Dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi

Contents

  1. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc?
  2. Biểu hiện của cơ thể khi dị ứng thuốc
  3. Dị ứng thuốc bao lâu thì hết?
  4. Người bệnh nên làm gì khi bị dị ứng thuốc?
  5. Một số loại thuốc điều trị dị ứng

Dị ứng thuốc không còn là tình trạng hiếm gặp như hiện nay. Với những loại thuốc có tác dụng mạnh hoặc sử dụng với liều lượng cao, không đúng cách thì rất có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng cho cơ thể. Tùy vào tính chất cũng như mức độ mà dị ứng thuốc có nguy hiểm hay không? Dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi? Nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? Hôm nay Wikisecret sẽ giải đáp những câu hỏi này tới bạn nhé!!!

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc?

Khi cơ thể mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc sẽ gây ra tình trạng dị ứng. Đó là cách mà cơ thể phản ứng lại đối với các tác nhân không có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Dị ứng thuốc
Histamine là một chất có sẵn trong cơ thể tồn tại dưới dạng liên kết tĩnh điện không hoạt tính, có tác dụng kích thích phản ứng dị ứng trong cơ thể. Khi sử dụng thuốc mà có chứa các hoạt chất lạ vào trong cơ thể thì mối liên kết này sẽ bị cắt đứt. Từ đó mà các phân tử histamin sẽ được giải phóng. Histamine lúc này sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tùy thuộc vào các chất lạ có mức độ như thế nào mà sự ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể là nặng hay nhẹ.

Biểu hiện của cơ thể khi dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc được chia làm 3 cấp bậc cơ bản đó là dị ứng thuốc nhẹ, dị ứng thuốc trầm trọng và dị ứng thuốc nặng.
Người bị dị ứng thuốc nhẹ sẽ xuất hiện các biểu hiện dị ứng hay sau khi dùng thuốc hoặc sau đó một vài giờ. Mẩn ngứa, phát ban toàn thân, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở,là những biểu hiện ban đầu. Trong một số trường hợp có thể gây hen suyễn do khí quản bị co thắt hoặc gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Dị ứng thuốc trầm trọng, người bệnh sẽ không có biểu hiện ngay sau đó mà phải trải qua vài giờ hoặc vài ngày dùng thuốc mới phát hiện được. Lúc này, chúng không còn là những biểu hiện thông thường nữa mà người bệnh sẽ mắc hội chứng lyell hoặc hội chứng Steven Johnson.
Biểu hiện của dị ứng thuốc là gì?
Trường hợp bị dị ứng thuốc nặng, đây được coi là trường hợp nguy hiểm nhất đối với người bệnh. Sau khi tiêm và uống thuốc bệnh nhân có những biểu hiện sốc thuốc nhưng khó thở, tím tái toàn thân, hoặc trụy tim mạch. Trong trường hợp này, nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng thuốc bao lâu thì hết?

Thông thường dị ứng chỉ kéo dài từ 5 đến 7 ngày là đã có dấu hiệu tự hồi phục vì cơ thể đã đào thải hết các chất độc. Tuy nhiên, thời gian này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như mức độ biểu hiện của dị ứng, cách cơ thể phản ứng đối với các chất lạ cũng như cấp độ dị ứng mà người bệnh mắc phải mà thời gian này có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường.
Với những trường hợp bị dị ứng thuốc nặng, thì thời gian điều trị có thể kéo dài tới một tháng hoặc vài tháng.

Người bệnh nên làm gì khi bị dị ứng thuốc?

Việc sử dụng thuốc quá liều cũng là một nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc. Khi thực hiện khám chữa, bạn nên tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc từ bên ngoài để sử dụng thì lúc này người bệnh không thể nhận biết được thành phần nào có trong thuốc khiến mình bị dị ứng. Việc sử dụng thuốc phải được các bác sĩ theo dõi chăm sóc thường xuyên, đặc biệt là những loại thuốc có hoạt tính cao, nồng độ lớn.
Dị ứng thuốc bao lâu thì hết
Khi sử dụng thuốc mà người bệnh phát hiện ra cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: mẩn ngứa, nổi mề đay, hoặc có cảm giác khó chịu, buồn nôn,thì hãy ngừng ngay việc sử dụng và nhanh chân đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Đây là phản ứng của cơ thể mà cả bệnh nhân và bác sĩ đều không mong muốn xảy ra. Nếu trước khi người bệnh đã có tiền lệ bị dị ứng với thành phần nào của thuốc, hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ để hạn chế trường hợp dị ứng xảy ra, giữ an toàn cho sức khoẻ.

Một số loại thuốc điều trị dị ứng

Nếu sử dụng thuốc điều trị dị ứng trong trường hợp này, trước đó bạn hãy tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ để đảm bảo an toàn. Một số loại thuốc có tác dụng chống dị ứng như kháng histamin anti H1 thế hệ 2. Nếu có biểu hiện dị ứng nặng hơn có thể dùng thêm corticoid kết hợp cùng các loại thuốc khác. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải bổ sung nhiều nước cho cơ thể và các chất điện giải khác, để làm giảm nồng độ các chất dị ứng có trong cơ thể. Ngoài ra, việc làm này sẽ nhanh chóng đào thải chất dị ứng da ngoài thông qua việc đi tiểu nhiều lần.
Hi vọng bài viết này đã đem về cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về dị ứng thuốc. Hãy like và share nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Bướu cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Tags
báo cách đi giấm hết làm lâu một số thi thuốc tình trạng ứng

Video liên quan

Chủ Đề