Các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay, với nhiều trung tâm công nghiệp mọc lên đã gây nên một vấn đề về môi trường khiến toàn xã hội quan tâm. Các khu công nghiệp mở lên một cách rầm rộ và nhanh chóng trong khi hệ thống xử lý chất thải không được đầu tư một cách nghiêm ngặt dẫn đến chất thải thoát ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.


Rác thải công nghiệp bao gồm nhiều chất thải độc hại, tác động nguy hiểm đến môi trường. Nó có nguồn gốc từ các nhà máy, xí nghiệp, các rác thải này nếu không được xử lý mà cứ thải ra môi trường sẽ gây hại cực kỳ lớn đến sức khỏe con người và gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tính độc hại của các loại chất thải công nghiệp là khác nhau. Có chất gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, những chất cháy có điểm cháy thấp, những chất diệt sâu bọ, các vật liệu Clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây ảnh hưởng nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề to như những chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác.


Chất thải công nghiệp ngày càng nhiều
 

> > Xem thêm:  Tại sao môi trường lại bị ô nhiễm? Các chất thải mang những hóa chất không cân xứng có thể gây cháy nổ. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu với thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi ở nơi không được bảo vệ có thể gây các tai nạn ngộ độc hiểm nguy.

Một số nghiên cứu cho thấy, một số chất thải có mức độ nguy hiểm cực kì lớn như chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay các chất thải y tế,.. nếu như đem chôn lấp xuống đất có thể gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước mà nguy hiểm hơn đó là gây nguy hại đến tính mạng con người. 

Việc xử lý chất thải công nghiệp luôn là vấn đề được các nhà chức tránh chính quyền quan tâm và giám sát các công ty, xí nghiệp để. Tuy nhiên, việc này gần như là "muối bỏ biển" khi vẫn còn tình trạng xả nước thải công nghiệp ra môi trường khi chưa xử lý, gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và không khí, ảnh hưởng đến đời sống người dân vùng lân cận.

Tình hình chất thải công nghiệp nước ta

Theo số liệu thống kê được công bố, tính hết năm 2014, cả nước ta có 295 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. 212 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất là 60 nghìn ha, 80 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở mới với tổng diện tích 24 nghìn ha. 


Các khu công nghiệp ngày càng gia tăng làm cho chất thải càng ngày càng nhiều

Đến cuối năm 2014, trong số 295 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp trên cả nước, có 212 dự án đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản chủ yếu là các khu công nghiệp được thành lập từ năm 2009 trở lại đây.

Với số lượng khá nhiều các khu công nghiệp thì lượng chất thải công nghiệp mỗi năm thải ra môi trường là khá lớn. Các khu công nghiệp không chấp hành nghiêm túc các quy định về xử lý chất thải mà trực tiếp thải ra môi trường tình trạng này đang có xu hướng tăng cao. Tổng số các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện trong giai đoạn 2007-2014 là 56.491 vụ.

Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện trong giai đoạn 2007-2014 là 8.021 vụ. Số lượng các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, xử lý đều tăng qua các năm, lớn nhất trong năm 2014 với 2.110 vụ. Tỷ lệ các vụ vi phạm pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp trên tổng số các vụ vi phạm pháp luật về môi trường trung bình các năm từ 2007-2014 là 14,20%, trong đó cao nhất là năm 2008 với tỷ lệ 21,9% và thấp nhất là năm 2011 với tỷ lệ 11,8%.

Thực trạng về hệ thống nước thải tại các khu công nghiệp

Theo luật bảo vệ môi trường thì hệ thống xử lý chất thải của mỗi công ty, xí nghiệp phải đủ để xử lý hết lượng rác thải mà họ thải ra trong một ngày để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thực tế lại không được như vậy. Đối với vi phạm về xử lý nước thải, phương thức chủ yếu là không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có xây dựng nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành để đối phó với cơ quan chức năng khi có thanh tra, kiểm tra, thường xuyên xả thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Để thực hiện hành vi này, một số doanh nghiệp dùng nhiều thủ đoạn như: xây dựng hệ thống xả thải ngầm, xả thải vào ban đêm, khi nước biển dâng [triều lên], trời mưa, xả trộm nước thải sản xuất vào đường thoát nước mưa. Đối với vi phạm về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, thủ đoạn thường thấy là chôn lấp ngay trong khu vực của doanh nghiệp, đưa chất thải rắn xả thẳng ra môi trường, những nơi hoang vắng như các dự án chưa thi công, đường xá mới làm mới thông xe kỹ thuật… Về khí thải công nghiệp: các doanh nghiệp thường xử dụng thủ đoạn xả khí, bụi vào hôm thời tiết xấu, khó quan sát hay xả bụi vào bạn đêm để tránh sự quan sát của chính quyền.


Vấn nạn về ô nhiễm môi trường đang trở nên ngày càng gay gắt.
 

> > Xem thêm:  10 Cách để bảo vệ Môi trường vào ngày trái đất Các doanh nghiệp mang danh lượm lặt, xử lý chất thải lại chính là thủ phạm phát tán chất thải, lén lút đổ chất thải gây hại ra môi trường không phải hi hữu. Thêm vào đó, nhiều đơn vị phân phối đã cấu kết với các công ty xử lý chất thải nguy hại để thỏa thuận khống. Thực chất họ thuê các chủ xe ba gác hoặc xe ben chở đổ ra môi trường. Hoặc mang những công ty nhận chuyển giao sở hữu giá thấp sau chậm triển khai đổ vào các khu đất trống rồi đốt hoặc đơn giản là chất đống để chậm tiến độ. Thậm chí, dùng xe ép rác để đổ vào những bãi rác, trạm trung chuyển nhà nước lại phải bỏ tiền ngân sách ra xử lý số chất thải này.

Theo đó có rất nhiều thủ pháp tinh vi của các chủ nhà máy xí nghiệp, họ thải những rác thải, khí độc ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng phá vỡ bầu khí quyển. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng họ đang làm hại đến môi trường sống của chính bản thân họ cùng gia đình họ.

Một vài vụ án tiêu biểu

Tháng 08/2011, lực lượng C49 Bộ Công an phát hiện Nhà máy Xử lý nước thải tập trung của Công ty CP Sonadezi Long Thành xả 9.300 m3 nước thải chưa qua xử lý ra môi trường với phương thức là cho nước thải tạm chứa trong các hồ lớn với khối lượng hàng nghìn m3, khi thủy triều lên, nhân viên của Công ty sẽ mở van cho nước thủy triều tràn vào hồ nhằm mục đích pha loãng nước thải, sau đó, khi thủy triều rút sẽ mang theo toàn bộ nước thải trong hồ ra rạch Bà Chèo và chảy ra sông Đồng Nai. Hành vi này của Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi đã bị Cục Cảnh sát môi trường xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 405 triệu đồng, đồng thời buộc Công ty phải thực hiện đúng quy trình xử lý nước thải, đảm bảo nước thải phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.


Công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải làm ô nhiễm nguồn nước
 

Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty Vedan Việt Nam. Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.

Chất thải công nghiệp ngày càng nhiều do sự phát triển kinh tế ngày càng cao, cần có biện pháp xử lý kịp thời với tình trạng này. Các doanh nghiệp phải tự ý thức được trách nhiệm của mình để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta, để thế hệ con em chúng ta được sống trong môi trường trong lành.

Tags: nguyên nhân ô nhiễm môi trường, hậu quả ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường là gì, ô nhiễm môi trường đất, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, o nhiem moi truong, ô nhiễm không khí, tác hại của ô nhiễm môi trường

Đã mấy tháng qua, người dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên [Yên Bái] vô cùng bức xúc, liên tục kêu cứu vì nguồn nước bị ô nhiễm và mùi khét hóa chất từ Nhà máy Chế biến Graphite phát tán ra môi trường. Đến nay, bà con vẫn đang phải chịu đựng, chờ phương án giải quyết từ các cơ quan chức năng.

  • Phạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 195 triệu đồng vì xả thải gây ô nhiễm

  • Phạt gần 460 triệu đồng hành vi xả thải gây ô nhiễm, cung cấp thức ăn không an toàn

  • Bên trong nhà máy sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường vừa bị đình chỉ

Nước hồ thủy lợi Nhân Nghĩa chuyển màu xanh đen, không thể sử dụng cho nuôi thủy sản và tưới tiêu. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Ô nhiễm môi trường liên tục tái diễn

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Graphite Việt Nam là chủ đầu tư Nhà máy Chế biến Graphite tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên và mỏ khai thác quặng Graphit tại xã Yên Thái, huyện Văn Yên. Graphite hay còn gọi là than chì, khá độc hại, được ứng dụng trong chế tạo cácđiện cựccủađèn hồ quang, điện cực của pin, ắc quy, sản xuấtthép,vật liệu composite, vật liệu chịu lửa.. Do đó, quá trình chế biến Graphite cần phải được xử lý tốt để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Ngay từ khi đi vào hoạt động thử nghiệm từ năm 2016, Công ty Graphit Việt Nam đã bị người dân các thôn Nhân Nghĩa, Làng Qua và Phố Hóp thuộc xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên [Yên Bái] phản đối dữ dội. Những cuộc thanh tra, kiểm tra các cấp kéo dài từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2019 đã cho ra nhiều văn bản kết luận, chỉ ra hàng loạt sai phạm, trong đó nghiêm trọng nhất là sai phạm về bảo vệ môi trường.

Điển hình tại Kết luận kiểm tra số 50/KL-STNMT ngày 26/9/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã xác định rõ sai phạm của Công ty Graphite Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp... Đặc biệt sai phạm do sự cố vỡ đập chứa bùn thải của nhà máy đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân sinh sống khu vực hạ lưu.

Theo Kết luận này, Công ty Graphite Việt Nam đã bị xử phạt 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản trong thời hạn 1 tháng và phải khắc phục hậu quả do làm ô nhiễm hồ thủy lợi Nhân Nghĩa và nguồn nước sạch sinh hoạt. Thế nhưng đến nay, mỗi khi Nhà máy chế biến Graphite hoạt động trở lại, ô nhiễm môi trường lại tái diễn. Không khí bị ô nhiễm và nước đầu nguồn vẫn chưa sử dụng được, khiến người dân ngày càng thêm lo lắng.

Ông Phạm Văn Thịnh, đại diện cho người dân sống tại thôn Nhân Nghĩa cho biết: Sau một thời gian nhà máy ngừng hoạt động, cuộc sống của người dân dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, cách đây khoảng 2 - 3 tháng, mặc dù nhà máy không nghiền quặng nữa nhưng mỗi khi họ sấy quặng, tình trạng ô nhiễm không khí lại tái diễn. Mùi khét nồng nặc lại bốc lên, nhất là vào những lúc mưa xuống hay nắng lên, gia đình ông phải đi sơ tán, khi nào hết mùi mới có thể trở về nhà.

Sống sát bờ hồ Nhân Nghĩa, gia đình bà Nguyễn Thị Huế bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố vỡ đập bùn thải tràn vào hồ Nhân Nghĩa từ năm 2017, đến nay vẫn chưa thể khắc phục hết ô nhiễm nguồn nước, thiệt hại năng nề về kinh tế do nước hồ vẫn chưa thể nuôi trồng thủy sản.

Bức xúc trước môi trường bị ô nhiễm lại tái diễn, bà Huế nói: Gần đây, nhà máy hoạt động, nước hồ lại dần chuyển sang màu xanh đen như năm 2019. Nhiều bụi cỏ gần cống nước thải bị chết khô. Không khí thường xuyên xuất hiện lại mùi khét gây khó thở. Người dân đã kiến nghị nhiều lần và hằng ngày mong mỏi sự giải quyết dứt điểm của chính quyền để cuộc sống của họ bớt khổ.

Mong sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

Mỗi khi nhà máy sấy quặng thì tình trạng ô nhiễm không khí lại tái diễn, mùi khét nồng nặc lại bốc lên. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Thực tế cho thấy, môi trường nơi đây liên tục bị ô nhiễm mỗi khi Nhà máy Chế biến Graphite hoạt động trở lại, các chất xả thải ra môi trường chưa được xử lý theo tiêu chuẩn, dẫn tới nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu bị ô nhiễm đến mức không thể sử dụng được. Ô nhiễm không khí cũng tới mức báo động, mùi khét nồng nặc. Nhiều triệu chứng khó thở, tức ngực đã ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh hô hấp của người dân dần hiện hữu.

Ông Nguyễn Minh Châu, Trưởng thôn Nhân Nghĩa, xã Báo Đáp cho biết, trước đây người dân chấp hành sự chỉ đạo từ cấp trên nhường đất để xây dựng nhà máy và cũng tin vào lời hứa của doanh nghiệp không làm ô nhiễm môi trường. Thực tế đến nay, hậu quả ô nhiễm môi trường lại chính người dân phải hứng chịu. Mặc dù rất bức xúc nhưng bà con chỉ biết chờ đợi phương án giải quyết từ chính quyền và các cơ quan chức năng.

Đề cập tới việc Nhà máy chế biến Graphit gây ô nhiễm môi trường do người dân phản ánh, ông Vi Việt Trung, Bí thư Đảng ủy xã Báo Đáp cho rằng, đây đang là vấn đề rất nóng của địa phương. Cử tri luôn chất vấn, kiến nghị trong các kỳ họp từ nhiều tháng nay. Tuy nhiên, vấn đề đó vượt quá thẩm quyền và chức năng của chính quyền cấp xã.

Ông Trung cho biết thêm, xã Báo Đáp đã kiến nghị và mong muốn có sự vào cuộc thật sự từ cơ quan chuyên môn và cấp có thẩm quyền để buộc doanh nghiệp phải xử lý chất thải, xả thải ra môi trường theo đúng tiêu chuẩn quy định, nhất là thanh tra, kiểm tra lại toàn bộ quy trình và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường của nhà máy, không để tình trạng ô nhiễm kéo dài thêm.

Việc Nhà máy chế biến Graphit tái diễn nhiều lần gây ô nhiễm môi trường đã rõ. Người dân xã Báo Đáp mong chờ các giải pháp hiệu quả, có hiệu lực từ cấp có thẩm quyền của tỉnh Yên Bái để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Đồng thời, Công ty Graphit Việt Nam cần có biện pháp xử lý triệt để nguồn nước đang bị ô nhiễm, cam kết việc xả thải ra môi trường theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Đức Tưởng - Tiến Khánh [TTXVN]

Phạt tiền 450 triệu đồng đối với hai cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

UBND tỉnh Yên Bái vừa ra Quyết định xử phạt 450 triệu đồng về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV Minh Hiền Yên Bái, có địa chỉ tại xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Yên Bái,
  • nhà máy gây ô nhiễm môi trường,
  • ô nhiễm môi trường,
  • xả thải ra môi trường,
  • Nhà máy Chế biến Graphite,

Video liên quan

Chủ Đề