Điều trị sỏi tuyến nước bọt tại nhà

Đa số sỏi tuyến nước bọt ảnh hưởng tới tuyến nước bọt dưới xương hàm. Tuyến nước bọt ở mang tai và tuyến nước bọt ở dưới lưỡi ít bị ảnh hưởng hơn. Nhiều người gặp phải tình trạng này có đa sỏi.

1. Nguyên nhân và triệu chứng của sỏi tuyến nước bọt

Sỏi tuyến nước bọt hình thành khi các hóa chất trong nước bọt tích tụ lại ở ống hoặc tuyến nước bọt.

Sỏi tuyến nước bọt hình thành khi các hóa chất trong nước bọt tích tụ lại ở ống hoặc tuyến nước bọt. Thành phần chủ yếu của sỏi là canxi. Nguyên nhân chính xác dẫn tới sự phát triển của sỏi ở nước bọt vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các yếu tố góp phần khiến cơ thể sản xuất ít nước bọt hơn và/hoặc nước bọt đặc, dày có thể là những yếu tố nguy cơ của sỏi tuyến nước bọt. Những yếu tố này bao gồm: mất nước, ăn uống kém, và sử dụng một số loại thuốc [như thuốc kháng histamin], thuốc huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc kiểm soát bàng quang.  Chấn thương ở các tuyến nước bọt cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi tuyến nước bọt.
Những viên sỏi tuyến nước bọt thường không gây ra triệu chứng khi mới hình thành nhưng nếu đạt đến kích thước của ống dẫn nước bọt và gây tắc nghẽn, nước bọt tràn vào các tuyến gây đau và sưng. Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau xuất hiện rồi giảm dần và triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng viêm và nhiễm trùng bên trong tuyến nước bọt bị ảnh hưởng tiếp tục xuất hiện sau đó.

2. Chẩn đoán và điều trị sỏi tuyến nước bọt

Nếu nghi ngờ có các triệu chứng sỏi tuyến nước bọt, đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng. Đôi khi người bệnh cũng được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm như chụp X quang, CT scan hoặc siêu âm.

Đối với sỏi nhỏ, chỉ cần gây kích thích lưu lượng nước bọt bằng cách ngậm chanh hoặc kẹo chua có thể giúp các viên sỏi vượt qua tuyến nước bọt một cách dễ dàng.

Nếu sỏi bước bọt được phát hiện, mục tiêu của điều trị là loại bỏ nó. Đối với sỏi nhỏ, chỉ cần gây kích thích lưu lượng nước bọt bằng cách ngậm chanh hoặc kẹo chua có thể giúp các viên sỏi vượt qua tuyến nước bọt một cách dễ dàng. Trường hợp khác, bác sĩ có thể massage hoặc đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến nước bọt.
Đối với sỏi có kích thước lớn, việc lấy sỏi sẽ gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ thường rạch một đường nhỏ trong miệng để loại bỏ sỏi.
Trường hợp sỏi tuyến nước bọt phức tạp, các bác sĩ hiện đang áp dụng một kỹ thuật mới và ít xâm lấn là nội soi để loại bỏ sỏi. Trong phương pháp này bác sĩ sử dụng ống nôi soi nhỏ có gắn nguồn sáng, đưa vào vị trí tuyến nước bọt mở trong miệng để hình dung hệ thống ống dẫn nước bọt và xác định vị trí các hòn đá. Sau đó sử dụng các dụng cụ vi phẫu để lấy sỏi giúp làm giảm sự tắc nghẽn. Phương pháp này thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân hoặc cục bộ, cho phép người bệnh có thể về nhà ngay sau khi làm thủ thuật.

Đối với những người bị sỏi tái phát hoặc tuyến nước bọt đã bị thiệt hại không thể phục hồi, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là cần thiết.

Đối với những người bị sỏi tái phát hoặc tuyến nước bọt đã bị thiệt hại không thể phục hồi, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là cần thiết.
Ngoài ra thuốc kháng sinh có thể được sử dụng nếu sỏi tuyến nước bọt đã gây nhiễm trùng.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Sỏi tuyến nước bọt là bệnh lý không hiếm nhưng lại ít người biết đến. Đây là tổ chức vôi hóa lắng đọng trong tổ chức tuyến và ống tuyến nước bọt. Khi sỏi lớn lên sẽ gây bít tắc sự lưu thông của nước bọt dẫn đến sưng phồng vùng tuyến, đau nhức, có thể bội nhiễm gây abces tuyến và tổ chức lân cận gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hình ảnh sỏi tuyến nước bọt

  1. Nguyên nhân sỏi tuyến nước bọt

– Người từng xạ trị vùng đầu hoặc cổ.

– Có tiền sử chấn thương miệng.

– Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sản xuất nước bọt, chẳng hạn như thuốc kháng cholinergic, kháng histamin [chống dị ứng], thuốc điều trị huyết áp, thuốc tâm thần và thuốc kiểm soát bàng quang…

– Từng mắc bệnh gút hoặc hội chứng Sjogren

– Có các vấn đề về thận.

  1. Triệu chứng của sỏi tuyến nước bọt

Sỏi tuyến thường ít gây ra triệu chứng trong quá trình hình thành, khi kích thước đủ to thì sẽ gây ra các triệu chứng. Một số triệu chứng phổ biến hay gặp như sau:

  • Cảm giác vướng bận ở đầu ống tuyến tiết nước bọt như dưới lưỡi, bên má vùng răng số 6,7.
  • Sưng phồng vùng tuyến nước bọt như vùng mang tai, dưới hàm. Đặc biệt sưng to trong bữa ăn và giảm dần khi nước bọt được lưu thông.
  • Đau vùng tuyến và ống tuyến [vùng mang tai, dưới hàm].
  • Sỏi tuyến nước bọt có thể gây bội nhiễm, abces hóa có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu nếu như không được điều trị kịp thời.
  1. Chẩn đoán sỏi tuyến nước bọt

Một số trường hợp sỏi tuyến nông có thể nhìn thấy bằng mắt thường, sờ nắn cũng có thể thấy sỏi,  Những trường hợp sỏi sâu hơn thì siêu âm và chụp X- quang có thể phát hiện sỏi một cách dễ dàng.

Hình ảnh chụp CT bệnh nhân có sỏi tuyến nước bọt

  1. Điều trị sỏi tuyến nước bọt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ 

a] Điều trị không phẫu thuật

Các trường hợp sỏi nhỏ có thể điều trị nội khoa bằng phương pháp tán sỏi qua ống tuyến, hoặc sử dụng các thuốc chống co thắt giúp sỏi đẩy ra dễ dàng hơn.

b] Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật sỏi tuyến nước bọt là một thủ thuật dễ làm tại BVĐKPT

Đa phần các trường hợp sỏi tuyến cần phẫu thuật lấy sỏi như:

  • Phẫu thuật lấy sỏi đơn thuần, bảo tồn tuyến.
  • Phẫu thuật lấy sỏi và tuyến nước bọt [Các trường hợp sỏi to, tuyến viêm xơ lâu ngày giảm chức năng sẽ có chỉ định cắt bỏ toàn bộ tuyến để tránh tái phát].

Tại khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị các case bệnh sỏi tuyến nước bọt là một điều trị thường quy. Rất nhiều bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy sỏi thành công, đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. Quý khách hàng nếu gặp phải các vấn đề tương tự có thể tới khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

KHOA LIÊN CHUYÊN KHOA – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Chủ Đề