Dòng biển nóng và gió Tây ôn đới có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu ở đới ôn hòa

Dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đã làm cho bờ Tây lục địa của đới ôn hoà mang tính chất ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới không còn nữa nên mùa đông lạnh, có tuyết rơi, mùa hạ nóng.

Chúc bạn học tốt!

1. Khí hậu đới ôn hoà

- Tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

- Thời tiết thất thường: 

  + Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng ở sâu trong nội địa.

  + Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.

Loigiaihay.com

Bài 13 Địa lí lớp 7: Môi trường đới ôn hòa. Giải bài 1, bài 2, giải bài tập lí thuyết trang 45 Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà..

Phân tích bảng số liệu dưới đây để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa.

ĐớiĐịa điểmNhiệt độ trung bình nămLượng mưa trung bình năm

Đới lạnh Ac-khan-ghen [65oB] -1oC 539mm
Đới ôn hòa Côn [51oB] 10oC 676mm
Đới nóng TP. Hồ Chí Minh [10o47’B] 27oC 1931mm

– Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.

– Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.

– Về lượng mưa trung bình năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.

Câu 1 [mục 1 – bài học 13 –

Dựa vào hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.

Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ờ đới ôn hòa là khối khí và dòng biển. Đây là nơi giao thoa của khối khí nóng và khối khí lạnh. Khi những đợt khí lạnh tràn xuống sẽ làm cho thời tiết thay đổi đột ngột : nhiệt độ giảm xuống dưới 0°C, tuyết rơi, gió mạnh. Nhưng nếu có đợt không khí nóng lên thì nhiệt độ có thể tăng lên đột ngột.

Vùng phía Tây của châu Âu trở lên ấm và ẩm hơn so với khu vực trong lục địa là do ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Câu 1 [mục 2 – bài học 13 –

Quan sát hình 13.1 SGK:
— Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hoà.
— Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hoà.

– Các kiểu môi trường đới ôn hoà: + Môi trường ôn đới hải dương. + Môi trường ôn đới lục địa. + Môi trường địa trung hải. + Môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm. + Môi trường hoang mạc ôn đới.

– Dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đã làm cho bờ Tây lục địa của đới ôn hoà mang tính chất ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới không còn nữa nên mùa đông lạnh, có tuyết rơi, mùa hạ nóng.

Bài 1: Tính chất trung gian của khí hậu và sự thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào ?

Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh. – Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực [gần đới lạnh] hay gần chí tuyến [gần đới nóng]. – Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° – 15°C trong vài giờ. Gió

Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

Bài 2:  Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà.

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian. – Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông – Sự phân hoá theo không gian thể hiện ở sự thay đổi của thực vật, khí hậu, cảnh quan từ tây sang đông, từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao. Ví dụ : Từ tây sang đông, thực vật từ rừng lá rộng —> rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim ; khí hậu thay đổi từ ôn đới hải dương sang ôn đới lục địa. ở vĩ độ cao. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

Ờ gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông,…

Câu hỏi: Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa?

Trả lời:

Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa là:

- Vai trò của dòng biển nóng: Nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.

- Vai trò của gió Tây ôn đới: Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về dòng biển nóng, gió Tây ôn đới và khí hậu ôn đới hải dương bạn nhé !

1. Dòng biển nóng là gì?

Dòng biển nóng là các dòng biển có nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ khối nước xung quanh.

Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai bên xích đạo, chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. Các dòng biển lạnh thường xuất hiện khu vực gần bờ đông của đại dương, từ vĩ độ trung bình 30-400 chảy về hướng xích đạo, hòa cùng dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu trên biển.

2. Gió Tây ôn đới là gì?

Gió Tây ôn đớilà gió thổi một chiều từ Tây sang Đông ở vĩ độ trung giữa 30 và 60 độvĩ độ.

Chúng bắt nguồn từ cáckhu vực áp suất caoởvĩ độ ngựavà có xu hướng hướng về cực và chỉ đạo các cơn lốcxoáy thuận ngoài nhiệt đới, theo hướng nói chung này.Các cơn lốc nhiệt đới vượt qua trục westerlies nhiệt đới vào khu westerlies uốn cong lại do dòng westerly gia tăng. Gió chủ yếu là từ phía tây nam của Bắc bán cầu và từ tây bắc nam bán cầu.

Các cơn gió Tây ôn đới mạnh nhất trong bán cầu mùa đông và vào giai đoạn khi áp suất thấp hơn trên các cực, trong khi chúng yếu nhất ở bán cầu mùa hè và khí áp suất cao hơn trên các cực. Các cơn gió Tây ôn đới đặc biệt mạnh mẽ, đặc biệt là ở Nam bán cầu, ở những vùng không có đất, bởi vì đất đai tăng cường mô hình dòng chảy, làm cho đồng đi theo hướng Bắc-Nam hơn theo hướng hiện tại, làm chậm gió Tây ôn đới. Gió Tây ôn đới mạnh nhất ở vĩ độ trung bình từ 40 đến 50 vĩ độ. Gió Tây ôn đới đóng một vai trò quan trọng trong việc mang nước, gió xích đạo ẩm vào vùng bờ biển phía tây của các lục địa, đặc biệt là ở bán cầu Nam vì sự mở rộng đại dương mênh mông của nó.

3. Khí hậu ôn đới hải dương

Khí hậu đại dương, còn gọi làkhí hậu ôn đới hải dươnglà kiểu khí hậu phổ biến ở các khu vực bờ biển phía tây ở các vĩ độ tầm trung tại một vài châu lục. Đây là kiểu khí hậu có mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát nhưng không lạnh, biên độ nhiệt độ của kiểu khí hậu này thường hẹp. Những khu vực có kiểu khí hậu này thường không có mùa khô, lượng mưa thường dải rắc đều trong cả năm. Đây là kiểu khí hậu phổ biến ở phần lớnchâu Âu, các khu vực bờ biển tây bắcBắc Mỹ, một phần củaNam Mỹvàchâu Phi, đông namAustralia,New Zealand, miền duyên hải đông namTrung Quốcvà một vài khu vực khác.

a] Đặc điểm

Khí hậu đại dương có mùa hè ấm, ngắn nhưng không nóng, mùa đông mát mẻ nhưng không quá lạnh. Những khu vực có kiểu khí hậu này có biên độ nhiệt độ hẹp hơn các khu vực khác thường không có mùa hè khô như kiểukhí hậu Địa Trung Hải.Khí hậu đại dương phổ biến nhất ở châu Âu, nơi có kiểu khí hậu đại dương trải rộng trên lục địa hơn bất cứ châu lục nào khác.Ngoài ra còn trồng lúa, ngô, khoai và sắn

Kiểu khí hậu tương tự cũng được tìm thấy ở những vùng cao nguyên ở khu vực nhiệt đới. Theo phân loại khí hậu Köppen thì những khu vực này rơi vào kiểu khí hậuCfbhoặcCwb.Độ cao so với mặt nước biển khiến những nơi này có ít nhất một tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C [64°F], vì thế những khu vực này không thực sự thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới. Biến thể này của khí hậu đại dương thường được gọi là "khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới". Khác với tiêu chuẩn của kiểu khí hậu đại dương đúng nghĩa, khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới có mùa đông khô, tuy vậy thì tiềm năng nông nghiệp ở của cả khí hậu đại dương và khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới là tương tự nhau.

b] Vị trí

Đảo Anhcó kiểu khí hậu đại dương điển hình, với những cơn gió tây nam thổi từĐại Tây Dương. Nhiệt độ trung bình ở Đảo Anh chỉ vào khoảng 14°C [25°F].Mặc dù phần eo biển phía tây củaAlaskacũng có kiểu khí hậu đại dương nhưng do không có các luồng khí ấm Đại Tây Dương nên khu vực này thường có mùa đông lạnh hơn, lượng tuyết nhiều hơn. Những khu vực có kiểu khí hậu đại dương điển hình khác bao gồmHà Lan,Bỉ, phần lớnPháp, phía tâyĐức, phía bắcTây Ban Nha.

Một vài khu vực khí hậu đại dương có độ ẩm cao hơn. Những khu vực này có ít mưa bao gồm vùng thung lũngWashingtonvàOregoncho tớidãy Cascade,Patagoniaở phía namArgentina,sa mạc Atacamaở phía bắcChile, ven biển đông namTây Úc.

Những khu vực có kiểu khí hậu đại dương ở gần biển củachâu Phibao gồm một phần của Nam Phi từVịnh Mosselở bờ biểnTây CapetớiVịnh Plettenberg, cộng một vài vùng có kiểu khí hậu này ởĐông Capevà bờ biểnKwaZulu-Natal. Trong lục địa châu Phi, những khu vực cao độ ởĐông PhivàMozambiquecũng có kiểu khí hậu này. Những vùng này thường ấm áp cả năm và không có một mùa mưa rõ rệt nào, lượng mưa cao hơn một chút trong mùa thu và mùa xuân. Khu vực nổi bật nhất ở châu Á có kiểu khí hậu này nằm ở bờbiển Đenở phía bắcThổ Nhĩ Kỳ, với những vùng nhỏ khác ở bờbiển CaspiaởAzerbaijan, và một vài vùng nhỏ khác dọceo biển Tsugaruở phía bắcNhật Bản.

Video liên quan

Chủ Đề