Độ trễ chân ga là gì

  • Mô tả

Race chip cảm biến chân ga – Chip tăng công suất xe

Racechip là món “đồ chơi” độ xe đang cực hot trên thị trường xe hơi hiện nay, một sản phẩm nhập khẩu từ Đức dùng riêng để nâng tầm “performance” cho xe hơi của bạn. Với 2 dòng sản phẩm chính hiện nay: Chip tăng công suất và Chip cảm biến chân ga.

Cảm biến chân ga Racechip được sản xuất phù hợp hợp với hầu hết tất cả dòng xe trên thị trường: Mazda, Toyota, Ford Ranger, BMW, Honda, Hyundai…

Độ trễ chân ga là gì

CHIP ĐIỀU KHIỂN ĐỘ NHẠY CHÂN GA

Với ưu điểm nổi bật giúp xe NHẠY HƠN, GIẢM ĐỘ TRỄ CHÂN GA. Thường được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: cảm biến chân ga, chip chân ga, chip cảm biến…nhưng tính năng thì chỉ duy nhất là là thay đổi độ nhạy chân ga, giúp kiểm soát đạp ga nhạy hơn hoặc giảm bớt lại.

  • Tiết kiệm nhiên liệu lên tới 1.5l/100km
  • Race chip được cấu tạo nên từ vỏ nhôm loại 1, rất cứng và chịu được sự chống sốc cao.
  • Khả năng chống nước cao.

Race chip có 6 mức độ từ thấp tới cao với hiện thị đèn từ Vàng sang Đỏ. 2 mức đầu sẽ giúp ga trễ hơn phù hợp cho phụ nữ lái xe lên ga từ từ sẽ không bị giật, các mức còn lại sẽ tăng độ nhạy của ga giúp rút ngắn thời gian tăng tốc.

Cách lắp đặt vo cùng dễ dàng và thục hiện rất nhanh chống không cần công cụ thiết bị nào hỗ trợ để cài đặt.  Khi không muốn sử dụng có thể tắt nguồn trên bộ điều khiển.

Độ trễ chân ga là gì

CHIP TĂNG CÔNG SUẤT

Chip tăng công suất có 3 phiên bản One, Pro 2 và Ultimate với công suất và momen xoắn tăng tối đa từ 20-30%.

Công suất máy tăng lên đáng kể, động cơ mạnh mẽ, chip dùng cho xe máy xăng và máy dầu turbo, bộ cảm biến racechip sẽ tối ưu hóa những điều khiển động cơ mang sẵn trên xe, nâng cao tính an toàn tuyệt đối cho chủ sử dụng xe lắp racechip tăng công suất.

Xem thêm:

  • Cảm Biến Chân Ga Racechip

Vì sao nên lựa chọn Panther4x4 là địa chỉ tin cậy nâng cấp xe bán tải của bạn

  • Panther4x4 là công ty lớn, uy tín tại Tp HCM chuyên độ đồ chơi xe bán tải: Ford Ranger; Ford Ranger Raptor; Ford Ranger Wildtrak; Navara; Triton; Mazda BT50; Colorado. Đã và đang được nhiều khách hàng tin tưởng.
  • Panther4x4 cam đoan bán hàng có chất lượng tốt nhất với giá tốt nhất thị trường.
  • Đặc biệt mọi sản phẩm độ tại trung tâm độ xe bán tải Panther4x4 đều được bảo hành.
  • Panther4x4 có đa dạng mẫu mã và các món đồ chơi khác nhau để bạn lựa chọn.
  • Panther4x4 có cơ sở vật chất tốt, hiện đại và chuyên nghiệp.
  • Nhân viên và thợ của công ty Panther4x4 là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
  • Đến với Panther4x4 bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ. Tư vấn tận tình từ các chuyên gia của chúng tôi.
  • Đặc biệt Panther luôn ưu đãi cho những khách hàng cũ.

─────────────────────────────────────────────
Liên Hệ Tư Vấn & Hỗ Trợ Đồ Chơi Tại Showroom

– Địa Chỉ: 19-21 Đường Số 3, KP7, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM

– Hotline hỗ trợ khách hàng: 0937.356.989 / 0938.992.959

– LIÊN HỆ NHƯỢNG QUYỀN:  0938.335.339 (Mr. Huy)

Chào các bác, đây là một bài viết khá hay của một bác về vấn đề can thiệp vào ‘’phần mềm’’ cho xe như gắn cảm biến chân ga cho xe, hay còn gọi là Race Chip và đi xa hơn một chút là remap lại ECU để thay đổi trình điểu khiển động cơ (ECU) nguyên bản của nhà sản xuất. Mời các bác tham khảo

Độ trễ chân ga là gì

Để xóa bỏ sự hiểu biết mơ hồ về khái niệm Remap hay cảm biến chân ga, bài viết này sẽ phần nào làm cho các bác hiểu rõ hơn về nguyên lý của độ phần mềm cho ô tô. Và các chuyên gia Remap cũng thông qua mớ thông tin này mà rút ra được cách làm cho chính mình. Thường thì các thông tin này quá thiên về kỹ thuật nên ít người quan tâm, và nó phần nào là bí quyết nhà nghề của mỗi Remapter.

Ở thời đại 4.0 thì công nghệ điều khiển thông qua lập trình hết sức được ưa chuộng. Mọi chi tiết trên động cơ dần dần được điều khiển bởi điện tử, và cách mà các chi tiết này hoạt động sẽ ảnh hưởng tới động cơ.​

Racechip cảm biến chân ga: ​

Độ trễ chân ga là gì


Các xe đời nay sử dụng chân ga là 1 cảm biến điện, ECU nhận tín hiệu từ cảm biến chân ga và quyết định ta cần bao nhiêu công suất. Việc giả lập tín hiệu chân ga gọi là độ cảm biến chân ga.
Ví dụ đạp nửa ga, cảm biến báo cho ECU là ‘’nó đạp hết ga anh ơi’’ .ECU lập tức full công suất.
Với xe không độ cảm biến , thì đơn giản nó báo về ECU ‘’chấp nửa trái.’’ , thế là ECU cho 50% công suất.

Vậy có khác nhau không?
-Về công suất: chả khác gì
-Về độ bốc khi đề pa : chả khác gì , có chăng nhanh hơn 0.1s khi bàn chân đạp xuống đến kịch ga.
-Tác dụng rõ của nó là trong đua offroad: đôi lúc trong vòng 1s ta cần đạp 2 lần hết ga (ví dụ qua gờ giảm tốc ta nhả ra trước đó, và hết ga sau đó), thì nó tiết kiệm được ít thời gian (tiết kiệm khoảng thời gian mà chân đạp trên bàn đạp). Mà đua thì 0,1s cũng quan trọng phết đấy. Nhưng mà nhắc lại là có nhiều lần 0,1s cũng chả biến anh em thành mãnh thú ngay được.

Nói chung 3 triệu cho có thằng đạp ga mạnh hơn hộ mình là giá phải chăng, các bác ạ. Mua hay không vẫn tùy các bác.

Một cảm biến vị trí chân ga bị hư hỏng sẽ là nguồn dẫn đến nhiều hư hỏng và sự cố khác của động cơ khi bác lái xe. Điều này sẽ ảnh hưởng tới công suất, hiệu suất của xe.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi cảm biến vị trí chân ga. Trong đó thường gặp là Mất nguồn cấp cho cảm biến, đứt dây, chập dây, chạm mát. lỏng giắc, hư cảm biến, hư hộp ECU

Khi cảm biến chân ga bị trục trặc, xe thường có dấu hiệu: xe tăng tốc độ không ổn định, xe bị giật khi tăng tốc, xe tăng tốc yếu, xe bị hụt ga, xe hao xăng hơn bình thường…

REMAP cảm biến chân ga​

Độ trễ chân ga là gì

Ranger có : turbo điều khiển điện , bơm cao áp điều khiển áp suất bằng điện, kim phun cũng đóng mở bằng điện. Tất cả các chi tiết này được điều khiển bởi ECU, và được lập sẵn chương trình trong nhà máy. Việc thay đổi chương trình định sẵn này (nó là dạng file như bất kỳ file nào trên máy tính, mỗi tội đuôi không phải .doc hay .xls thôi) – khiến cho động cơ hoạt động khác hẳn.

Vậy điều gì khiến các remapter không đạt được công suất như người tiêu dùng mong ước? Bởi nhiều giới hạn, mà giới hạn lớn nhất là độ bền cơ khí của chi tiết.
Ví dụ turbo zin chạy được 26psi, remap cho chạy 28psi thì được. Lên đến 30psi thì ống cao sư cổ hút nổ bùm bụp, hơn nữa thì bản thân turbo lăn ra chết. Vậy lối thoát là gì? Thay turbo

Tương tự với bơm cao áp: tăng áp suất phun lên đến 1 mức nào đó thì kim phun lăn ra ngất, hoặc bản chất cái bơm chỉ đến thế thôi. Bơm 1kw khó mà bơm nước lên đỉnh Landmark
Kim phun cũng thế, có cho phun nhiều hơn thì ở 1 mức nào đó cũng sẽ bị giới hạn bởi khoảng thời gian kim có thể mở, và không thể vượt quá. Lối thoát cho các tunner là thay luôn kim phun.

Rất nhiều tunner thay hết phần cứng để có áp suất turbo lớn hơn , kim phun nhiều nhiên liệu hơn… và đa số họ cuối cùng đã đạt đích đến bằng việc làm cái động cơ cháy luôn (blow). Muốn không cháy , thì phải độ lại cả mặt máy lốc máy, tay biên piston… hết sức mệt mỏi.
Việc thiết lập các thông số để động cơ làm việc trơn tru và bền bỉ không phải việc dễ, chính vì yếu tố bền bỉ nên các remapter không dám quá tay , vì họ thực sự không muốn đền gà.

Việc remap ‘’An Toàn‘’ có thể nói không mang lại quá nhiều công suất cực đại (hình như 220hp với Ranger là con số lớn rồi ) , tuy nhiên nó có thể thay đổi tầm công suất trong các vùng tua máy khác.
Ví dụ xe zin tua 2000rpm là 100hp , sau khi độ xong sẽ được 120hp tại 2000rpm . Con số này lớn –thậm chí khá lớn – đạt 20% . Và điều đó cho các bạn cảm giác khác hẳn khi sử dụng hàng ngày, nơi mà chúng ta không dùng đến 5000rpm.

Theo chia sẻ từ bác Vinh Nguyen thì các bác nghĩ gì về vấn đề remap ECU và gắn cảm biến chân ga? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé

Độ trễ chân ga là gì
Độ trễ chân ga là gì
Độ trễ chân ga là gì
Độ trễ chân ga là gì