tin đó bạn có thể lựa chọn được loại đèn với chỉ số lumen cần thiết cho việc chiếu sáng trong nhà..

Công ty TNHH Nội thất Hita uy tín 

Thành lập vào năm 2016, Công ty TNHH Nội thất HITA chúng tôi tự tin là đại lý chuyên cấp các sản phẩm thiết bị vệ sinh và điện hàng đầu của các thương hiệu như TOTO, INAX, Panasonic, Nanoco, Philips, Paragon, Schneider.

Tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 111 Kinh Dương Vương, Phường 12, Quận 6, TP.HCM

Hotline: 0868.804.440

Email:

Video liên quan

Chủ Đề