Con dấu tên tiếng nhật là gì

Khác với Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới – chỉ có công ty [pháp nhân] mới sử dụng con dấu, ở Nhật mỗi người [cá nhân] đều sử dụng con dấu [hay còn được gọi phổ biến là Inkan] thay cho chữ ký. Đây cũng là một nét văn hóa làm ngạc nhiên nhiều người nước ngoài khi mới đến Nhật.

Inkan là gì? Các cách gọi khác của Inkan? Inkan [印鑑], hay còn thường được gọi là Hanko [ハンコ] là con dấu [dùng cho pháp nhân [công ty] và cho cả cá nhân]. Jitsuin [実印] là cách gọi đối với Inkan đã được đăng ký. Ginkoin [銀行印] là cách gọi đối với Inkan được làm để sử dụng cho các giao dịch ngân hàng. Ninin [認印] là cách gọi những Inkan dùng cho việc ký nhận bình thường hàng ngày như nhận bưu kiện…[những việc không quan trọng].

Cách gọi trong tiếng Nhật phức tạp như vậy là do người ta gọi theo mục đích sử dụng của từng con dấu, còn tiếng Việt thì tóm lại chỉ gọi là Con dấu 🙂

Khắc Tên hay Họ lên con dấu?
Ở Nhật, Inkan cho cá nhân thường được làm bằng gỗ, đá hoặc nhựa. Nếu là người nước ngoài, bạn có thể khắc Họ hoặc Tên lên Inkan của mình [với điều kiện Tên/Họ có ghi trong Giấy đăng ký người nước ngoài]. Do văn hoá sử dụng Họ trong giao tiếp nên người Nhật chỉ khắc Họ của mình lên Inkan cá nhân.

Các loại Inkan [Ninin] được bán trong các cửa hàng 100 yên có khắc sẵn những Họ phổ biến của người Nhật.

Sử dụng Inkan khi nào?
Inkan được sử dụng trong nhiều việc, từ những việc hàng ngày như xác nhận đã nhận thư, bưu phẩm đến những giao dịch, ký kết hợp đồng, mở tài khoản ngân hàng… Tuy nhiên, không phải Inkan nào cũng sử dụng được cho những giao dịch quan trọng [chẳng hạn như ký kết hợp đồng mua bán, mở tài khoản ngân hàng…]. Đối với những giao dịch như vậy, bạn phải sử dụng Inkan đã được đăng ký [với chính quyền địa phương].

Khi đi làm Inkan, bạn có thể lựa chọn cho mình chất liệu của Inkan, bằng đá, bằng nhựa…
Khi đi làm Inkan, bạn có thể lựa chọn cho mình chất liệu của Inkan, bằng đá, bằng nhựa…

Chắc hẳn những bạn du học sinh, thực tập sinh hay cả những nhân viên công ty khi đến Nhật Bản đều biết rằng ở Nhật người ta sử dụng con dấu thay thế cho chữ ký các nhân. Muốn sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản thì chắc chắn mỗi người sẽ phải sở hữu một con dấu cá nhân. Việc đầu tiên mà người nước ngoài đến Nhật Bản phải làm có lẽ chính là con dấu, bởi vì phải có con dấu bạn mới có thể thực hiện các thủ tục cần thiết khác như làm thẻ ngân hàng, ký hợp đồng lao động, thuê nhà…

Con dấu hay Inkan [印鑑] là gì ?

Inkan [印鑑] hay còn được gọi là Hanko [ハンコ] chính là từ dùng để nói đến con dấu cho cá nhân cũng như công ty. Tùy vào mục đích sử dụng của con dấu mà người ta có thể có những tên gọi khác nhau như Jitsuin [実印] dùng để chỉ những con dấu đã được đăng ký, Ginkoin [銀行印] dùng để chỉ những con dấu được sử dụng cho các giao dịch ngân hàng, Ninin [認印] dùng để chỉ những con dấu dùng cho việc ký nhận hàng ngày…

→ Giải mã cơn sốt Pokémon PON – cơ hội sở hữu những con dấu siêu ngộ nghĩnh

Có thể mua hay làm Inkan [印鑑] ở đâu ?

Ở Nhật đối với những con dấu dùng hàng ngày người ta có thể mua được ở những cửa hàng 100 yên, một vài cửa hàng bán dụng cụ học tập, cửa hàng bán đồ lưu niệm…nhưng hầu như tất cả đều là chữ hán. Vậy với những người nước ngoài, tên được phiên âm bằng Katakana thì phải làm thế nào?

Đương nhiên là với những trường hợp như thế mọi người phải đến các cửa hàng làm con dấu để đặt cho mình những con dấu riêng, với tên và ký hiệu của mình. Tuy nhiên những cửa hàng như thế cũng không phải là dễ tìm thấy và giá cả cũng khá cao. Nhưng các bạn đừng lo lắng nhé, LocoBee sẽ giới thiệu đến các bạn một nơi làm con dấu cực kỳ tiện lợi và giá siêu rẻ – chỉ với 500 yên cũng đã có thể làm được một con dấu với tên của mình rồi!

Làm con dấu cá nhân bằng máy làm con dấu tự động [印鑑自販機]

Cửa hàng Don Quijote [ドンキホーテ]  nơi bán rất nhiều các sản phẩm được rất nhiều du khách nước ngoài yêu thích mà LocoBee đã có lần giới thiệu chính là nơi mà LocoBee muốn giới thiệu đến các bạn hôm nay. Máy làm con dấu tự động không phải có ở tất cả các cửa hàng Don Quijote mà chỉ có ở một số cửa hàng trong hệ thống Don Quijote trên toàn quốc.

Đây là địa điểm những cửa hàng Don Quijote có để máy làm con dấu tự động:  //hankojihanki.jp/partner/id:100/

Cách làm con dấu

  1. Bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật sau đó chọn “Bắt đầu” để thực hiện các bước làm con dấu.
  2.  Nhập tên mà mình muốn in trên con dấu [có thể chọn Romaji, Katakana hoặc Kanji]
  3. Sau khi nhập tên bạn sẽ có thể lựa chọn cỡ chữ với nét đậm, nét nhạt theo mong muốn.
  4. Lựa chọn nguyên liệu của con dấu [kích thước, màu sắc] Tùy vào kích thước và nguyên liệu của con dấu mà giá thành cũng khác nhau, rẻ nhất là con dấu có giá 500 yên.

    Sau bước này bạn có thể lựa chọn hộp đựng kèm theo hoặc không.

  5. Cho tiền vào máy để thực hiện làm con dấu.
  6. Sau đó chỉ cần đợi máy hoạt động, khắc tên của bạn lên con dấu. Trong quá trình đó bạn cũng có thể quan sát được tiến độ in của máy trên màn hình. Khi kết thúc sẽ có thông báo và bạn sẽ nhận được con dấu.

Các bạn có thể tham khảo chi tiết video cách thực hiện để hiểu rõ hơn.

Giờ thì bạn đã hoàn toàn có thể yên tâm về việc tạo cho mình một con dấu riêng rồi nhé. Nếu muốn cũng có thể làm những con dấu cá nhân như những món quà cho người thân hay bạn bè của mình nữa đó.

→ Con dấu khắc hình nhân vật trong truyện tranh của Tezuka Osamu

Tại Nhật con dấu Inkan cực kỳ quan trọng khi bạn ký các hợp đồng pháp lý, giao dịch. Bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp thực tập sinh, du học sinh làm con dấu Inkan từ A-Z


1. Con dấu Inkan là gì?


Inkan [印鑑], hay còn gọi là Hanko [ハンコ] là con dấu được dùng cho pháp nhân là công ty và cá nhân.

Con dấu tại Nhât có giá trị thay thế với chữ ký, giúp thực tập sinh có thể đăng ký thẻ ngân hàng, bảo hiểm, đăng kí sim điện thoại hay trong các văn bản hành chính và kể cả các giao dịch giấy tờ thông thường.


 

Mỗi công dân Nhật hay người ngoại quốc nào đang sinh sống và làm việc trong thời gian dài như thực tập sinh, du học sinh đều cần trang bị cho mình ít nhất 1 con dấu tròn 9mm màu đỏ hoặc 2 con dấu tròn 9mm và 6mm màu đỏ. Đối với thực tập sinh phía công ty phái cử sẽ làm giúp bạn trước khi sang
 

1.1. Các loại con dấu.
 

Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta phân con dấu thành những loại cơ bản sau:

Jitsuin [実印]: Con dấu đã được đăng ký với chính quyền địa phương.

Đây là con dấu cực kỳ quan trọng thông thường thì người ta thường đặt khắc tay nên có giá khá mắc. Jitsuin được sử dụng trong các giấy tờ quan trọng như giấy kết hôn, giấy khai sinh, chứng tử, mua bán xe hơi… Jitsuin là con dấu có tính bảo mật cao nhất, không trùng lặp với bất cứ người nào nên bạn cần cẩn thận cất giữ

Ginkoin [銀行印]: Con dấu được dùng khi bạn đăng kí ngân hàng 

Con dấu này giúp bạn khi mở tài khoản ngân hàng, rút tiền tiết kiệm, giao dịch đều có thể dùng Ginkoin để thay cho chữ ký mẫu.

Xem ngay: 

Thủ tục mở tài khoản ATM ngân hàng Nhật Bản

Mitomein [認印]: Con dấu được dùng cho việc ký nhận bình thường hàng ngày như giao hàng, xác nhận thư từ, bưu phẩm…

Vì  tính bảo mật thấp nên bạn hoàn toàn có thể mua tại các máy làm con dấu tự động hoặc các cửa hàng konbini và được làm bằng gỗ 

1.2. Chất liệu của con dấu.


Tùy vào yêu cầu của bạn mà chất liệu làm con dấu sẽ khác nhau có thể là bằng đá, bằng gỗ hoặc bằng nhựa, cao su. Đối với các con dấu có tính bảo mật cao như Jitsuin hay Ginkoin bạn cần đặt làm thủ công chất liệu là đá hoặc gỗ tốt để khó làm giả và có thể lưu trữ trong thời gian dài

Con dấu Mitomein bạn có thể làm bằng máy và những chất liệu rẻ

2. Những thắc mắc thường thấy về hanko

2.1. Thực tập sinh cần làm gì khi không có con dấu?


Nếu con dấu của bạn bị mất và bạn chưa kịp làm con dấu mới thì bạn vẫn được phép kí bằng tay thay cho con dấu, tuy nhiên các giấy tờ sẽ chủ yêú là giấy tờ nhập cư. Các hồ sơ quan trọng như liên quan đến ngân hàng, hay các giao dịch quan trọng bạn cần đóng bằng hanko mới được tính là hợp lệ.
 

2.2. Nên khắc họ hay tên lên con dấu?


Người Nhật hay dùng Họ trong các giao dịch của mình, tuy nhiên bạn là người ngoại quốc bạn có thể khắc cả họ lẫn tên của mình lên con dấu.

Đối với thực tập sinh Việt đa phần là dùng chữ viết Romaji [chữ la-tinh] và khắc tên theo phiên âm kanatana.

2.3. Nếu chữ trên hanko khác 1 chút với tên của tôi?


Tên thì có thể khác nhưng ngoài việc đóng dấu, họ cũng sẽ thu thập thêm thông tin cá nhân và địa chỉ của bạn.
 

2.4. Con dấu Hanko có mắc không?


Gía để làm con dấu tại Nhật thông thường là 2000 yên nếu mà bạn khắc thủ công tại các cửa hàng làm con dấu [はんこ屋さん – Hankoyasan] chuyên khắc con dấu tại Nhật. Giá tiền của con dấu rất đa dạng tùy theo chất liệu, kích cỡ, số lượng ký tự và cách khắc…
 


Những con dấu thông thường cho các kí nhận bình thường hàng ngày bạn có thể mua tại các cửa hàng 100 yên nhưng thông thường sẽ là con dấu có kí tự kanji nên nếu muốn con dấu đúng tên bạn bạn nên làm tại các cây làm con dâú tự động tại Nhật
 


 

Tìm hiểu thêm: 5 địa chỉ mua sắm giá rẻ cho du học sinh và người lao động Việt Nam tại Nhật
 

2.5. Tại sao thực tâp sinh cần phải làm con dấu


Nếu bạn sang Nhât làm việc, viêc sử dụng các con dấu trong các thay chữ kí của mình để giải quyết các giấy tờ là cực kì cần thiết. Ví dụ như khi bạn mở ngân hàng, lĩnh lương, nhận bưu kiện hay thanh toán các hóa đơn điện nước,... đều phải sử dụng con dấu. 
 

3. Đăng ký làm con dấu [inkan]

3.1. Ai có thể đăng ký làm con dấu Inkan tại Nhật

  Bạn được phép làm con dấu tại Nhật khi bạn có đủ điện kiện cơ bản sau: – Có Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài.

– Trên 16 tuổi.


 

3.2. Con dấu nào không được phép đăng kí tại Nhật


Vì tính chất bảo mật của con dấu nên sẽ có những trường hợp con dấu của bạn sẽ không được địa phương chấp nhận đăng kí, các trường hợp không được phép đăng kí là – Đã được người khác đăng ký. – Không có khắc Tên hoặc Họ giống trong Giấy đăng ký người nước ngoài. – Làm bằng gôm hay nhựa [dễ bị biến dạng]. – Bị lỗi, không có đường viền hay đường viền bị khiếm khuyết, không hoàn chỉnh.

– Có đường kính nhỏ hơn 8mm hoặc lớn hơn 25mm.


 

3.3. Các bước đăng ký làm con dấu.

Bước 1: Để đăng kí con dấu bạn đến 市役所 – shiyakusho làm thủ tục đăng kí con dấu[印鑑登録証 – inkantourokushou] kèm một số thứ sau: – Con dấu muốn đăng kí. – Giấy tờ tùy thân có ảnh khuôn mặt: thực tập sinh, du học sinh nên là thẻ ngoại kiều hoặc hộ chiếu. – Phí đăng kí từ 100 đến 300 yên tùy nơi.

Nhận đơn đăng kí con dấu [申請書 -shinseisho] rồi điền vào đơn rồi nộp. 


Bước 2: Sau khi viết đơn đăng kí bạn làm giấy chứng minh con dấu [印鑑証明書 – inkanshoumeisho].

Giấy chứng minh con dấu sẽ được yêu cầu khi bạn làm các giao dịch quan trọng như mua nhà, mua xe, đăng kí kết hôn,.. bên cạnh con dấu này. Để làm giấy chứng minh con dấu bạn cần điền vào giấy 印鑑登録証明書交付申請書 và 1 số giấy tờ sau


 

– Giấy đăng kí con dấu. – Giấy tờ tùy thân có ảnh khuôn mặt. – Phí đăng kí. Sau khi đăng kí bạn sẽ được chính quyền cấp giấy chứng nhận đã đăng kí con dấu. Giấy xác nhận con dấu [印鑑証明書] và giấy chứng nhận đăng ký con dấu [印鑑登録書] là khác nhau.

Trên đây là hướng dẫn làm con dấu Inkan tại Nhật mà chúng tôi tổng hợp. 

Nếu bạn còn bất kỳ những thắc mắc nào hãy để bình luận phía cuối bài viết để được tư vấn trực tiếp nhé. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm: 

Cách đăng ký mua hàng và thanh toán trên Amazon Nhật Bản

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 

Video liên quan

Chủ Đề