Bức xúc không làm ta vô can nghĩa là gì

Đọc xong tác phẩm “Bức xúc không làm ta vô can” của tác giả Đặng Hoàng Giang, tôi có nhiều suy ngẫm về các vụ việc xảy ra trong cuộc sống. Một trong những vấn đề được tác giả đề cập mà tôi cảm thấy rất thích, xin được tóm tắt như sau:

Dư luận dường như thờ ơ vô thức với các tin tốt nhưng lại đặc biệt quan tâm các tin xấu. Tin tức về những tệ nạn hay bất cập trong xã hội mang đến cho chúng ta những cái cớ để than phiền. Phàn nàn, bực dọc, cáu kỉnh, chê bai… đang trở thành những trạng thái thường trực trong dư luận. Các trạng thái này được gói ghém trong từ “bức xúc”.

Theo tác giả, nếu vào Google gõ từ “bức xúc”, ta sẽ được 29 triệu kết quả, gấp gần 10 lần “Ngọc Trinh”, một con số ấn tượng cho một từ có “làn da xấu xí” như vậy. Vì sao? Tác giả cho rằng, có một số nguyên nhân cho hội chứng bức xúc này.

– Khi lên tiếng phê bình hay than phiền về một điều gì đó, chúng ta chứng tỏ cho người khác và cho bản thân là chúng ta không thờ ơ, vô cảm, mà vẫn còn quan tâm, lo lắng. Hơn nữa, khi chê trách người khác, chúng ta cảm thấy ưu việt về mặt đạo đức và tự hài lòng vì thấy mình tốt đẹp hơn.

– Một điểm quan trọng hơn nữa là khi bức xúc, chúng ta phát ra tín hiệu chúng ta vô can và vô tội. Khi bày tỏ bức xúc, một cách khéo léo, chúng ta tuyên bố mình không thể thuộc về bên “thủ phạm” được, mà mình đứng về phía bị thiệt thòi và mình cũng là nạn nhân.

Dần dần, chúng ta nghiện những cái lắc đầu, những cái chép miệng, lúc thì ta phẫn nộ, khi thì ta chỉ cười buồn. Cảm giác mình tốt đẹp, đầy sự quan tâm, cộng với sự vô can, không liên đới, không chịu trách nhiệm, là một cảm giác êm ái. Nó cũng giúp xoa dịu những bức rứt lương tâm thi thoảng nổi lên khi chúng ta lờ mờ cảm thấy mình không đủ dũng cảm để làm gì trước những sai trái trong xã hội.

Những lúc đó, cách trấn an bản thân hiệu nghiệm là tỏ ra bức xúc một cách gay gắt. Nhưng liệu bức xúc có thực sự làm ta vô can như vốn dĩ ta cảm nhận?

Quay lại vụ bệnh nhân viêm tụy tử vong ở Bệnh viện Chợ Rẫy, hình ảnh bác sĩ trong mắt người dân luôn méo mó, quan liêu và thiếu lương tâm, thì nay vụ việc này càng làm dư luận “dậy sóng” và càng làm hình ảnh bác sĩ trở nên xấu xí hơn.

Khi bị “ném đá”, đương nhiên bác sĩ sẽ phải lý giải, chứng tỏ mình không sai. Còn người nhà bệnh nhân/dư luận nghi ngờ, cho rằng bác sĩ đang biện hộ.

Có một thực tế rằng, khi xảy ra sự cố y khoa, nghiêm trọng là dẫn đến chết người, người nhà bệnh nhân ngay lập tức đổ lỗi cho bác sĩ/bệnh viện.

Dư luận theo đó cũng phán xét, kết tội ngành y. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân/người dân không có kiến thức chuyên môn y khoa mà vẫn luôn cho mình đúng, thậm chí chỉ trích ngành y nước nhà…

Những bức xúc gay gắt được đăng tải trên trang mạng xã hội phải chăng chỉ để chứng tỏ chúng ta vô can và chỉ để xoa dịu bản thân…?

Theo tôi, cả hai phía cần có cái nhìn bao dung và cảm thông hơn. Chẳng hạn, nếu có thể, người dân cần có sự cảm thông hơn cho phía ngành y, nhất là sự quá tải tại các bệnh viện công hiện nay. Sự quá tải đó không do lỗi của bệnh viện, cũng không do lỗi của các nhân viên y tế. Đây là điều khó khắc phục một sớm một chiều, cần có thời gian và những chiến lược lớn của chính phủ.

Bạn thường nói về “phong bì cho bác sĩ”. Vậy “phong bì” này có từ đâu? Phải chăng xuất phát từ văn hóa cảm ơn, vốn có ý nghĩa tốt đẹp: cảm ơn bằng “cây nhà lá vườn” [con gà, trái cây, can dầu phụng…] để thể hiện lòng biết ơn với người cứu và điều trị cho mình/người thân của mình; rồi dần dần mọi người chạy đua nhau để được bác sĩ quan tâm nhiều hơn; từ đó vật cảm ơn to dần lên, đương nhiên tâm lý người nhận [bác sĩ] cũng sẽ thay đổi theo để phù hợp.

Để xóa bỏ “phong bì cho bác sĩ”, người dân cần kiên quyết không sử dụng phong bì, để mọi người bệnh đều được chăm sóc như nhau bằng chính cái tâm của người bác sĩ.

Nhân viên y tế hãy thử đặt mình vào vị trí, tâm trạng của người bệnh/người nhà bệnh nhân để thông cảm hơn nỗi bức xúc của họ khi bệnh viện đông người, chật chội, chờ lâu, giường nằm đôi nằm ba; nhân viên y tế thiếu thời gian giải thích, tư vấn kỹ; một số nhân viên có thể nói là giao tiếp kém [la mắng, quan liêu], thậm chí vòi vĩnh, bác sĩ nhiều nơi trình độ vẫn còn kém…

Chỉ có sự bao dung và cảm thông từ hai phía mới có thể giúp hai bên cùng hướng về một phía, cùng góp phần làm thay đổi ngành y theo hướng tốt đẹp hơn.

Tôi khởi nghiệp ngành y với Pasteur, một bước khởi đầu với hy vọng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch ngành y theo hướng tốt hơn, kết nối những bác giỏi và có tâm phục vụ cho bệnh nhân/khách hàng của mình.

Tôi có niềm tin mãnh liệt vào các đồng nghiệp của mình, mặc dù có một bộ phận nhỏ đang làm những điều không tốt.

Tôi từng chứng kiến một đàn anh không đủ tiền mua sữa, hằng ngày nhịn ăn sáng nhưng vẫn đứng ra bảo lãnh cho bệnh nhân khi không có tiền phẫu thuật.

Tôi cũng thấy những điều dưỡng của mình làm tăng ca nhưng không được nhận thêm lương. Và còn rất nhiều câu chuyện khác như vậy…

Tôi cũng chứng kiến sự tử tế ở chính những bệnh nhân của mình. Sự tử tế luôn tồn tại, chỉ là chúng ta đang để bức xúc đẩy khủng hoảng đi quá xa với thực tế.

Hãy bình tĩnh, bao dung nhìn nhận sự việc, đừng “quăng” bức xúc gay gắt chỉ để chứng tỏ mình vô can.

THS. BS Nguyễn Thành Trung

Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng

Review sách Bức xúc không làm ta vô can - Đặng Hoàng Giang

Cuộc sống là những trải nghiệm mà chúng ta sẽ gặp trong đời, trải nghiệm thú vị, vui vẻ, đau khổ và những bài học nếu như không tự mình trải qua bạn sẽ không bao giờ biết được.

Cái tốt thì chúng ta đã được nghe và nhắc đến nhiều trong các cuốn sách khác, tuy nhiên những mảng tối mà chính chúng ta đang sống trong thực tế xã hội ngày nay là một góc nhìn hoàn toàn mới mà chính mỗi người đều nhận ra trong cuộc sống của mình nhưng có thể bạn đã bỏ qua.

Cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can của tác giả Đặng Hoàng Giang là một chủ đề mới mẻ và đầy sức hấp dẫn giúp bạn đọc phân tích, lý giải khơi gợi vấn đề nhức nhối trong xã hội với một tư duy mới để rút ra những kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta thay đổi chính bản thân và cuộc sống

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ CUỐN SÁCH BỨC XÚC KHÔNG LÀM TA VÔ CAN

Review sách Bức xúc không làm ta vô can – Đặng Hoàng Giang

Review sách 5 giây thay đổi suy nghĩ để cải thiện 90% hiệu suất – Thay đổi tư duy thay đổi cuộc chơi

Đặng Hoàng Giang là tác giả của cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can. Anh là người Áo gốc Việt. Anh đã tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau [Đức] và có trong tay tấm bằng tiến sĩ kinh tế phát triển tại Đại học Công nghệ Vienna [Áo].

Sau 20 năm sinh sống và làm việc tại nước ngoài, anh trở về Việt Nam trở thành chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả. Anh từng chia sẻ rằng “Tôi muốn có một môi trường mới mẻ, gặp được những người thú vị, làm được nhiều điều khác nhau. Ở Việt Nam, người ta có thể thử nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau”

Mục đích của anh khi trở về mảnh đất quê hương là đem lại giá trị văn hóa tốt đẹp cho đất nước, bởi anh tin rằng Việt Nam đang từng bước chuyển mình và chính những vấn đề xã hội đang trở thành một vấn đề cấp thiết.

Hiểu được vấn đề đang tồn đọng trong xã hội, cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can sẽ giúp bạn nhận ra bản thân mình và cuộc sống xung quanh với những mảng sáng và góc tối để chính chúng ta biết thay đổi bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn.

NỘI DUNG NỔI BẬT CỦA CUỐN SÁCH BỨC XÚC KHÔNG LÀM TA VÔ CAN

Bức xúc không làm ta vô can chia làm 3 chủ đề: Cái tôi cá nhân trong xã hội hiện đại; Các vấn đề phát triển như môi trường, công lý và phân biệt giàu nghèo; Thực trạng văn hóa – xã hội đương đại.

Những người trẻ, người không còn trẻ nữa, học sinh, sinh viên, những ai đang đi làm và cả những ai đang nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cũng nên cho mình những trải nghiệm mới mẻ trong cuốn sách này.

Cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can xoay quanh vấn đề của xã hội ngày nay mà dường như chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ tưởng chừng như vô hại nhưng đang đe dọa chính sự phát triển của con người.

Bức xúc không làm ta vô can lột tả cuộc sống của chúng ta mỗi ngày, như chính sự soi xét, phản chiếu và như thấy chính mình đang sống không đúng với bản thân và những người xung quanh mình

GIÁ TRỊ ĐÚC KẾT QUA CUỐN SÁCH BỨC XÚC KHÔNG LÀM TA VÔ CAN

Review sách Bức xúc không làm ta vô can – Đặng Hoàng Giang

Review sách Khởi Nghiệp Bán Lẻ – Thành công dễ dàng hơn cho những ai có ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh nhỏ

Chúng ta thường có xu hướng chạy theo những người dẫn đầu, những người nổi bật mà quên mất đi những người thua cuộc và thất bại đang cố gắng nỗ lực kiên trì ở phía sau cũng rất đáng được ghi nhận. Tác giả cho rằng những người như vậy mới đáng được ngưỡng mộ bởi họ kiên trì và bền bỉ theo đuổi đam mê của chính mình.

Dù bạn là ai, bạn cũng đang mang một sứ mệnh riêng, có những khả năng chưa thể khám phá hết, bạn nên tôn trọng chính bản thân mình, không nên quá coi trọng phản ứng của những người khác bởi chính bạn là một cá thể độc lập không giống ai.

Bức xúc không làm ta vô can nhận thấy rằng Việt Nam chúng ta nhận thấy thực trạng người nghèo, người ăn xin xuất hiện càng nhiều. Có một số người thường miệt thị và chê bai, một số khác thì giúp đỡ nhưng vẫn tỏ ra chê trách vì nghĩ người nghèo cũng chỉ là ăn bám và đào mỏ. 

Người nghèo hay là bất kỳ ai trong xã hội này đều được quyền sống và bạn hãy ngừng thái độ phán xét đối với họ. Bởi hơn ai hết những người thất bại, nghèo đói tự họ biết họ đang trở thành gánh nặng đối với xã hội. Khi chúng ta càng chỉ trích, họ càng lún sâu vào mặc cảm của bản thân và gục ngã.

Thay vì phán xét, hãy cho họ những tia hy vọng trong cuộc đời, để họ thấy bản thân không phải là phế thải và có niềm hy vọng về tương lai. Biết đâu một sự giúp ích nhỏ từ bạn sẽ giúp họ có thêm động lực bước tiếp trên con đường tương lai.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đang sống cho chính mình hay chưa. Bạn luôn có xu hướng bị thuyết phục trước tài năng, nổi tiếng của những người khác, muốn trở thành một người giống như họ, nhưng chính mình lại chưa thực sự hoàn thiện bản thân mình. 

Chúng ta thường lựa chọn sống theo số đông hơn là sống theo chính mình. Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào tình trạng như vậy là mạng xã hội.

Vì vậy, chúng ta dành phần lớn thời gian của mình để lướt facebook, theo dõi, kết bạn, làm những việc vô bổ. Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo và đua nhau sống như những người nổi tiếng trên mạng xã hội.

Trên mạng xã hội, chúng ta đều có sân khấu của riêng mình và nỗi khát khao được công nhận. Chúng ta dần được công nhận bằng những cái like, share, comment. Thậm chí “từ thiện” được xem là một nét văn hóa cũng được nhiều người chọn làm chủ đề câu “like”.

Bức xúc không làm ta vô can cho rằng: Động cơ không xuất phát từ ý nghĩa công việc mà gây sự chú ý của người khác để được ngưỡng mộ, nổi tiếng. Người ta từ thiện để thỏa mãn, để được mọi người biết tới chứ mấy ai thật lòng muốn giúp đỡ người nghèo. Trên đất nước này vẫn còn rất nhiều người nghèo thật sự cần được hỗ trợ.

Tất cả những hành động hay suy nghĩ trên thực sự phí thời gian và công sức, chúng ta đang dần biến chính mình trở thành nô lệ cho người khác và nô lệ cho mạng xã hội. 

Review sách Bức xúc không làm ta vô can – Đặng Hoàng Giang

Bức xúc là gì? Khi chúng ta khó chịu, phẫn nộ, tức giận, chê bai với bất kỳ một hành động nào mà chúng ta coi là sai trong xã hội. Đối với Bức xúc không làm ta vô can, chúng ta đang bức xúc tức là chúng ta đang chứng minh mình là một người tốt, chúng ta vô tội trong chính câu chuyện sai trái đó, chúng ta đang lên án, không hề thờ ơ.

Tuy nhiên cái bức xúc của chúng ta có đem lại giá trị cho một ai hay giá trị cho xã hội mà chúng ta đang sống hay không. Điều đó thực chất không hề làm xã hội tốt đẹp lên mà ngược lại nó còn làm xã hội tồi tệ và khủng hoảng niềm tin.

Chẳng hạn như bạn liên tục chia sẻ những clip hay bài báo về vấn đề trộm cắp, giết người. Bạn nghĩ đó là nghĩa hiệp nhưng không, bạn đang làm xói mòn niềm tin của mọi người đối với xã hội mà chúng ta đang sống.

Những người xung quanh bạn sẽ bị lây nhiễm sự tiêu cực từ bạn thậm chí một hành động tốt cũng có thể khiến bạn suy diễn thành hành động xấu. Những điều tốt đẹp nghiễm nhiên bị chôn vùi và những thứ xấu lại được chính bạn lôi lên 

Khi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy những sự bức xúc, làm thế nào để bản thân mình luôn được tốt đẹp

  • Nhận thức bức xúc không làm ta vô can
  • Truyền đi những thông điệp ý nghĩa

LỜI KẾT

Bức xúc không làm ta vô can được viết bởi tác giả người Việt Nam Đặng Hoàng Giang đang len lỏi vào những góc tối mà chính chúng ta đang sống từng ngày mà không hề nhận ra.

Mỗi người nên dành 48 giờ để tự mình trải nghiệm cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can, biết đâu ngoài những giá trị tôi đúc kết nên các bạn có thể tự mình tìm ra những bài học để thay đổi nhận thức trong chính con người mình trong xã hội ngày nay

Video liên quan

Chủ Đề