Định mức mua sắm tài sản trường học

Ông Nguyễn Văn Trường (Tiền Giang) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ. Đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán mua sắm máy vi tính phục vụ cho công tác chuyên môn. Việc mua sắm máy vi tính được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và bảo đảm theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Sở Tài chính yêu cầu việc mua sắm máy vi tính của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp phải theo thông báo giá hàng quý của cơ quan này phát hành (việc Sở Tài chính phát hành thông báo giá dựa trên cơ sở cấu hình của Sở Thông tin và Truyền thông ban hành và khảo sát giá thị trường chứ không phải đấu thầu mua sắm tập trung).

Trường hợp cơ quan, đơn vị không mua sắm máy vi tính theo thông báo giá của Sở Tài chính thì phải đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định cấu hình và thực hiện mua sắm máy vi tính với cấu hình phải cao hơn và giá phải thấp hơn thông báo của Sở Tài chính. Nếu mua sắm máy vi tính với giá cao hơn thông báo giá của Sở Tài chính (chưa tính đến việc cấu hình cao hoặc thấp hơn) sẽ bị xuất toán phần chênh lệch tăng so với thông báo giá của Sở Tài chính. Ông Trường hỏi, Sở Tài chính yêu cầu nêu trên căn cứ theo quy định nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018), Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị áp dụng cho cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án sử dụng vốn Nhà nước; đây là căn cứ pháp lý để đơn vị lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị; quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị.

Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức đối với 3 loại máy móc thiết bị, gồm:

- Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến: Tiêu chuẩn, định mức thực hiện theo quy định tại Phụ lục số I, II, III, IV ban hành kèm theo Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg.

- Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung: Người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thuê máy móc, thiết bị theo quy định của pháp luật quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thực hiện theo quyết định về tiêu chuẩn định mức do Bộ, cơ quan trung ương ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), UBND cấp tỉnh ban hành (đối với đơn vị thuộc địa phương) và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư ban hành (đối với tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại đơn vị).

Do đó, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải căn cứ vào tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện việc mua sắm, trang bị máy móc, thiết bị tại đơn vị.

Về việc Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang căn cứ quy định nào để yêu cầu việc mua sắm máy vi tính với giá cao hơn thông báo giá của Sở Tài chính (chưa tính đến việc cấu hình cao hoặc thấp hơn) sẽ bị xuất toán phần chênh lệch tăng so với thông báo giá của Sở Tài chính, đề nghị ông Nguyễn Văn Trường liên hệ với Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang để được giải đáp.

Chinhphu.vn


Đầu tiên, chúng ta phải hiểu mua sắm tài sản ở đây là gì, tại sau lại được gọi là mua sắm? Ở đây một khi tài sản đã được đưa vào danh mục tài sản mua sắm tập trung thì chính là tài sản công của các cơ quan, tổ chức hay đơn vị. Việc thực hiện mua sắm tài sản công phải được thi hành và đảm bảo đúng theo các điều kiện ban hành tại nghị định của Chính Phủ về Luật đấu thầu cũng như nội quy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tham nhũng của Đảng và Nhà nước chủ trương đề ra.

Định mức mua sắm tài sản trường học
Phân tích các thông tin về định mức mua sắm tài sản công

Định mức tức là mức giá trị, chất lượng cũng như số lượng đối với việc mua sắm các tài sản công. Chúng ta được biết, các tài sản công là những tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhân dân cùng thống nhất trong việc sử dụng và quản lý. Theo như điều đó, thì việc sử dụng như thế nào và cách quản lý ra sao đều phải tuân thủ theo các điều khoản rõ ràng mà pháp luật đã đề ra, vì vậy định mức giá mua sắm tài sản công ở đây là một tiêu chuẩn dành cho vấn đề sử dụng và quản lý áp dụng trên toàn diện đất nước. Việc thực hiện các quy định xoay quanh vấn đề định mức mua sắm tài sản sẽ do các ban ngành đứng đầu đối với địa phương, tổ chức, đơn vị được phê duyệt đầu tư nhận trách nhiệm và đảm bảo.

Dựa theo nghị định số 63 của điều luật được ban hành và sửa đổi vào năm 2019 đề ra nhằm hướng dẫn cũng như xác định phần giá trị vượt mức so với tiêu chuẩn ban đầu, hay còn gọi là định mức mua sắm tài sản công làm cơ sở, căn cứ để nhận định xử phạt. 

Định mức mua sắm tài sản trường học
Mục đích, chức năng của việc đề ra định mức mua sắm tài sản công

Với điều luật trên, trong trường hợp lấy vốn đầu tư hoặc mua sắm tài sản công ví dụ như thiết bị vật tư (Máy móc nói chung), hay công cụ phương tiện di chuyển (Ô tô, xe máy, xe tải, xe kéo,...) hoặc các tài sản khác bị vượt lên trên số lượng được phép thu mua, sử dụng so với tiêu chuẩn nội quy thì ở đây định mức cũng sẽ vượt giá trị theo mỗi đơn vị tài sản. Đơn vị tài sản này được xác định bằng đơn giá, giá trị của chính tài sản đó. Ngoài ra, hóa đơn hoặc hợp đồng mua sắm tài sản sẽ phải đính kèm cũng như ghi rõ những giá trị của tài sản.

1.2.2. Xử phạt trường hợp mua sắm tài sản công vượt quá giá trị định mức 

Trong trường hợp mua sắm tài sản công với mục đích để đầu tư có ví dụ tương tự chẳng hạn như thiết bị vật tư (Máy móc nói chung), hay công cụ phương tiện di chuyển (Ô tô, xe máy, xe tải, xe kéo,...) hoặc các tài sản khác đảm bảo đúng theo số lượng tiêu chuẩn như mức giá lại vượt quá so với giá trị được xác nhận bản đầu thì giá trị bị vượt ở đây sẽ được xem xét dựa theo giá trị của chính tài sản đó được ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua sắm tài sản công. Từ giá trị đó, chúng ta lấy hiệu của nó với giá trị tài sản tiêu chuẩn làm định mức. Điều này sẽ do các cơ sở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đảm bảo quy tắc của pháp luật ban hành.

Định mức mua sắm tài sản trường học
Xử phạt trường hợp mua sắm tài sản công vượt quá giá trị định mức

Đối với trường hợp mua sắm tài sản công mà cùng một lúc đều bị vượt quá về số lượng tiêu chuẩn và cả giá trị được nhận định ban đầu trong trường hợp đầu tư trụ sở công tác hay cơ quan hoạt động thì chúng ta xác định định mức bằng cách lấy số liệu chênh lệch giữa diện tích thực tế trừ đi phần diện tích được quy phạm từ đầu theo tiêu chuẩn và lấy định mức đó nhân cấp số lên hóa đơn hoặc hợp đồng mua sắm tài sản công ghi giá trị chia bình quân.

Bên cạnh đó. các định mức mua sắm tài sản công tập trung phải được công khai minh bạch và rõ ràng theo quy định của pháp luật. 

2. Cách thức thực hiện đảm bảo định mức mua sắm tài sản công 

Về hướng dẫn chỉ ra các cách thức thực hiện đảm bảo định mức mua sắm tài sản công, chúng ta có hai hình thức chính đó là ký thỏa thuận khung và ký hợp đồng trực tiếp. Sự khác nhau giữa hai hình thức này là gì và các quy trình thực hiện ra làm sao, tất cả sẽ có trong phần thông tin cụ thể chi tiết ở dưới đây.

Định mức mua sắm tài sản trường học
Cách thức thực hiện đảm bảo định mức mua sắm tài sản công 

Mua sắm tài sản công sẽ dựa theo cách thức ký thỏa thuận khung dựa theo Đơn vị có thông tin tổng hợp về nhu cầu mua sắm của doanh nghiệp hoặc cá nhân người sở hữu. Từ đó sẽ lập ra các hoạch định và thực hiện, tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật đề ra về vấn đề đấu thầu hoặc thuê các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để ký thỏa thuận làm nền tảng khung với nhà thầu sẽ lựa chọn. 

2.1.2. Cách thức ký hợp đồng trực tiếp

Việc mua sắm tài sản công theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp sẽ được thực hiện khi các đơn vị mua sắm tổng hợp lại các thông tin về nhu cầu mua sắm. Từ đó thực hiện tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định, tiếp đó trực tiếp hoàn tất việc ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và chi trả chi phí được thống nhất cho nhà thầu. Ở đây, đối với trường hợp về thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản sẽ tiếp nhận hồ sơ tài sản và đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hành, bảo trì tài sản theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Định mức mua sắm tài sản trường học
 Hình thức thực hiện mua sắm đối với tài sản công

Để liệt kê ra những quy trình thực hiện định mức mua sắm tài sản công, chúng ta sẽ đi vào từng bước trước tiên cho đến sau cùng. Mở đầu quy trình sẽ là thực hiện công tác phê duyệt và lập ra các dự toán dự trù về vấn đề mua sắm tài sản. Từ đó tổng hợp lại các nhu cần mua sắm tập trung nhằm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Ở bước này, phía bên có nhu cầu phải có những đánh giá cụ thể thông qua hồ sơ dự thầu và thương thảo kĩ lưỡng về nó trong khung trao đổi hợp đồng mua sắm tài sản. Cuối cùng là tổ chức quyết định lựa chọn nhà thầu và thực hiện hoàn tất nội dung ký hợp đồng mua sắm tài sản công. 

Bên cạnh đó, hãy chú ý rằng việc thẩm định, phê duyệt nhà thầu phải được công khai kết quả và thanh toán chi phí đầy đủ. Ngoài ra, việc đi vào sử dụng tài sản công được mua sắm phải đảm bảo các chế độ bảo hành, bảo trì cẩn cẩn thận, tránh để xảy ra sơ xuất dẫn đến tình huống phải bồi thường.

Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc về quản lý tài sản vật tư y tế

Định mức mua sắm tài sản trường học
Quy trình thực hiện định mức mua sắm tài sản công

Vậy là timviec365.vn đã đi hết một lượt các thông tin cơ bản đối với vấn đề định mức tài sản công. Chúng tôi rất mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích nhất được gửi đến các bạn độc giả nói chung và các cơ quan, doanh nghiệp đã muốn khám phá bài viết này để tích lũy kinh nghiệm sử dụng cũng như quản lý mua sắm tài sản công nói riêng. Chúc tất cả các bạn có một buổi đọc vui vẻ và luôn luôn thành công trong sự nghiệp của mình!

Cách để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp hiệu quả nhất

Thông qua bài viết trên, timviec365.vn cũng muốn dành tặng thêm cho các bạn một số những kiến thức bổ ích khác liên quan nói về chủ đề hướng dẫn cách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp hiệu quả nhất. Mời các bạn đón đọc bài viết ngay ở phần link dưới đây!

Quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp