Đơn vị của trọng lượng là gì

Trọng lượng là gì? Công thức tính trọng lượng ra sao? Cách tính trọng lượng chi tiết như thế nào? Việc gửi hàng hóa thì có cần quan tâm tới trọng lượng hàng hay không?

Trong ngành vận chuyển quốc tế nói chung và ngành chuyển phát nhanh đi nước ngoài nói riêng đều có cách tính trọng lượng riêng theo qui định của các hiệp hội quốc tế

Hiện nay tất cả các hãng chuyển phát nhanh quốc tế đều tính tiền dựa trên một thông số đó là TRỌNG LƯỢNG TÍNH CƯỚC

Vấn đề đặt ra ở đây thế nào là trọng lượng tính cước. Để trả lời toàn bộ câu hỏi trên hãy theo dõi thông tin bên dưới của ISO Logistics nhé!

Trọng lượng được giải thích theo khoa học kỹ thuật thì đây là lực hấp dẫn của của trái đất tác đông lên vật thể đó. Ngoài ra, trọng lượng còn được hiểu là sức nặng của một vật được thể hiện qua giá trị đo của cân lò xò hoặc lực kế của lò xo.

Khi đó nó được biểu hiện đặc trưng bởi lực căng hoặc lực nén của vật lên mặt sàn và lên lò xo của lực kế khi treo vật vào lò xo

Ký hiệu trọng lượng

Hiện nay thì trọng lượng được quy ước chung trong nước và quốc tế. Ký hiệu của trọng lượng là chữ P

Đơn vị của trọng lượng

Do trọng lượng là giá thị thể hiện cho lực tác động của vật đó lên mặt sàn hoặc trên lò xò. Vì vậy đơn vị đo trọng lượng chính là đơn vị đo của lực tác động.

Khi đo lực tác động được tính bằng đơn vị Newton. Ký hiệu đơn vị cho trọng lực là chữ N

Hiện nay theo quy ước thì trọng lượng của vật nặng 100g thì sẽ bằng 1N [1 Newton]

Công thức tính trọng lượng

Công thức tính trọng lượng [công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng] cơ bản như sau:

P = m.g

Trong đó:

  • P: là trọng lượng, đơn vị là N [Newton]
  • m: là khối lượng, đơn vị là kg [kilogram]
  • g: gia tốc trọng trường [g= 9,80665 m/s2]

Hiện nay gia tốc trọng trường thi được quy ước chung là ~10m/s2. Tuy nhiên giá trị gia tốc này thường có sự khác biệt và thay đổi theo độ cao. Bởi có những nơi có độ cao khác nhau thì lực hút của trái đất đối với vật cũng sẽ khác nhau

Cách tính trọng lượng trong thực tế

Cách tính trọng lượng còn có thể sử dụng một vài số liệu khác nhưng vẫn chỉ là một. Một vài công thức tương tự như

w = m.g

Ngoài ra, do trọng lực là một lực tác động, nên nó còn có công thức là:

F = m.g

2 công thức này với công thức trên đều có thể tính như nhau. Vì vậy: P = w = F

Trọng lượng và khối lượng khác nhau gì?

Thực chất thì trọng lượng và khối lượng hoàn toàn khác nhau. Bản chất khác nhau thể hiện rõ trong định nghĩa.

Nếu như trọng lượng là đại lượng chỉ cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó. Và phụ thuộc chính vào khối lượng và gia tốc trọng trường.

Thì khối lượng của một vật lại được hiểu là một lượng cố định của vật đó ở bất cứ nơi đâu. Dù trên mặt đất hay không trung hay dưới đại dương thì khối lượng vẫn không thay đổi.

Một bên trọng lượng thay đổi và phụ thuộc theo yếu tố cấu thành. Một bên khối lượng cố định trong mọi trường hợp. Do đó 2 khái niệm này khác nhau về bản chất

Khối lượng của sản phẩm khi gửi hàng đi quốc tế

Thứ nhất là khối lượng thực: khối lượng thực của bưu phẩm chính là khối lượng của bưu phẩm khi các bạn đặt lên cân. Ví dụ các bạn có một bưu phẩm muốn gửi đi Mỹ, các bạn đóng gói lại và mang đặt lên cân được 1.5kg thì 1.5kg chính là khối lượng thực của bưu phẩm này.

Thứ hai là khối lượng theo thể tích: khối lượng theo thể tích của một bưu phẩm trong ngành chuyển phát nhanh được tính theo công thức sau:

  • Khối lượng theo thể tích = Dài [cm] x Rộng [cm] x Cao [cm] / 5000 đơn vị là Kg.

Ví dụ: bạn có một bưu phẩm muốn gửi chuyển phát nhanh đi châu âu có các kích thước sau: dài 30cm; rộng 20cm; cao 10cm thì trọng lượng theo thể tích của bưu phẩm này sẽ là: 30x20x10/5000= 1.2kg

Thứ Ba và cũng là quan trọng nhất là : Trọng Lượng Tính Cước. Trọng lượng tính cước trong ngành chuyển phát nhanh là số lớn hơn trong số trọng lượng thực và trọng lượng theo thể tích

Tức là nếu bạn gửi hàng đi Mỹ hay Châu âu mà có khối lượng thực là 1.5kg và cân nặng theo thể tích là 1.2kg thì giá trị tính cước là con số lớn hơn chính là 1.5kg. Điều này có nghĩa là bạn sẽ dùng số khối lượng tính cước này để tính số tiền bạn phải trả cho công ty chuyển phát nhanh quốc tế.

Trên thực tế thì nếu khối lượng thực và cân nặng theo thể tích bằng nhau rồi thì chẳng có gì để bàn, hiển nhiên tính thế nào số tiền cước vẫn vậy nhưng thường thì trong chuyển phát nhanh quốc tế, bất kể là chuyển phát nhanh đi Mỹ, chuyển phát nhanh đi châu âu hay chuyển phát nhanh đi khắp thế giới thì người ta thường hay chia làm 2 loại hàng:

  • Một là hàng nặng: tức là hàng có khối lượng thực lớn khối lượng theo thể tích
  • Hai là hàng nhẹ: tức là hàng có khối lượng thực bé hơn cân nặng theo thể tích

Vậy khi gửi hàng quốc tế nên đóng gói thế nào?

Một mẹo nhỏ nhưng rất hữu ích cho những người hay ship hàng đi quốc tế là khi đóng gói hàng hóa, họ phải chú ý tới khối lượng thực của hàng hóa và kích thước của kiện hàng, họ phải đóng sao cho hai số này bằng nhau hoặc chênh lệch không đáng kể là có lợi nhất. Hay ít nhất họ cũng phải chọn hộp đóng gói sao cho khối lượng tính cước chỉ ngang bằng cân nặng thực của bưu phẩm để giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Cách tính cước trong ngành hàng không cũng tương tự như trong chuyển phát nhanh tức là cũng lấy khối lượng thực và khối lượng theo thể tích để so sánh, sau đó chọn ra số lớn hơn trong số hai định lượng trên. Nhưng sự khác biệt đáng chú ý nhất nằm ở công thức tính khối lượng tính cước khi các bạn gửi hàng không so với chuyển phát nhanh như sau:

Khi bạn có một lô hàng muốn gửi máy bay đi Mỹ hay sang châu âu thì cân nặng theo thể tích của kiện hàng này được tính theo công thức sau: Dài [cm] x Rộng [cm] X Cao [cm]/ 5000 đơn vị là Kg.

Điều này có nghĩa là nếu hàng của bạn là hàng Nhẹ thì gửi hàng không và gửi chuyển phát nhanh sẽ ra trọng lượng tính cước khác nhau.

Ví dụ: 1 kiện hàng Dài 60 cm Rộng 60 cm Cao 50 cm

Thì nếu theo công thức chuyển phát nhanh trọng lượng theo thể tích sẽ là: 60x60x50/5000=36kg

Nhưng theo như công thức tính cước nếu gửi hàng không thì con số trọng lượng tính cước sẽ là: 60x60x50/6000=30kg.

So sánh 2 con số này bạn thấy một sự chênh lệch đáng kể lên tới 6kg.

Như vậy, các bạn đã biết được cách đóng gói hàng vận chuyển đi nước ngoài sao cho tiết kiệm chi phí và an toàn! Để được tư vấn cụ thể hơn liên hệ ngay cho ISO Logistics qua hotline để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Trên đây là thông tin cơ bản về trọng lượng và công thức tính trọng lượng mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thể tìm ra phương pháp tính toán khi gửi hàng đi quốc tế tốt nhất nhé!

Đơn vị của khối lượng là gì?

Đơn vị khối lượng tiêu chuẩn của hệ thống quốc tế [SI] là kilôgam [kg]. Kilôgam là 1000 gam [g], lần đầu tiên được xác định vào năm 1795 là một mét khối nước tại điểm nóng chảy của băng.

Đơn vị của trọng lực là gì?

2.1. Công thức tính trọng lực. Trong đó: P là trọng lượng : độ lớn cả trọng lực tác dụng lên vật đó, đơn vị là Newton[N]

Đơn vị lớn hơn tấn là gì?

Trong bảng đo lường trên, ta thấy các đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là tấn, tạ, yến, kg, hg, dag. Khi lấy kilôgam là đơn vị chuẩn thường được sử dụng phổ biến, ta có thể thấy được có các đơn vị lớn hơn kg và có những đơn vị nhỏ hơn kg đứng về hai phía của bảng theo thứ tự từ trái qua phải.

Trọng lượng có ký hiệu là gì?

Trong khoa học và kỹ thuật, trọng lượng của một vật thường được xem là lực mà lực hấp dẫn tác động lên vật thể đó. Nó được ký hiệu bằng chữ P.

Chủ Đề