Đồng Tháp giáp bao nhiêu tỉnh?

Đồng Tháp có lẽ đã đã không còn quá xa lạ bởi ta hay bắt gặp trong rất nhiều bài thơ, câu ca dao, tục ngữ. Đến với Đồng Tháp, du khách không chỉ thấy được vẻ đẹp hiền hòa của những con kênh, những cánh đồng sen thơm ngát mà đó còn là những món ăn đặc sản thơm ngon của miền Tây. Đồng Tháp là nơi mà người ta muốn tìm đến để trốn tránh phố phường chật chội, náo nhiệt để hòa mình vào vùng quê thanh bình. Vậy hãy cùng Tỉnh thành Việt Nam tìm hiểu xem Đồng Tháp ở miền nào? Đồng Tháp có mấy thành phố, huyện?

Mục lục

Đồng Tháp là miền nào

Đồng Tháp ở miền Nam, nằm trong khu vực Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Đồng Tháp phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An; phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; phía tây giáp tỉnh An Giang. Đồng Tháp có 3 thành phố, 9 huyện được chia thành 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã.

Thị xã: Sa Đéc, Hồng Ngư; huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung.

Dân tộc: Việt [Kinh], Hoa, Khmer, Ngái...

Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Căm-pu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long, phía tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía đông giáp Long An và Tiền Giang.

Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch, chằng chịt. Sông chính là sông Tiền [một nhánh của sông Mê Kông] chảy qua tỉnh với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương.

Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi - một giống lúa tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các

loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hoà, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

Tỉnh nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, và là 1 trong 3 tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười. Đất Đồng Tháp được khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII dưới thời các chúa Nguyễn. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Ngày 01-01-1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09-02-1913, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, nhập địa bàn vào tỉnh Vĩnh Long. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Sa Đéc được chia thành 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc. Sau 30-04-1975, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh có diện tích đứng hàng thứ 5 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, sau các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Long An và An Giang. Tỉnh nằm ở cửa ngõ của sông Tiền, có đường biên giới với Campuchia dài hơn 48 km với 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế: Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thương mại - dịch vụ. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 của tỉnh đạt 6.087,1 tỷ VNĐ [giá so sánh 1994], đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, sau tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang. Tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong năm 2008.

Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen mênh mông. Sen hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Có những cánh đồng ở Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh... chỉ trồng độc nhất cây sen. Sen được tận dụng toàn bộ, chẳng bỏ thứ gì. Ngó và hạt sen trở thành đặc sản của vùng này. Đặc biệt, ở đây có loài sen khổng lồ mà một người trưởng thành có thể đứng được trên lá sen. Vùng đất này rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Mùa nước nổi về, càng có lý do để khách du lịch đến với xứ sen Đồng Tháp...

Đồng Tháp nằm ở phía Tây Bắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Bắc giáp Campuchia; Nam giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp sông Tiền - ngăn cách với tỉnh An Giang, sông Hậu - ngăn cách với thành phố Cần Thơ; Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Lãnh thổ tỉnh nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông.

Đồng Tháp tiếp giáp và thông thương với Campuchia qua các cửa khẩu Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân, Thường Phước. Hệ thống quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 và mạng giao thông thủy trên sông Tiền, sông Hậu gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và mở rộng giao lưu với các tỉnh của Campuchia.

Đồng Tháp có địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 1 - 2 m so với mực nước biển. Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Sông Tiền chia cắt Đồng Tháp thành hai khu vực:

- Vùng phía Bắc sông Tiền, còn gọi là vùng Đồng Tháp Mười, có diện tích tự nhiên 250.731 ha; bao gồm thị xã Hồng Ngự, một phần huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông, một phần huyện Thanh Bình, huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh. Đây là vùng đất thấp, có nơi thấp hơn mặt nước biển, ngoại trừ khu vực gò cao trải dài từ biên giới Campuchia đến vùng Gò Tháp của huyện Tháp Mười. Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này được phù sa bồi đắp hằng năm và là vùng sản xuất lúa tập trung của tỉnh.

- Vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm một phần huyện Hồng Ngự, một phần huyện Thanh Bình, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, độ cao trung bình từ 0,8 - 1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hằng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.

Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm trên 27,30C, cao nhất vào tháng 4 với 29,50C, thấp nhất vào tháng 1 với 25,10C. Số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày, 2.522,4 giờ/năm, cao nhất vào tháng 4 với 275,2 giờ, thấp nhất vào tháng 9 với 143 giờ.

Lượng mưa trung bình năm là 1.739 mm, phân bố không đều, 99% lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 5 đến tháng 11. Độ ẩm trung bình năm khoảng 83%, cao nhất vào tháng 9 - 10 với khoảng 88%, thấp nhất vào tháng 12 với 81%.

Theo nghiên cứu và dự báo của các nhà khoa học, đến năm 2100, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thay đổi lớn, trong đó, tỉnh Đồng Tháp cũng không nằm ngoài những quy luật và ảnh hưởng chung của khu vực. Những năm qua, đã có nhiều biểu hiện của biến đổi khí hậu xảy ra ở Đồng Tháp như:

- Bão - điều chưa từng xảy ra, đã xảy ra ở Đồng Tháp năm 2006, gây thiệt hại về người và của rất lớn.

- Lốc xoáy, mưa giông, sấm sét ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên hơn. Mùa mưa có xu hướng thất thường. Năm 2009, mưa rất sớm. Nhiều đợt mưa rất to vào thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa.

- Thường xảy ra các đợt hạn hán cục bộ. Nhiệt độ có xu hướng tăng, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ giữa trưa rất cao, số ngày nóng bức tăng, nhiệt độ trung bình cao, có hiện tượng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất… Nhiệt độ tăng cao dễ dẫn đến cháy rừng, mỗi năm xảy ra hàng chục vụ cháy gây thiệt hại từ 10 đến 40 ha rừng tràm.

Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền [một nhánh của sông Mekong] chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch ngang dọc. Sông Hậu chảy ở phía Tây Nam tỉnh, qua địa bàn huyện Lấp Vò và huyện Lai Vung.

- Hệ thống sông phụ bao gồm: Sở Thượng, Sở Hạ, Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ, Sa Đéc.

- Hệ thống rạch bao gồm: Đốc Vàng Hạ, Đốc Vàng Thượng, Ba Răng, Cái Sao Thượng, Cái Sao Hạ, Cao Lãnh, Ba Sao, Cả Mác, Ông Cũng, Ba Rư....

- Hệ thống kênh bao gồm: Nguyễn Văn Tiếp A, Nguyễn Văn Tiếp B, An Long, Hồng Ngự - Long An, Kháng Chiến, Phước Xuyên....dẫn nước từ sông Tiền, sông Hậu vào vùng Đồng Tháp Mười.

Nguồn cung cấp nước ngọt của tỉnh bao gồm:

- Nước mặt: ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn. Sông Tiền là nguồn cung cấp chủ yếu với lưu lượng bình quân 11.500 m3/giây, lưu lượng lớn nhất vào mùa lũ đạt 41.504 m3 khối/giây, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa cạn còn 2.000 m3/giây.

- Nước ngầm: có nhiều vỉa ở nhiều độ sâu khác nhau. Khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp, nước ngầm ở độ sâu 100 - 300 m. Khu vực Tân Hồng, nước ngầm ở độ sâu 50 - 100 m. Khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp và Nam sông Tiền, nước ngầm dồi dào ở nhiều độ sâu khác nhau.

Đồng Tháp là tỉnh nằm ở thượng nguồn sông Tiền, nên chịu ảnh hưởng của chế độ nước sông Tiền, ít chịu tác động của biển. Chế độ thủy văn sông Tiền, sông Hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.

- Mùa lũ thường bắt đầu từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kênh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12. Những năm lũ lớn, nước lên tận cả sân vườn, quốc lộ; nhà cửa, trường học, trạm xá bị ngập sâu trong nước; giao thông chủ yếu bằng xuồng. Mùa lũ cũng mang lại cho vùng nguồn lợi thủy sản phong phú. Ở Đồng Tháp, mùa lũ về cũng là mùa cá linh, bông súng, chuột đồng, bông điên điển....

- Mùa cạn bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 6 hằng năm, mực nước trên các sông xuống thấp. Trên các con kênh, nước rút cạn chỉ còn đục ngầu một màu bùn đất. Nước cạn làm cho lòng kênh nhỏ lại, lộ ra những bãi bùn chạy dài. Đây là mùa thu hoạch lúa, mùa tát đìa bắt cá của người dân Đồng Tháp.

Năm 2010, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thủy văn ở Đồng Tháp có những diễn biến thất thường, mùa khô kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Mực nước các nơi trong tỉnh ở mức thấp hơn mùa khô năm 2009 và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,1 - 0,3 m. Tình hình ít mưa, nắng nóng và mực nước xuống thấp đã gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy và nước sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Trong khi đó, nguồn nước trên các kênh rạch lại bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng do lượng thuốc bảo vệ thực vật từ các cánh đồng, chất thải từ các hầm nuôi cá tra và rác thải sinh hoạt của người dân. Tháng 04-2010, mực nước ở Tân Hồng - huyện đầu nguồn của tỉnh - xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 50 - 70 cm.

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: đất phù sa, đất phèn, đất xám, đất cát.

- Nhóm đất phù sa có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên, phân bố khắp các huyện thị [trừ huyện Tân Hồng] dọc theo bờ sông rạch và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu. Nhóm đất này được bồi đắp hằng năm, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn trái.

- Nhóm đất phèn có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp các huyện, thị [trừ thành phố Cao Lãnh]. Vùng đất phèn được cải tạo đáng kể sau những tháng ngập lụt, người dân có thể trồng lúa sau khi nước rút.

- Nhóm đất xám có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông và thị xã Hồng Ngự. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, muốn canh tác phải bón phân, cải tạo.

- Nhóm đất cát có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười, thích hợp cho một số loại cây trồng như: lạc, chà là, ớt, dưa leo, bắp trắng...

Nhìn chung, đất đai Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững, lại tương đối thấp, nên gây khó khăn cho các công trình xây dựng, nhưng lại rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp thời điểm 01-01-2008

Danh mụcTổng diện tích

[nghìn ha]

Đất nông nghiệp

[nghìn ha]

Đất lâm nghiệp

[nghìn ha]

Đất chuyên dùng

[nghìn ha]

Đất ở

[nghìn ha]

Cả nước33.115,09.420,314.816,61.553,7620,4Đồng bằng Sông Cửu Long4.060,22.560,6336,8234,1110,0Đồng Tháp337,5259,514,919,713,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hệ thực vật ở Đồng Tháp rất phong phú với nhiều hệ sinh thái khác nhau, đặc biệt là hệ sinh thái ngập nước. Tỉnh có 14.900 ha diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng tràm ngập nước. Vườn quốc gia Tràm Chim và rừng tràm Xẻo Quýt là là hai khu vực có hệ sinh thái ngập nước phong phú nhất của tỉnh.

Ngoài tràm, sen cũng là loài thực vật chiếm số lượng áp đảo ở Đồng Tháp. Đặc biệt, tỉnh có loài sen kỳ lạ, lá to hơn cái nia, có thể cho phép một người nặng khoảng 60 kg đứng bên trên. Loài sen này được trồng ở chùa Phước Kiển, xã Hoà Tân, huyện Châu Thành. Theo tài liệu tra cứu, đây là loài sen Victoria Regia, mọc rất nhiều ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ.

Theo thống kê trên Website tỉnh Đồng Tháp, hệ động vật của tỉnh có khoảng 40 loài cá, 198 loài chim, và hàng chục loài bò sát v.v. Vườn quốc gia Tràm Chim và rừng tràm Xẻo Quýt là nơi sinh trưởng của nhiều loại động vật quý hiếm: rắn, rùa, sếu đầu đỏ [hạc], bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời v.v. Đặc biệt, sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grus antigone, là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Khác với các loài chim khác, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất, nên phải di trú nơi khác để tránh mùa nước nổi của vùng Đồng Tháp Mười. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Đồng Tháp có một số loại khoáng sản chủ yếu như:

- Cát xây dựng: trữ lượng và chất lượng lớn nhất và tốt nhất so với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ. Cát phân bố dọc theo các doi, cồn, cù lao trên sông Tiền và sông Hậu, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển. Cát sông ở dạng trầm tích theo dòng chảy, được bổ sung liên tục từ dòng chảy của sông Mekong.

- Sét gạch ngói: trữ lượng lớn, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

- Sét Kaolin: có nguồn gốc trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía Bắc của tỉnh như: Tân Hồng, Tam Nông và thị xã Hồng Ngự, bề dày mỏ khoảng 1 - 1,5 m, nằm dưới lớp đất mặt từ 0,6 - 1,3 m. Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sành, sứ và gốm mỹ nghệ.

- Than bùn: có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ IV, trữ lượng khoảng 2 triệu m3, phân bố ở Tam Nông, Tháp Mười dưới dạng vỉa và dạng lòng sông cổ thuộc bưng biền. Các vỉa than nằm dưới mặt đất từ 0,5 - 1,2 m, nhiệt lượng cháy từ 4.100 - 5.700 kcal/kg.

Tháng 05-2009, Đồng Tháp ban hành lệnh cấm khai thác đất sét và than bùn ở 15 khu vực có tổng diện tích hơn 44 triệu m2, cấm khai thác cát trên sông ở 5 khu vực có tổng chiều dài là 11,35 km. Các khu vực cấm khai thác khoáng sản đã được tỉnh quy hoạch là: các khu di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng và khoanh vùng bảo vệ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước và khu vực bảo tồn địa chất; khu quy hoạch đất đai dành riêng cho mục đích quốc phòng hoặc ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ quốc phòng anh ninh; các vùng quy hoạch sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các vùng cấm khai thác khoáng sản thuộc hành lang, phạm vi bảo vệ an toàn các công trình quan trọng về giao thông, thủy lợi, đê điều; khu Đô thị, khu thương mại, khu du lịch hoặc công trình kết cấu hạ tầng quan trọng. Ở những nơi cho khai thác cát trên sông Tiền và sông Hậu thì giới hạn khai thác phải cách bờ từ 100 - 200 m; riêng khu vực bờ sông bị sạt lở mạnh, vực sâu gần bờ -39,1 m thì giới hạn khai thác cách bờ 500 m. Đối với các cồn mới nổi giữa sông ưu tiên cấp phép khai thác cát nhằm làm thu hẹp diện tích cồn trên bình đồ, không để các cồn nổi giữa sông làm thay đổi dòng chảy và gây sạt lở bờ sông. Đối với khai thác đất sét, chiều dày khai thác sét trung bình giới hạn khai thác đến độ sâu 3 m là 2,4- 2,5 mo. [Nguồn tin từ TTXVN].

Đồng Tháp không có nhiều hạ tầng cho phát triển du lịch hiện đại nhưng sinh cảnh, làng nghề nơi đây luôn tạo sự thích thú cho khách phương xa, nhất là khách nước ngoài. Tỉnh có nhiều cánh rừng tràm, trong đó có nhiều cánh rừng nguyên sinh. Vào mùa nước nổi, khoảng tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, vùng Đồng Tháp Mười ngập trắng nước; những cánh đồng lúa được thay bằng những cánh đồng sen, súng. Đây cũng là mùa cá linh, chuột đồng, bông điên điển. Ngoài cảnh quan thiên nhiên, Đồng Tháp cũng có nhiều công trình kiến trúc, di tích văn hoá - lịch sử. Tỉnh có 12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 43 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hoá - lịch sử.

Những năm qua, ngành du lịch Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng đáng kể; cơ sở hạ tầng ở các khu, điểm du lịch được nâng cấp, các dịch vụ phục vụ du lịch ngày càng tốt hơn. Từ đó, lượng du khách đến Đồng Tháp ngày càng tăng, trung bình 18%/năm. Năm 2000, lượng du khách đến chỉ khoảng 68.800 lượt, đến năm 2005, đạt 615.000 lượt, tăng 900%. Đặc biệt, tháng 08-2007, tỉnh đón 450.000 lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006; trong đó, khách quốc tế đạt 10.000 lượt. Năm 2009, ngành du lịch Đồng Tháp đã đón và phục vụ 1.130.000 lượt khách, doanh thu đạt 76, 2 tỷ VNĐ. Thị trường du lịch bắt đầu được mở rộng, sản phẩm du lịch có chuyển biến, kết cấu hạ tầng du lịch có bước cải thiện đáng kể. Tỉnh đã quy hoạch 19 khu du lịch, trong đó có 5 khu du lịch trọng điểm do tỉnh quản lý và 14 điểm, khu du lịch do các huyện, thị, thành phố quản lý.

Nhanh nhạy, nắm bắt tình tình, phát huy tốt tiềm năng lợi thế là một trong những điểm sáng đáng ghi nhận của ngành du lịch tỉnh này. Tour du lịch "Theo dấu chân Người tình" của Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Đó là mô hình du lịch đến tham quan Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Người tình” của nữ nhà văn người Pháp Marguerite Duras [tác giả cuốn tiểu thuyết cũng là người tình của ông Huỳnh Thủy Lê]. Tour đã thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan, đặc biệt là các du khách người Pháp. Mới đây, tập đoàn Carousel Productions Inc và Công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên chính thức chọn Khu di tích lịch sử Xẻo Quýt và Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp làm điểm đến của cuộc thi vòng sơ khảo Hoa hậu Trái đất năm 2010. Đây là cơ hội rất tốt để quảng bá hình ảnh Đồng Tháp với bạn bè quốc tế.

Hiện nay, Đồng Tháp có một số cụm, tuyến du lịch như sau:

- Cụm du lịch số 1 bao gồm: thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười. Sản phẩm du lịch chủ yếu là: văn hoá, lịch sử, du lịch chuyên đề, du lịch Home Stay [ngủ nhà dân]. Các điểm tham quan chính là: khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Bảo tàng Đồng Tháp, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, căn cứ Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, di tích Gò Tháp.

- Cụm du lịch số 2 bao gồm: thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò. Sản phẩm du lịch chính là: di tích văn hoá - lịch sử, làng nghề truyền thống, nhà cổ. Các điểm tham quan chủ đạo bao gồm: làng nghề bánh phòng tôm Sa Giang, làng chiếu Định Yên, làng nem Lai Vung, làng sản xuất gạch, vườn quýt hồng Lai Vung, làng hoa kiểng Tân Quy Đông, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.

- Cụm du lịch số 3: huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng. Sản phẩm du lịch của cụm chưa có nhiều, song có điểm nhấn quan trọng là Vườn quốc gia Tràm Chim. Trong tương lai còn nhiều tiềm năng phát triển khi xây dựng quốc lộ nối liền với đường xuyên Á.

Khu du lịch Gáo Giồng - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Vườn quốc gia Tràm Chim

Khu du lịch Gáo Giồng

Làng hoa kiểng Tân Quy Đông

Làng chiếu Định Yên

Căn cứ Xẻo Quýt

Văn miếu Đồng Tháp

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Chùa Bà

Chùa Bửu Lâm

Chùa Phước Hưng

Bảo tàng Đồng Tháp

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Đình Định Yên

Đình Tân Phú Trung

Đình Phong Mỹ

Chùa Kiến An Cung

Di tích Gò Tháp

Quýt hồng Lai Vung

Xoài cát chu Cao Lãnh

Nem Lai Vung

Bánh phồng tôm Sa Giang

Chuột đồng

Cá linh

Bông điên điển

Hẹ nước

Hiện nay, Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố Cao Lãnh - tỉnh lỵ của tỉnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, huyện Châu Thành, huyện Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình, huyện Tháp Mười. Trong đó, huyện Tháp Mười có diện tích lớn nhất, thị xã Sa Đéc có diện tích nhỏ nhất. Thị xã Hồng Ngự được thành lập vào ngày 30-04-2009, trên cơ sở tách ra từ huyện Hồng Ngự. Như vậy hiện nay, Đồng Tháp có đến 2 cặp địa danh hành chính cấp huyện trùng tên là: thị xã Hồng Ngự - huyện Hồng Ngự, thành phố Cao Lãnh - huyện Cao Lãnh. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm 01-04-2009 là 152, trong đó có 14 phường, 9 thị trấn và 129 xã.

Các cơ quan quản lý cao nhất của tỉnh hiện nay là: Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân [HĐND] và Ủy ban Nhân dân [UBND]:

- Tỉnh ủy là cơ quan đại diện cho đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh. Đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy. Bí thư tỉnh ủy hiện nay là ông Huỳnh Minh Đoàn. Ông Huỳnh Minh Đoàn sinh năm 1953, quê ở xã Tân Thành, huyện Tân Hồng, [nay là xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp]. Ông gia nhập quân đội năm 1968, tháng 06-1995, được phong đại tá. Cuối tháng 08-2000, ông được Bộ Chính trị đảng Cộng sản chỉ định nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp. Đến tháng 06-2001, ông giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp thay cho ông Lê Minh Châu - bị Bộ Chính trị kỷ luật do có khuyết điểm "mất đoàn kết nội bộ".

- HĐND theo quy định là cơ quan quyền lực nhân dân trong tỉnh, được bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Đứng đầu cơ quan này là Chủ tịch HĐND. Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp hiện nay là ông Huỳnh Minh Đoàn, kiêm Bí thư Tỉnh ủy.

- UBND do Hội đồng nhân dân chọn ra, có trách nhiệm quản lý trực tiếp các vấn đề hành chính, kinh tế, xã hội, văn hoá....của tỉnh nhà. Đứng đầu UBND là Chủ tịch và các phó Chủ tịch, bên dưới là các Sở ban ngành quản lý từng lĩnh vực cụ thể. Chủ tịch UBND tỉnh hiện nay là ông Lê Vĩnh Tân. Ông Tân được HĐND tỉnh khoá VII bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2011, tại kỳ họp bất thường ngày 22-04-2004, thay cho ông Trương Ngọc Hân. Trước đó, ông Tân giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đất Đồng Tháp được khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII dưới thời các chúa Nguyễn. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.

Ngày 16-08-1867, Pháp lâp hạt Sa Đéc - 1 trong 24 hạt thanh tra trên toàn cõi Nam Kỳ. Ngày 04-12-1867, tách huyện Phong Phú ra lập hạt thanh tra mới. Ngày 05-06-1871, hạt Sa Đéc nhận thêm hạt Cần Thơ vừa bị giải thể. Ngày 30-04-1872, tách 6 tổng hợp với 1 tổng của hạt Vĩnh Long và 3 tổng của hạt Trà Vinh để lập hạt Bát Xắc, tức Trà Ôn. Từ ngày 05-01-1876, hạt Sa Đéc bao gồm 9 tổng: Mỹ An với 12 làng, An Hội với 6 làng, An Trung với 8 làng, An Phong với 9 làng, An Thạnh với 14 làng, An Thới với 12 làng, An Tịnh với 6 làng, Phong Thạnh với 6 làng, Phong Nẫm với 11 làng.

Ngày 01-01-1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09-02-1913, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, địa bàn chia thành 3 quận Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh nhập vào tỉnh Vĩnh Long. Ngày 29-02-1924, tỉnh Sa Đéc được tái lập, bao gồm 3 quận:

- Quận Châu Thành có 5 tổng: An Hội với 5 làng, An Mỹ với 14 làng, An Thạnh Thượng với 4 làng, An Thạnh Hạ với 5 làng, An Trung với 6 làng.

- Quận Lai Vung có 2 tổng: An Phong với 5 làng, An Thới với 8 làng.

- Quận Cao Lãnh có 3 tổng: An Tịnh với 5 làng, Phong Nẫm với 9 làng, Phong Thạnh với 6 làng.

Sau năm 1956, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, địa bàn chia thành 3 quận: quận Sa Đéc nhập vào tỉnh Vĩnh Long, quận Lai Vung và quận Cao Lãnh lập thành tỉnh Kiến Phong. Ngày 24-09-1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập, gồm 4 quận:

- Quận Sa Đéc có 3 tổng: An Trung với 4 xã, An Thạch với 5 xã, An Thới với 4 xã.

- Quận Lấp Vò có 2 tổng: Phú Thượng với 6 xã, Phong Thới với 2 xã.

- Quận Đức Tôn có 2 tổng: An Mỹ Đông với 4 xã, An Mỹ Tây với 3 xã.

- Quận Đức Thành có 3 tổng: Tiến Nghĩa với 2 xã, Ti Thiện với 3 xã, An Khương với 3 xã.

Sau 30-04-1975, tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Sa Đéc, bao gồm:

- Thị xã Sa Đéc với 5 xã

- Huyện Hồng Ngự với thị trấn Hồng Ngự và 21 xã.

- Huyện Tam Nông với 13 xã.

- Huyện Cao Lãnh với thị trấn Cao Lãnh và 22 xã.

- Huyện Lấp Vò với 16 xã.

- Huyện Châu Thành với 11 xã.

Ngày 05-01-1981, chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện: Cao Lãnh và Tháp Mười; huyện Cao Lãnh còn 21 xã và thị trấn Cao Lãnh; huyện Tháp Mười có 8 xã; đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng.

Ngày 23-02-1983, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 13-HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chánh một số huyện của tỉnh Đồng Tháp như sau:

- Chia huyện Tam Nông thành hai huyện lấy tên là huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình. Huyện Tam Nông gồm có các xã An Long, Phú Ninh, An Hoà, Phú Thọ, Phú Thành, Tân Công Sính, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường; trụ sở huyện đóng tại xã Phú Hiệp. Huyện Thanh Bình gồm có các xã Bình Thành, Tân Mỹ, Phú Lợi, Tân Phú,Tân Thạnh, An Phong, Tân Long, Tân Quới, Tân Hoà, Tân Huề; trụ sở huyện đóng tại xã Tân Phú.

- Thành lập thị xã Cao Lãnh trên cơ sở tách thị trấn Cao Lãnh và các xã An Hoà, Mỹ Trà, Mỹ Tân của huyện Cao Lãnh. Thị xã Cao Lãnh gồm có các phường I, II, III, IV và các xã Hoà An, Mỹ Trà, Mỹ Tân.

- Huyện Cao Lãnh sau khi được điều chỉnh địa giới bao gồm các xã Bình Thạnh, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phong Mỹ, Phương Thịnh, An Bình, Nhị Mỹ, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Ba Sao, Phương Trà, Tân Nghĩa; trụ sở huyện đóng tại xã Mỹ Thọ.

Ngày 22-04-1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 41/HĐBT, chia huyện Hồng Ngự thành hai huyện lấy tên là huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. Huyện Hồng Ngự gồm thị trấn Hồng Ngự và 15 xã Tân Hội, Thường Phước 1, Thường Phước 2, Long Thuận, An Bình A, An Bình B, Bình Thạnh, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Tiền, Long Khánh A, Long Khánh B, Phú Thuận A, Phú Thuận B. Huyện Tân Hồng gồm thị trấn Sa Rài và 8 xã Tân Phước, An Phước, Tân Thành A, Tân Thành B, Thông Bình, Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Tân Công Chí.

Ngày 27-06-1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 77/HĐBT, chia huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung: huyện Thạnh Hưng [mới] có 12 xã Tân Khánh Trung, Tân Mỹ, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Hội An Đông, Bình Thạnh Trung, Bình Thành, Định An, Định Yên, Vĩnh Thạnh, Long Hưng A và Long Hưng B; gồm 23.892 ha diện tích và 160. 544 nhân khẩu; huyện lỵ đặt tại xã Bình Thành. Huyện Lai Vung có 11 xã Tân Dương, Hoà Thành, Long Thắng, Hoà Long, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hoà, Định Hoà và Phong Hoà; gồm 23.864 ha diện tích và 142.267 nhân khẩu; huyện lỵ đặt tại xã Hoà Long.

Ngày 29-04-1994, dời tỉnh lỵ từ thị xã Sa Đéc về thị xã Cao Lãnh. Ngày 06-12-1996, đổi tên huyện Thạnh Hưng thành huyện Lấp Vò [lấy lại tên cũ]. Cuối năm 2003, tỉnh Đồng Tháp có thị xã Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, và các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Ngày 16-01-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 10/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh; thành phố Cao Lãnh có 10.719,54 ha diện tích tự nhiên và 149.837 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận, Mỹ Phú và các xã: Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi.

Ngày 23-12-2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP, thành lập thị xã Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở điều chỉnh 12.216,16 ha diện tích tự nhiên và 74.569 nhân khẩu của huyện Hồng Ngự [bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Hồng Ngự và các xã: Tân Hội, Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B; 751,72 ha diện tích tự nhiên và 8.380 nhân khẩu của xã Thường Lạc]. Thị xã Hồng Ngự có 12.216 ha diện tích tự nhiên và 74.569 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: An Lộc, An Thạnh, An Lạc và các xã: Tân Hội, Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B. Sau khi điều chỉnh, tỉnh Đồng Tháp có 337.637,03 ha diện tích tự nhiên và 1.654.680 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.

Đồng Tháp là tỉnh có dân số đông ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2007, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 23,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 342,6 triệu lượt người/km; khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 3.341 nghìn tấn [đường bộ đạt 1.346 nghìn tấn, đường thủy đạt 1.995 nghìn tấn], khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 336,7 triệu tấn/km [đường bộ đạt 81,8 triệu tấn/km, đường thủy đạt 254,9 triệu tấn/km].

Toàn tỉnh Đồng Tháp có bao nhiêu sông rạch lớn?

Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Đồng Tháp có diện tích bao nhiêu?

3.384 km²Đồng Tháp / Diện tíchnull

tỉnh Đồng Tháp bao nhiêu người?

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích. 3377 km2, dân số 1599504 người[2019], mã số xe 66. Tỉnh Đồng Tháp có 3 Thành phố 9 Huyện. Tỉnh Đồng Tháp có 144 đơn vị hành chính, bao gồm 119 Xã, 8 Thị trấn, 17 Phường.

Đồng Tháp có bao nhiêu cửa khẩu?

Tỉnh Đồng Tháp có 2 cửa khẩu quốc tế, địa bàn rộng lớn nên công tác phòng chống dịch viêm phổi do virus Corona được tiến hành khẩn trương. Đồng Tháp có 2 cửa khẩu quốc tế tiếp giáp với Campuchia là Thường Phước [huyện Hồng Ngự] và Dinh Bà [huyện Tân Hồng].

Chủ Đề