Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh xây dựng mới bảo nhiều trạm bơm Bắc Giang

Quy hoạch chung xây dựng thủ đô HN đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Tài liệu gồm 5 phần:

Phần 1: Từ chương 1 đến chương 5.

Phần 2: Từ chương 6 đến chương 9.

Phần 3: Chương 10.

Phần 4; Chương 11 đến chương 14.

Phần 5: Chương 15 đến chương 16; Danh mục hồ sơ bản vẽ thu nhỏ.

Tổng quan về tài liệu: Xem tại đây.

Mục lục [Phần 1: Từ chương 1 đến chương 5]

I.        PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.        Sự cần thiết của Quy hoạch chung

1.2.        Các căn cứ lập Quy hoạch chung

1.3.        Các giai đoạn quy hoạch

1.4.        Phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch.

1.5.        Quan điểm.

1.6.        Tầm nhìn.

1.7.        Mục tiêu và nhiệm vụ.

1.8.        Tính chất đô thị

II.      ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.1.        Tổng quan phát triển Thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ

2.1.1.    Quy hoạch đô thị Hà Nội qua các thời kỳ

2.1.2.    Đánh giá việc thực hiện Quy hoạch đã có

2.2.        Đánh giá hiện trạng

2.2.1.    Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường

2.2.2.    Hiện trạng về kinh tế - dân số - đất đai

2.2.3.    Hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế

2.2.4.    Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội

2.2.5.    Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

2.2.6.    Hiện trạng môi trường

2.2.7.    Hiện trạng công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch

2.2.8.    Hiện trạng quản lý đô thị

2.3.        Rà soát các dự án, đồ án.

2.4.        Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị Hà Nội

2.4.1.    Những ưu thế và tồn tại chính

2.4.2.    Cơ hội và thách thức

2.5.        Các vấn đề cần giải quyết trong Quy hoạch chung.

III.          KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

3.1.        Giới thiệu:

3.2.        Kinh nghiệm quốc tế:

IV.          LIÊN KẾT VÙNG

4.1.        Bối cảnh vùng:

4.2.        Các mối quan hệ vùng:

V.      DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

5.1.        Dự báo phát triển

5.1.1.    Dự báo phát triển kinh tế-xã hội

5.1.2.    Định hướng phát triển kinh tế

5.1.3.    Định hướng các lĩnh vực xã hội

5.1.4.    Các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội

5.2.        Dự báo phát triển dân số, phân bố dân cư và lao động

5.2.1.    Căn cứ dự báo dân số:

5.2.2.    Dự báo dân số

5.2.3.    Dự báo phân bố dân cư các khu vực

5.2.4.    Dự báo lao động, việc làm

5.3.        Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính

5.3.1.    Các căn cứ để xác định các chỉ tiêu

5.3.2.    Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính

I.             PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày 29/05/2008 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết 15/2008 QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội trên cơ sở sáp nhập: Thành phố Hà Nội cũ, với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Theo niên giám Thống kê toàn quốc 2009, dân số Hà Nội là 6.472.200 người và có diện tích tự nhiên rộng  3.344,6 km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, là thành phố đứng thứ hai về dân số của Việt Nam và nằm trong danh sách 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Công tác quản lý và phát triển đô thị tại Hà Nội cũ đã và đang tiến hành theo Đồ án “ Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, gọi tắt là “quy hoạch 108”, tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và Thành phố, Hà Nội đã thu hút nhiều dự án đầu tư lớn ở cấp quốc gia và địa phương với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Sau hơn 10 năm thực hiện theo quy hoạch 108 đã đạt những thành tựu đáng kể, nhiều khu nhà ở, khu thương mại, văn hóa, thể thao, dịch vụ khách sạn, nhiều tuyến đường đã và đang hình thành như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tòa tháp văn phòng, khu liên hợp thể thao quốc gia, khu Trung Hòa - Nhân Chính, khu nhà ở Linh Đàm... tạo nên sự thay đổi lớn về hình ảnh đô thị, đáp ứng một phần nhu cầu quỹ nhà ở, tạo đà kích thích sự phát triển Thủ đô. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trong những năm vừa qua, đã hơn 5 lần Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh, mở rộng quy mô đất phát triển đô thị so với quy hoạch 108.

Tuy nhiên quá trình phát triển đô thị còn nhiều bất cập, công tác quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn hẹp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, việc thu hút đầu tư không tập trung, dàn trải gây ô nhiễm môi trường, lãng phí đất đai và nguồn lực đầu tư.

Cùng với việc tập trung nhiều cơ sở cấp trung ương, trường đào tạo, công nghiệp… trong trung tâm thành phố đã thu hút nhiều người đến lao động và sinh hoạt, trong những năm vừa qua tốc độ phát triển kinh tế cao hàng năm của Hà Nội là một trong những thành phố đứng đầu của quốc gia, cùng với Luật cư trú ra đời đã tạo điều kiện thu hút nhiều lao động và di dân từ các khu vực khác vào thành phố để sinh sống, tạo nên tình trạng tăng trưởng dân số quá mức, gây nên sự quá tải cho hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục, vui chơi giải trí, TDTT; cấp điện, cấp nước, thoát nước, đặc biệt là hệ thống giao thông quá tải gây ùn tắc nghiêm trọng, thiếu nhà máy xử lý nước thải và nhà máy xử lý chất thải rắn…

Việc mở rộng quy mô của thành phố Hà Nội mới trên cơ sở sát nhập từ đơn vị hành chính Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây và một phần các tỉnh Hòa Bình,Vĩnh Phúc cũng đặt ra cho Hà Nội những yêu cầu phát triển mới. Sau khi sát nhập, nhiều sự biến động về kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt về không gian đô thị, hạ tầng đô thị, mô hình phát triển và nhiều vấn đề khác. Quy hoạch chung Hà Nội cần phải xem xét lại để đáp ứng những yêu cầu mới và phù hợp với bối cảnh phát triển của Quốc gia và của Thủ đô.

Để sớm ổn định và xây dựng các chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển phục vụ công tác quản lý đô thị trong giai đoạn tới, việc lập Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ cấp bách cần được tiến hành.

1.2.            Các căn cứ lập Quy hoạch chung

a. Căn cứ pháp lý

  • Luật Xây dựng năm 2003
  • Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 
  • Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
  • Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị.
  • Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Qui hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 & tầm nhìn đến 2050.
  • Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 12.
  • QĐ 1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 của TTCP phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế QHC thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

b. Các tư liệu và tài liệu liên quan

  • Các tư liệu tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội
  • Các quy hoạch, các dự án lớn đã, đang triển khai trên địa bàn Hà Nội. Quy hoạch chung được thực hiện dựa trên một khối lượng lớn các quy hoạch được triển khai và thực hiện trong những năm trước đây. Trong quá trình nghiên cứu Quy hoạch chung Hà Nội, các quy hoạch sau đây sẽ được nghiên cứu và kế thừa, như:

Quy hoạch 108 [năm 1998] - Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg của TTCP phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ.

Quy hoạch HAIDEP [năm 2007]

Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội [năm 2008] - Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 của TTCP về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch chung hai bên sông Hồng [năm 2009]

Quy hoạch chung đường Láng Hòa Lạc[ đại lộ Thăng Long]

Quy hoạch chung đường Hồ Chí Minh

Quy hoạch chung huyện Mê Linh

Quy hoạch chung chuỗi đô thị Miếu Môn-Xuân Mai-Hòa Lạc-Sơn Tây

  • Các bản đồ đo đạc địa hình tỉ lệ 1/10.000, 1/25.000, 1/50.000, 1/100.000
  • Bản đồ GIS.

b. Các văn bản đóng góp ý kiến.

  • Thông báo số 279/TB-VPCP ngày 8/9/2009 về Kết luận của TTCP tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [Báo cao III]
  • Thông báo kết luận của TTCP tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, lần 1: ngày 24/04/2009, lần 2: ngày 21/08/2009, lần 3: ngày 26/11/2009.
  • Thông báo số 29/TB-VPCP ngày 1/2/2010 về Kết luận của TTCP tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
  • Nghị quyết số 12/NQ- CP ngày 07/3/2010 của Chính phủ giao nhiệm vụ cho một số Bộ, Ngành liên quan triển khai các công việc tiếp theo về về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,
  • Ý kiến đóng góp của các Hội nghề nghiệp.
  • Ý kiến đóng góp của nhân dân tại Hà Nội từ ngày 21/4-04/5/2010 và tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27/6-04/07/2010 do Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội thực hiện.
  • Hội đồng thẩm định Nhà nước.
  • Tư vấn phản biện Worley Parsons của Úc.
  • Tư vấn phản biện chuyên gia Vùng Ile de France của Pháp.
  • Thành ủy Hà Nội.
  • Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
  • UBND thành phố Hà Nội.
  • Uỷ ban Kinh tế Quốc hội.
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  • Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 7
  • Ban cán sự Đảng của Chính phủ

1.3.            Các giai đoạn quy hoạch

  • Quy hoạch ngắn hạn: 2010-2020.
  • Quy hoạch dài hạn: 2020- 2030.
  • Tầm nhìn đến năm 2050.

1.4.            Phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch.

a. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp:

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20°25' đến 21°23'vĩ độ Bắc, 105°15'đến 106°03' kinh độ Đông.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp bao gồm toàn bộ diện tích Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ III Quốc hội khoá XII.

Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc;

Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;

Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;

Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ;

Thành phố Hà Nội bao gồm:

10 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông.

18 huyện: Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, ứng Hòa, Mê Linh.

Thị xã Sơn Tây.

  • Quy mô diện tích tự nhiên thành phố Hà Nội

Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố khoảng 3.344,6 km2

Dân số: 6.472.200 người [theo niên giám Thống kê toàn quốc năm 2009]

b. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp:

Thủ đô Hà Nội được nghiên cứu trong mối quan hệ vùng nhằm xác định vai trò vị thế của Thủ đô với tư cách là đô thị động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh trong vùng. Nghiên cứu các mối quan hệ, chia sẻ chức năng về phát triển đô thị, công nghiệp, giáo dục, y tế... phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, đảm bảo cho Thủ đô Hà Nội và các đô thị trong vùng phát triển năng động và hiệu quả.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm 15 tỉnh và thành phố thuộc Vùng Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh liên quan khác: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên.

1.5.            Quan điểm.

-Nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân ở thế kỷ 21.

-Phát triển Thủ đô Hà Nội đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển hệ thống đô thị toàn quốc, hệ thống đô thị vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Thủ đô Hà Nội; xây dựng Hà Nội trở thành động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội các vùng khác trong cả nước.

-Quy hoạch đô thị Hà Nội đáp ứng yêu cầu nhội nhập và thu hút đầu tư; đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả của nền kinh tế thị trường; ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực tạo thế và lực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung và ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực phát triển Thủ đô; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật với quản lý đô thị theo quy hoạch.

-Phát triển Thủ đô Hà Nội bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế với sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa lịch sử truyền thống. Tạo lập diện mạo kiến trúc đô thị đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

-Phát triển Thủ đô gắn với ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.

-Nghiên cứu Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội toàn diện trên nhiều lĩnh vực đảm bảo phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.

1.6.            Tầm nhìn.

Thủ đô Hà Nội mở rộng qui hoạch tới  năm 2030 và hướng tới tầm nhìn 2050 là trung tâm chính trị - hành chính của Quốc gia; trung tâm lớn về văn hoá - khoa học - đào tạo - kinh tế, du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Hà Nội sẽ có môi trường sống, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao. Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, năng động và hiệu quả, xứng đáng là biểu trưng của cả nước.

Thủ đô Hà Nội trong tương lai hướng tới thành phố: Xanh – Văn hiến – Văn Minh - Hiện đại. Thủ đô được phát triển trên nền tảng gìn giữ những giá trị về cảnh quan tự nhiên với những dãy núi Ba Vì, Tam Đảo, Hương Sơn, những khoảng không gian xanh gắn với vùng nông nghiệp trù phú và những làng nghề truyền thống, hệ thống các di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cùng hàng ngàn di sản khác, nơi ẩn chứa bề dày lịch sử 1000 năm văn hiến tạo ra một Hà Nội mang đặc trưng riêng mà khó thành phố nào có được. Thủ đô cũng cần phải được xây dựng theo hướng là thành phố năng động và hiện đại với kết cấu hạ tầng tiên tiến, các khu đô thị đồng bộ hoàn chỉnh đi liền với xây dựng, duy trì và phát triển lối sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội xưa và nay.

1.7.            Mục tiêu và nhiệm vụ.

 a. Mục tiêu

Xây dựng Thủ đô Hà Nội cần phải đạt được 3 yêu cầu lớn, như sau:

  1. Xây dựng cấu trúc đô thị phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu của một Thủ đô được mở rộng, phù hợp chiến lược phát triển Quốc gia;

Xây dựng và phát triển Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước không chỉ cho giai đoạn 2030-2050 mà còn trong tương lai xa hơn;

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế.

  1. Xây dựng Thủ đô Hà Nội có tổng thể không gian phát triển năng động, hoà nhập, khai thác các giá trị tiềm năng của vùng địa lý cảnh quan tự nhiên, tiềm năng về tri thức-công nghệ và lịch sử văn hoá truyền thống.

Hà Nội sẽ có các cơ sở hàng đầu của đất nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu hội nhập; trên cơ sở bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

  1. Xây dựng Thủ đô Hà Nội đạt hiệu quả trong sử dụng đất đai và có hệ thống hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.

b. Nhiệm vụ

[1]Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030[1].

Bảng 1: Các chỉ tiêu cho giai đoạn 2020   và giai đoạn 2030

Các chỉ tiêu

Giai đoạn đến 2020

Giai đoạn đến 2030

Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP

11-12%

9,5-10%

GDP bình quân đầu người của Hà nội

7.100-7.500USD

16.000-17.000 USD

Cơ cấu kinh tế GDP [dịch vụ/công nghiệp - xây dựng/nông nghiệp]

55,5-56,5%; 41-42%; 2-2,5%

58,5-59,4%; 39,6-40,3%; 1,0-1,2%

Về xã hội:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

70-75%

80%

Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân

1,4-1,5%

1%

Tỷ lệ đô thị hóa

58-60%

65-68%

Số trường học đạt chuẩn quốc gia

65-70%

>70%

Về hạ tầng:

Phát triển giao thông công cộng đáp ứng

35 - 45%

50 - 55%

Mật độ thuê bao Internet

38-40%.

80%

Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước

100%

100%

Nước thải sinh hoạt được xử lý

80%

90%

Thu gom và xử lý chất toàn bộ rác thải khu vực nội thành

100%

100%

Thu gom và xử lý chất toàn bộ rác thải khu vực ngoại thành

80%

90%

Diện tích nhà ở khu vực thành thị

25-30m2sàn sử dụng /người

>30m2sàn sử dụng /người

Diện tích nhà ở nông thôn

20-25m2sàn sử dụng /người

>25m2sàn sử dụng /người

[2]Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn cho Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến 2020. Là cơ sở để lập Chương trình phát triển đô thị cho giai đoạn ngắn hạn, tạo nguồn lực xây dựng đô thị, thu hút các nguồn vốn đầu tư và đề xuất các cơ chế chính sách thực hiện.

[3]Lập quy chế quản lý đô thị. Kiểm soát quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan Hà Nội.

[4]Là cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, các quy hoạch ngành và các dự án đầu tư theo quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt.

[5]Đề xuất các vấn đề tồn tại chủ yếu trong phát triển đô thị. Từ đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định các chính sách và cơ chế phù hợp với điều kiện phát triển Thủ đô Hà Nội theo Định hướng quy hoạch được duyệt.

1.8.            Tính chất đô thị

Là một trong những trung tâm kinh tế - giao dịch - du lịch và thương mại của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

II.          ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quá trình đô thị hoá của thủ đô Hà Nội đã trải qua nhiều thay đổi. Điểm lại quá trình xây dựng phát triển Thủ đô và các ý tưởng chủ đạo của các quy hoạch Hà Nội trong từng thời kỳ chính như sau:

  • Trước năm 1954, người Pháp đã nhiều lần lập quy hoạch cho Thủ đô Hà Nội, với cấu trúc mạng lưới phố xá ô bàn cờ. Quy hoạch này đã thực hiện trên diện tích khoảng 45km2, quy mô khoảng 300.000 người đã mang lại những tiện ích lúc đương thời và cho đến tận ngày nay. Để thực hiện theo quy hoạch đó người Pháp cũng đã lấp nhiều hồ ao, xóa bỏ nhiều làng mạc, di dời nhiều dân cư và cũng làm ảnh hưởng đến nhiều công trình tôn giáo tín ngưỡng. Phố cổ và phố cũ của Hà Nội còn tồn tại đến nay là sản phẩm của công tác quy hoạch và cải tạo chỉnh trang đô thị từ thời kỳ 1900-1926. Đây cũng là di sản kiến trúc-đô thị đặc thù của Thủ đô Hà Nội với nhiều công trình kiến trúc và cấu trúc đô thị có nhiều giá trị văn hoá - lịch sử cần phải được bảo vệ.
  • Từ năm 1954-1998, Thủ đô Hà Nội đã nhiều lần lập và điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Thủ đô trong từng giai đoạn. Qua mỗi lần lập và điều chỉnh quy hoạch đều dựa trên nguyên tắc kế thừa, phát huy những mặt tích cực của quy hoạch lần trước; có điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Trong đó:
  • Quy hoạch Hà Nội thời kỳ 1960-1962: Hà Nội tập trung phát triển phía Nam sông Hồng với quy mô khoảng 1,0 triệu người, diện tích khoảng 200km2. Năm 1964, chiến tranh phá hoại lan ra miền Bắc, nên quy hoạch thời kỳ này tạm thời chưa thực hiện được.
  • Quy hoạch Hà Nội thời kỳ 1976-1981 [Quyết định số 100/TTg ngày 24/4/1981 của TTCP]. Sau ngày thống nhất đất nước, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Nhà nước chỉ đạo lập Định hướng phát triển không gian Thủ đô đến thời hạn năm 2000, quy mô dân số khoảng 1,5 triệu người, quy mô đất đai khoảng 135,5km2 phát triển chủ yếu về phía Nam sông Hồng, 1 phần ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô hướng lên sân bay quốc tế Nội Bài và cửa ngõ phía Đông khu vực quận Long Biên hiện nay. Lấy hồ Tây làm trọng tâm bố cục không gian, hình thành hệ thống trung tâm bao gồm: Từ khu vực 36 phố phường, trung tâm chính trị Ba Đình, hành chính thương mại thành phố phía Nam hồ Tây, khu Ngoại giao đoàn phía Tây hồ Tây. Trung tâm hội nghị quốc gia, triển lãm quốc gia và trung tâm TDTT ở phía Nam thành phố [trước đó đã có phương án phát triển Vĩnh Yên làm đô thị vệ tinh lớn của Hà Nội được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông cao tốc]. Tuy nhiên quy hoạch này được lập trong thời kỳ bao cấp dựa vào nguồn vốn Nhà nước để xây dựng đô thị, vì vậy tốc độ phát triển đô thị trong thời gian này rất chậm.
  • Quy hoạch Hà Nội thời kỳ 1986-1992 [Quyết định 132/HĐBT ngày 18/4/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng], đây là thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với phương châm lấy đô thị nuôi đô thị và huy động mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng đô thị. Tập trung phát triển đô thị trong khu vực đường vành đai 3 phía Nam sông Hồng.
  • Ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 [Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg]. Quy hoạch này phục vụ phát triển Thủ đô Hà Nội [cũ], nhưng đã tính đến mối quan hệ vùng có phạm vi bán kính ảnh hưởng từ 30-50km với quy mô khoảng 4,5 triệu dân, trong đó thành phố Trung tâm với 2,5 triệu dân, được gắn kết với chuỗi đô thị đối trọng phía Tây khoảng 1 triệu dân [gồm Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn]. Quy hoạch năm 1998 đã đề xuất vùng hạn chế phát triển là khu vực 4 quận nội thành cũ; sự cần thiết có vành đai xanh xung quanh Thành phố [rộng từ 1-4km] để bảo vệ cho thành phố trung tâm phát triển ổn định, bền vững.

2.1.2. Đánh giá việc thực hiện Quy hoạch đã có

[Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội theo QĐ 108/1998/TTg và Quy hoạch của Hà Tây, Mê Linh cũ gọi tắt là Quy hoạch 108]

a. Đối với Hà Nội cũ

Quy hoạch 108 là bản Quy hoạch tổng thể của Thành phố Hà nội được coi là sử dụng hiệu quả nhất từ trước tới nay, được sử dụng làm cơ sở chỉ đạo thực hiện các Quy hoạch chi tiết, triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Sau 10 năm thực hiện có thể nhận thấy:

  • Nhiều khu Đô thị mới, các công trình HTKT, các công trình đầu mối quan trọng đã được triển khai xây dựng.
  • Là cơ sở quan trọng để lập QHCT các Quận, Huyện, các quy hoạch chi tiết khác, các dự án phát triển đồng bộ quy hoạch kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Và lập kế hoạch kêu gọi đầu tư, đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung không gian đô thị nói riêng. Kết quả đạt được đã thực sự làm thay đổi căn bản bộ mặt đô thị của Thành phố Hà nội, Thành phố được mở rộng trên 50% diện tích  dự báo cho phát triển khu vực Thành phố trung tâm. Tuy nhiên, sự phát triển và quá trình hoàn thiện bộ mặt đô thị không chỉ do quy hoạch mà nó còn tuỳ thuộc vào năng lực quản lý và nguồn lực đầu tư.

Thực trạng hiện nay ở Thành phố Hà nội còn đang tồn tại nổi cộm một số vấn đề mà quá trình thực hiện quy hoạch theo QĐ 108/1998/QĐ-TTg vừa qua chưa giải quyết được, đó là:

  • Quá trình đô thị hoá tăng nhanh với sự tăng trưởng cao về kinh tế, dư thừa lao động ngoại thành, chênh lệch mức sống giữa đô thị và các vùng xung quanh. Dẫn đến quá trình dịch cư từ khu vực nông thôn và các tỉnh lân cận vào Hà nội, tìm kiếm công ăn việc làm, chất tải lên hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Vì vậy khu vực trung tâm không thể kiểm soát nổi, nó phá vỡ quy mô, cơ cấu dân số đã dự báo.
  • Sự gia tăng dân số thiếu kiểm soát, đặc biệt tập trung vào khu vực trung tâm dẫn đến sức ép làm quá tải hệ thống HTXH, HTKT đô thị.
  • Đô thị hoá tăng nhanh cũng đồng nghĩa với những thách thức về môi trường đang đặt ra hàng ngày đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách như: Sự quá tải đã là nguy cơ thực tế, tình trạng tắc đường, úng ngập, ô nhiễm bụi, tiếng ồn, không khí, nguồn nước đang ngày càng bức xúc.
  • Sự đầu tư còn dàn trải, thiếu hệ thống dẫn đến diện mạo kiến trúc đô thị bị chia cắt manh mún, không hoàn chỉnh. Hệ thống HTKT đô thị chưa tạo được một bộ khung vững chắc liên thông ổn định làm cơ sở cho sự phát triển bền vững.

b. Đối với Hà Tây cũ và vùng Mê Linh

[*] Đối với địa bàn Thủ đô Hà Nội mở rộng, đặc biệt là tỉnh Hà Tây cũ, chỉ mới quan tâm thực hiện quy hoạch đô thị tại Hà Đông, Sơn Tây, các thị trấn hiện hữu và trên các trục giao thông quốc gia như Đại lộ Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, QL21. Các dự án trong khu vực này triển khai chậm, đặc biệt là khu vực chuỗi đô thị Sơn Tây, Xuân Mai, Miếu Môn, Hòa Lạc. Khu vực giáp ranh giới Thủ đô Hà Nội có tốc độ đô thị hóa cao như Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín…chưa được lập quy hoạch tổng thể; đã gây nên tình trạng quy hoạch thiếu tính đồng nhất về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội và chưa phù hợp với các định hướng lớn xây dựng Thủ đô Hà Nội.

2.2.       [CL1] Đánh giá hiện trạng

2.2.1.      Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường

a. Điều kiện tự nhiên

  • Địa hình:
  • Thủ đô Hà Nội có địa hình khá đa dạng, gồm: Vùng đồng bằng, vùng Trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Cao độ địa hình biển đổi từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông.

Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 54,5% diện tích tự nhiên, nằm dọc hạ lưu sông Hồng, sông Đáy và sông Tích. Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, là vùng sản xuất nông nghiệp với cây trồng chủ yếu là lúa nước. Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi, phổ biến từ 1,0m đến trên 11,0m.

Vùng trung du, đồi núi thấp: chiếm khoảng 40,5% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu thuộc Hà Tây cũ và Sóc Sơn.  Đây là dạng địa hình địa hình gò đồi, núi thấp, có độ cao từ [30-300]m tập trung chủ yếu ở vùng thấp của Ba Vì, vùng cao của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, TX Sơn Tây, Lương Sơn. Đây là nơi tập trung nhiều núi đá vôi và hang động karstơ. Do có địa hình dốc, diện tích đất trống đồi trọc lớn nên đât đai thường bị xói mòn , rửa trôi mạnh. Thuộc địa hình trung du còn một phần diện tích chiếm tỷ lệ không lớn, đó là  các vùng đồi Sóc Sơn, Hoà Lạc.

Vùng núi: Địa hình núi cao có diện tích khoảng 17.000ha, chiếm khoảng 5%, tập trung chủ yếu ở Ba Vì có độ cao từ 300m trở lên với đỉnh cao nhất tới 1.296m. Đây là nơi có địa hình dốc [>25o], tập trung tới 54% diện tích đất lâm nghiệp của Hà Tây cũ.

Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa. Nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi tương đối đồng nhất, biến đổi không nhiều giữa các vùng địa hình [Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 23oC ¸ 24oC, miền núi vào khoảng 21oC ¸ 22,8oC; Độ ẩm dao động 83-85%;lượng bốc hơi TB năm 800-40,4% đất tự nhiên, trong đó đất nghĩa trang khoảng >2.890 ha.

Đất chưa sử dụng khoảng 10.450 ha chiếm 3,1% đất tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng khoảng 4.850 ha, chiếm khoảng 1,4% đất tự nhiên.

Tổng đất xây dựng cả thành thị và nông thôn khoảng 45.500ha chiếm khoảng 13,7% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất xây dựng thành thị khoảng 18.000ha; chủ yếu tập trung vào 10 quận nội thành chiếm 5,2% đất tự nhiên, đất xây dựng nông thôn khoảng 27.400ha; đất dành cho cây xanh-thể dục thể thao khoảng >720ha; đất dành cho các trường đại học và cao đẳng khoảng 600ha; đất khu công nghiệp khoảng >5.000 ha.

Chỉ tiêu đất đơn vị ở [không tính công cộng, cây xanh, giao thông cấp khu ở] năm 2009 trong 4 quận nội đô cũ rất thấp 11,1 m2/người, 5 quận mới 35 m2/người, thị trấn Thường Tín 16,4 m2/người, còn lại tại Hà Đông, thị xã Sơn Tây và các thị trấn khác đạt trên 40 m2/người.

Bảng 2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng  đất đai

STT

Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính Hà Nội [ha]

Tỉ lệ đất so với tổng đất tự nhiên[%]

Tổng đô thị [ha]: 10 Quận [cả Hà Đông]+thị xã Sơn Tây[9 ph.]+ 22 thị trấn

Tỉ lệ đất so với tổng đất tự nhiên[%]10 quận, TX Sơn Tây, các thị trấn

Tổng nông thôn Hà Nội [ha]

Tỉ lệ đất so với tổng đất tự nhiên[%] nông thôn

Tổng diện tích tự nhiên

334.460,47

100,00

34.615,39

100,0

299.845,08

100,0

1

Tổng diện tích đất nông nghiệp

189.011,84

56,51

10.967,11

31,68

178.044,73

59,38

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

153.039,11

45,76

9.158,52

26,46

143.880,59

47,98

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

137.616,35

41,15

8.226,35

23,76

129.390,00

43,15

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

15.422,76

4,61

932,18

2,69

14.490,59

4,83

1.2

Đất  lâm nghiệp

23.862,51

7,13

205,73

0,59

23.656,78

7,89

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

10.165,91

3,04

1.491,55

4,31

8.674,36

2,89

1,4

Đất nông nghiệp khác

1.944,31

0,58

111,31

0,32

1.833,00

0,61

2

Đất phi nông nghiệp

134.998,36

40,36

23.084,99

66,69

111.913,36

37,32

2.1

Đất ở

34.936,02

10,45

7.709,06

22,27

27.226,96

9,08

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

27.743,08

8,29

562,79

1,63

27.180,29

9,06

2.1.2

Đất ở tại đô thị

7.192,94

2,15

7.146,27

20,64

46,67

0,02

2.2

Đất chuyên dùng

68.935,61

20,61

11.407,81

32,96

57.527,81

19,19

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

2.143,55

0,64

705,45

2,04

1.438,10

0,48

2.2.2

Đất quốc phòng

8.926,72

2,67

1.053,89

3,04

7.872,84

2,63

2.2.3

Đất an ninh

700,34

0,21

90,13

0,26

610,21

0,20

2.2.4

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

12.188,53

3,64

2.979,29

8,61

9.209,24

3,07

2.2.4.1

Tr.đó: Đất khu công nghiệp

4.799,72

1,44

978,11

2,83

3.821,61

1,27

2.2.4.2

Tr.đó: Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

5.748,49

1,72

1.729,32

5,00

4.019,16

1,34

2.2.5

Đất có mục đích công cộng

44.976,47

13,45

6.579,05

19,01

38.397,42

12,81

2.2.5.1

Tr.đó: Đất giao thông

21.667,01

6,48

3.539,09

10,22

18.127,92

6,05

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

794,45

0,24

98,99

0,29

695,46

0,23

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2.892,86

0,86

261,16

0,75

2.631,71

0,88

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

26.946,15

8,06

3.507,00

10,13

23.439,15

7,82

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

493,25

0,15

100,98

0,29

392,27

0,13

3

Đất chưa sử dụng

10.450,28

3,12

563,28

1,63

9.887,00

3,30

2.2.3.      Hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế

a. Hiện trạng công nghiệp

  • Đối với các Khu công nghiệp

Công nghiệp Hà Nội trong những năm qua có mức tăng trưởng khá: Cơ cấu kinh tế Thủ đô có sự chuyển dịch theo xu hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng; Đến năm 2008, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP là 42,2%. Tuy nhiên, sự phát triển này còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa dự báo hết khả năng cạnh tranh cũng như sự xuất hiện các cơ hội và lợi thế mới của Hà Nội sau khi mở rộng.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương [văn bản số: 10929/BCT-KH ngày 30 tháng 10 năm 2009 về việc cung cấp thông tin phục vụ công tác lập Quy hoạch chung Hà Nội]. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội tính đến tháng 9 năm 2009 có:

- 01 Khu công nghệ cao Hòa Lạc [diện tích 1.600 ha] và 11 khu công nghiệp [tổng diện tích 2.000 ha], bình quân 180 ha/ khu công nghiệp, trong đó: 09 khu đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và giao đất cho các nhà đầu tư thứ phát cơ bản lấp đầy diện tích [Khu công nghiệp Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B, Nam Thăng Long, Đài Tư, Thạch Thất- Quốc Oai, Phú Nghĩa, Bắc Thường Tín, Quang Minh]; 02 khu đang tiến hành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật [Khu công nghiệp Công nghệ cao sinh học và Khu công nghiệp Phụng Hiệp].

- 49 cụm công nghiệp [CCN] với tổng diện tích 3.707 ha, bình quân 75 ha/cụm, trong đó: 43/49 cụm đã và đang triển khai xây dựng: 19 cụm đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã thu hút đầu tư lấp đầy đi vào hoạt động; 07 cụm đang triển khai xây dựng từng phần các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và thu hút các nhà đầu tư thứ phát; 17 cụm mới đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư [hầu hết mới chỉ dừng lại ở khâu phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án, GPMB hoặc bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật]; 06 cụm đang trong quá trình kêu gọi đầu tư, chưa triển khai đầu tư xây dựng.

- 177 điểm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp [ĐCN- TTCN] với tổng diện tích 1.330 ha, bình quân 7,5 ha/ điểm, trong đó: 63/177 điểm đã và đang triển khai xây dựng [22 điểm đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã giao đất cho các hộ sản xuất làng nghề xây dựng nhà xưởng; 41 điểm đang hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng hoặc bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật]; 114 điểm chưa triển khai xây dựng.

Theo Báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội [văn bản số 534/BQL-QHXD ngày 22/6/2010]

Hiện nay Hà Nội có 17 Khu công nghiệp [tổng diện tích 3.603,456Ha], trong đó: 08 KCN đang hoạt động [Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B, HN-Đài Tư, Nam Thăng Long, Thạch Thất - Quốc Oai, Phú Nghĩa, Quang Minh I] và 09 KCN đang triển khai [Quang Minh II, Kim Hoa, CNC Sinh học, CVCN Thông tin HN, Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, Đông Anh, KCN sạch Sóc Sơn, Nam Phú Cát].

Mặc dù các cơ sở công nghiệp đã góp phần thể hiện vai trò của Hà Nội là 1 trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giải quyết gần 9 vạn lao động. Song việc phát triển công nghiệp của Thành phố chưa tương xứng với tiềm năng đã có, nhiều KCN triển khai chậm và không có hiệu quả.

Hà Nội có tổng số 256 làng nghề. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển và mở rộng đúng tiềm năng. Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất chưa đảm bảo. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Phát triển tự phát. Hạ tầng xuống cấp. Các tác động tiêu cực từ đô thị hóa như: đất đai bị thu hẹp, mật độ dân cư và mật độ xây dựng tăng nhanh. Bảo tồn văn hóa làng nghề chưa được chú trọng đúng mức, đồng thời tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gia tăng.

b. Hiện trạng về dịch vụ thương mại

Năm 2008, khu vực dịch vụ có tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu kinh tế GDP, chiếm 52%, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô. Hệ thống các công trình dịch vụ bao gồm các dịch vụ về thương mại và dịch vụ về du lịch, cụ thể như sau:

b1. Hiện trạng về dịch vụ thương mại

Hiện nay toàn thành phố [5] có 362 chợ [trong đó có 20 chợ loại 1; 52 chợ loại 2 và 290 chợ loại 3], có 70 trung tâm thương mại, siêu thị [trong đó có 12 trung tâm thương mại [TTTM] và siêu thị [ST] hạng 1; 17 TTTM và ST hạng 2; 41 TTTM và ST hạng 3], có gần 200 cửa hàng tiện ích, tự chọn …

Nhìn chung mạng lưới chợ, siêu thị- trung tâm thương mại trên cơ sở phân bố mật độ dân cư khu vực Hà Nội và hệ thống chợ đầu mối hiện đại đều thiếu và yếu. Hệ thống phân phối bán lẻ nằm rải rác và tự phát không có sức cạnh tranh. Thiếu diện tích cho bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ. Về trung tâm hội chợ triển lãm, nhu cầu ngày càng tăng nhưng quy mô và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.

b2. Hiện trạng về dịch vụ du lịch [6]

Thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử 1000 năm, chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa và cảnh quan đặc sắc, sự phong phú về nét văn hóa riêng và văn hóa du nhập đa dạng thông qua văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó Hà Nội còn có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp có một không hai, đó là những điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển ngành dịch vụ, du lịch.

Năm 2007, GDP thu được từ du lịch của Hà Nội chiếm tỷ trọng khoảng 4,9% tổng GDP du lịch của toàn quốc. Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa so với TPHCM. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài tới Hà Nội. Tính đến tháng 7/2008 Hà Nội có khoảng 551 cơ sở lưu trú với hơn 14.008 phòng đang hoạt động, trong đó chỉ có 177 khách sạn được xếp hạng với 8.614 phòng, phân bố không đồng đều trên khắp địa bàn. Hiện nay khu vực xa trung tâm hạ tầng còn chưa phát triển đồng bộ, thấp kém, chưa thu hút được khách du lịch, vẫn còn 8 huyện không có cơ sở lưu trú du lịch. Điều đó cho thấy, Hà Nội hiện nay đang thiếu các tiện ích phục vụ du lịch. Các sản phẩm du lịch của Hà Nội cũng chưa phát triển so với các thành phố du lịch khác ở Việt Nam và cả trên thế giới.

Du lịch nội đô: Hà Nội ngàn năm văn hiến với bao di tích lịch sử được lưu giữ, chủ yếu được đặt tại khu vực trung tâm, tại các bảo tàng và khu vực đặc biệt như Hoàng thành. Được thể hiện qua các bảo tàng, nhà hát, và từ các công trình văn hóa này hình thành các tour du lịch nằm trong khu vực trung tâm Hà Nội, tham quan các điểm dích nổi tiếng như: khu vực phố cổ, hồ Gươm, khu vực phố cũ cùng các phố nghề, cầu Long Biên, sông Hồng, Hồ Tây, Hoàng thành, các đình chùa miếu mạo, các nhà hát và bảo tàng giới thiệu quá trình hình thành của Hà Nội qua các giai đoạn…

Du lịch sinh thái: Hà Nội cũng được biết đến là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tự nhiên và các tour du lịch sinh thái được hình thành bởi sự kết nối các điểm thắng cảnh đẹp này, chủ yếu ở khu vực xa trung tâm, nơi đô thị ít phát triển, không khí trong lành, thoáng mát, trữ tình như: Ao Vua, suối Tiên, Hồ suối hai, hồ Đồng Mô, đàm Vân Trì, hồ Quan Sơn..

Du lịch đến với di sản, di tích: Hà Nội đứng hàng đầu với 1853 di tích trong đó có 1050 di tích cấp quốc gia và 803 di tích cấp tỉnh, thành phố được Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch công nhận xếp hạng. Với tiềm năng là các công trình di tích gắn liền với lịch sử và văn hóa tín ngưỡng của Hà Nội, tạo nên các tour du lịch đan xen giúp cho khách du lịch có thể tham quan và tìm hiểu về phong tục tập quán phong phú của người Hà Nội nói chung và văn hóa của từng miền nói riêng.

Du lịch tại Hà Nội vẫn chưa phát triển mạnh, bị ảnh hưởng bởi hệ thống cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch đi kèm. Khan hiếm dịch vụ lưu trú cho khách, đặc biệt là các khách sạn cao cấp, gây khó khăn cho vấn đề đặt chỗ đặt tour. Bên cạnh sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, tiện ích dịch vụ du lịch, Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi tác động của đô thị hóa và ô nhiễm về chất lượng môi trường, xuống cấp của các tài nguyên di sản, văn hóa truyền thống .v.v... , đó là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách du lịch quốc tế tới Hà Nội còn khiêm tốn so với vùng miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Hiện trạng nông, lâm, ngư nghiệp

Hạ tầng kinh tế khu vực nông thôn Hà Nội trong những năm qua tiếp tục được đầu tư nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2008 tại Hà Nội chiếm tỷ trọng 6,5% GDP. Trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên 94%. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi-thủy sản-dịch vụ nông nghiệp; tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần.

Về đất đai, sau khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp Hà Nội có >189.000 ha, chiếm 56,5% đất tự nhiên [7], trong đó đất sản xuất nông nghiệp >150.000 ha. Mặc dù, diện tích đất nông nghiệp khá lớn, nhưng tỷ trọng GDP của nông lâm ngư nghiệp Hà Nội chỉ chiếm khoảng 6,5% và tỷ lệ lao động phục vụ nông nghiệp chiếm tới 30%. Điều đó cho thấy cần phải có sự cải tiến trong năng suất lao động và phân bổ lại nguồn lực lao động giữa các ngành kinh tế tại Hà Nội.

Mô hình sản xuất nông nghiệp tại Hà nội đang theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phương thức canh tác, nhằm tăng chất lượng nông sản hàng hóa và hiệu quả kinh tế. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã hình thành một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm; hình thành một số vùng chuyên canh rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả và mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao… Trong chăn nuôi đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi tập trung, các trang trại nuôi lợn, bò sữa, gia cầm tại khu vực Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai…

Diện tích rừng của Hà Nội không nhiều so với các tỉnh khác trong cả nước tập trung chủ yếu tại khu vực Sóc Sơn, Hương Sơn-Mỹ Đức và Ba Vì. Lâm nghiệp của Hà Nội chủ yếu là bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn với hiệu quả chính là bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ phát triển du lịch.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hà Nội là: 25.123,7ha, chiếm khoảng 7,5% diện tích tự nhiên của thành phố. Rừng tự nhiên của Hà Nội có tại Ba Vì, Hương Sơn, Sóc Sơn…và thuộc rừng phòng hộ huyện Mỹ Đức.

Ngành thủy sản Hà Nội mặc dù có tăng trưởng trong những năm qua, nhưng tỷ trọng thấp, chiếm 1,0m và quanh năm có nước như sông suối, ao hồ

-  Đất loại III do địa hình: là đất núi đá, đất có i>15%.

-  Đất cấm xây dựng: là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đất quân sự.

Bản g 8: tổng hợp đất xây dựng

TT

        Loại đất

Diện tích[ha]

Tỷ lệ [%]

1

Đất đã xây dựng

106.754,21

31,88

2

Đất loại 1 [ H ngập ≤ 0,5m]

  63.363,54

18,92

3

Đất loại 2 do ngập [ 0,5m ≤ H ≤ 1.0m ]

101.374,96

30,28

4

Đất loại 2 do độ dốc [8% < i 1,0m]

  37.633,62

11,24

6

Đất loại 3 do độ dốc [ i ≥ 15% ]

    2.880,36

 0,86

7

Đất cấm xây dựng

  10.698,49

3,20

8

   Tổng cộng :

334.817,13

100

Bảng 5: Tổng hợp đất xây dựng các đô thị

TT

Đô thị

Đất loại I

[ha]

Đất loại II

[ha]

Đất loại III

[ha]

Cấm XD[VI]

[ha]

Tổng đất

[ha]

IA

I

Ngập

i[%]

Ngập

I[%]

1

Đô thị TT

26933

25412

7608

6538

7437[MN]

73928

Đô thị vệ tinh

2

Sơn tây

1237

1494

410

1665

1273

21

11 [Rừng]

6111

3

Hòa lạc

4050

7105

160

1605

650

3489

3064[MN]

20113

4

Xuân Mai

1653

2753

98,5

1373

405,5

358[MN]

6641

5

PhúXuyên

920

1433

2213

450[MN]

5016

6

Sóc Sơn

1570

3715,5

144,5

376,5

206,5

6013

Thị trấn sinh thái

7

Phúc Thọ

114

520

205

31[MN]

870

8

Chúc Sơn

545

482

36

617

141

1821

9

Quốc Oai

426

9,5

1138,5

6

1580

c. Cấp nước

Nguồn nước: Nước ngầm hiện nay đang là nguồn nước sử dụng chính cho thủ đô Hà Nội với công suất khai thác 700.000 m3/ngđ, cần khai thác nước ngầm hợp lý để tránh sụt lún nền đất đô thị cũng như do chất lượng nước nhiều khu vực không đảm bảo.

Các nhà máy nước chủ yếu tập trung tại Hà Nội cũ, Sơn Tây và Hà Đông.  Khu vực Hà Nội cũ Nam sông Hồng có 11 NMN chính với tổng công suất 555.000 m3/ngđ, Bắc sông Hồng có 2 NMN với công suất 37.000 m3/ngđ, Sơn Tây có 2 NMN với tổng công suất 20.000 m3/ngđ, Hà Đông có 2 NMN với tổng công suất 36.000 m3/ngđ. Nhà máy nước sông Đà công suất giai đoạn 1 là: 300.000m3/ngđ là nguồn cấp nước chính cho Hà Nội, đến nay công suất khai thác sử dụng thấp do mạng lưới cấp nước chưa được xây dựng

Tỷ lệ dân số thủ đô Hà Nội được cấp nước máy chiếm tỷ lệ 46%, 54% dân số còn lại sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa và ao hồ. Tại Hà Nội cũ, Hà Đông và Sơn Tây tỷ lê cấp nước đạt 68% với tiêu chuẩn cấp nước 100-120 l/ng.ngđ. Tại khu vực nông thôn phần lớn dân cư sử dụng nước giếng khoan chiếm 57,2%, sử dụng nước giếng đào 24,6%, sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung chiếm 15,1% và từ hệ thống cấp nước đô thị là 1,4%.

d. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

d1. Thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt khu vực đô thị

- Các đô thị đang sử dụng hệ thống thoát nước chung.

- Các khu đô thị mới có thiết kế cống thoát nước riêng nhưng chưa xây dựng các công trình trên tuyến.

- Tỷ lệ dân đô thi sử dụng bể tự hoại < 80% .

- Toàn thành phố có 4 trạm XLNT sinh hoạt đô thị với tổng công suất thiết kế 46.000÷50.000 m3/ngđ.

Bảng 9: Thống kê các trạm XLNT tập trung trên địa bàn Hà Nội

STT

Tên trạm xử lý nước thải

Công suất [m3/ngđ]

1

Trạm XLNT Trúc Bạch

2.300

2

Tram XLNT Kim Liên

3.700

3

Trạm XLNT khu đô thị Bắc Thăng Long

38.000 - 42.000

4

Trạm XLNT trung tâm  Hội nghị quốc gia

2.000

- Thị trấn các huyện, các điểm dân cư nông thôn: Lượng nước thải nhỏ, chủ yếu là xả phân tán, tự thấm và chảy ra các nơi đất trũng.

- Nước thải các làng nghề: Toàn TP có khoảng 300 làng nghề phát sinh nước thải, hầu hết là chưa xử lý.

Nước thải công nghiệp:

- Hiện đã xây dựng được 7 trạm XLNT công nghiệp, chiếm 5/17 KCN đã hoạt động và đang xây dựng, đạt tỷ lệ 29,5% số khu công nghiệp. 

- Có 21/100 cơ sở công nghiệp có nguồn thải ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy có công trình xử lý nước thải, đạt tỷ lệ 21%.

Nước thải y tế:

- Toàn thành phố có 22/80 bệnh viện chính có trạm XLNT, đạt tỷ lệ 27 %. Một số trạm XLNT bệnh viện hoạt động không thường xuyên do yếu kém trong quản lý và thiếu kinh phí vận hành, bảo dưỡng.

Nhận xét:

- Mương cống thoát nước chung có kích thước nhỏ, chất lượng kém, thường bị lắng đọng đất cát do xây dựng, quản lý, không  nạo vét thường xuyên, làm giảm khả năng tiêu thoát.

- Lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn còn nhỏ so với yêu cầu [khoảng 10%]. Các trạm XLNT đã xây dựng có công suất nhỏ, hoạt động không ổn định.

- Hầu hết nước thải công nghiệp và làng nghề chưa xử lý.

- Nước thải y tế chưa xử lý xả ra môi trường còn chiếm tỷ lệ lớn [hơn 67%].

- Chưa huy động được các thành phần kinh tế, cộng đồng tham gia đầu tư cho thoát nước.

- Các dự án thoát nước thực hiện chậm, do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư, thời gian xét duyệt kéo dài….

- Đầu tư, xây dựng, thu gom, xử lý nước thải chưa đạt so với định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020. 

- Ý thức của người dân đô thị chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước còn thấp…, xử phạt vi phạm về thoát nước còn chưa nghiêm.

- Thiếu quỹ đất xây dựng cho các trạm XLNT tập trung trong nội thành.

d2. Chất  thải  rắn

Thu gom CTR:

- Toàn thành phố đã thu gom được 1.079.115 tấn/năm đạt 83,2% tổng lượng CTR phát sinh

Bảng 10: Tổng hợp khối lượng và tỷ lệ thu gom, xử lý CTR năm 2008 [tấn/năm]

Khu vực

CTR phát sinh

CTR thu gom, xử lý

Tỷ lệ thu gom, xử lý [%]

Toàn TP

1296657

1079115

83,22

Hà Nội cũ

1086000

936270

86,2

Hà Tây cũ

210657

142845

67,8

- Hà Nội đang tiến hành thí điểm phân loại CTR tại nguồn, ở 4 phường nội thị cũ.

Xử lý CTR:

Bảng 11: Tổng hợp các khu xử lý CTR hiện trạng thành phố Hà Nội.

STT

Công trình

Diện tích

Quy mô

Tình trạng

1

Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, [huyện Sóc Sơn]

83,5 ha

Cấp Vùng

Đang hoạt động

2

Nhà máy xử lý rác - Bãi chôn lấp Kiêu Kỵ [huyện Gia Lâm]

10 ha

Cấp Huyện

Đang hoạt động

3

Khu xử lý chất thải xây dựng Vân Nội - Đông Anh

10 ha

Cấp Huyện

Đang hoạt động

4

Khu xử lý chất thải xây dựng Thanh Trì

8 ha

Cấp Huyện

Đang hoạt động

5

Nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn [ C/S: 30000m3/năm], huyện Từ Liêm

2,2 ha

Cấp Vùng

Đang hoạt động

6

Nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì

10 ha

Cấp Huyện

Chưa hoạt động

7

Bãi Việt H­ùng, Đông Anh

10 ha

Cấp Huyện

Chư­a hoạt động

8

Khu xử lý chất thải Công nghiệp [trong khu xử lý CTR Nam Sơn]

5,5 ha

Cấp Vùng

Đang hoạt động

9

Trạm xử lý n­ước rác số 1

[trong khu xử lý CTR Nam Sơn]

0,36 ha

Đang hoạt động

10

Bãi chôn lấp Núi Thoong

2,0 ha

Liên huyện

Dừng hoạt động

11

Bãi chôn lấp huyện Ứng Hoà

2,0 ha

CấpHuyện

Đang hoạt động

12

Bãi chôn lấp Đồng Ké

24 ha

Liên huyện

Dừng xây dựng

13

Khu xủ lý CTR Xuân Sơn – TX Sơn Tây

3,7 ha

Liên huyện

Đang hoạt động

Tổng cộng

171,3

d3. Nghĩa trang

Nghĩa trang:

- Tổng đất nghĩa trang toàn thành phố 2893 ha chiếm khoảng 0,87% đất tự nhiên Hà Nội mới.

Nhà tang lễ:

- Địa bàn Hà Nội chỉ có 2 nhà tang lễ chuyên dùng [Nhà tang lễ Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm và nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng]. Ngoài ra ở các bệnh viện lớn đều có nhà tang lễ [phục vụ cho nhu cầu bệnh viện và làm dịch vụ].

Bảng 12:  Một số nghĩa trang lớn trên địa bàn thành phố

STT

Tên nghĩa trang

Hình thức mai táng

Địa điểm

Quy mô [ha]

1

Mai Dịch

Mai táng một lần

Q. Cầu Giấy

5,5

2

Văn Điển

Hung táng, điện táng

H. Thanh Trì

18,3

3

Thanh Tư­ớc

Mai táng một lần, cát táng

H. Mê Linh

6,3

4

Yên Kỳ

Cát táng

H. Ba Vì

38,4

5

Sài Đồng

Cát táng, chôn một lần

Q. Long Biên

5,6

6

Vạn Phúc

Hung táng, cát táng

Q. Hà Đông

5

7

Trung Sơn Trầm

Hung táng, cát táng

Tx. Sơn Tây

14

8

Xuân Đỉnh

Hung táng, cát táng

H. Từ Liêm

5,5

9

Vĩnh Hằng

Cát táng

H. Ba Vì

18

10

Tổng diện tích

116,6

e. Cấp điện

- Nguồn điện

Thủ đô Hà Nội được cấp điện từ hệ thống điện quốc gia khu vực miền Bắc. Trực tiếp là 2 nhà máy điện lớn cấp vùng: thủy điện Hòa Bình [1.920 MW]; nhiệt điện Phả Lại [1.040 MW]. Ngoài ra còn có các nhà máy nhiệt điện, thủy điện cỡ vừa khác như: Tuyên Quang [342MW] và Thác Bà [120MW], Uông Bí [105MW], Ninh Bình [100MW], Cao Ngạn [100MW], Na Dương [100MW] và mới đây là Cẩm Phả, Quảng Ninh, Hải Phòng [3x300MW] và Sơn Động [220MW]. 

Hà Nội cũng được cấp điện qua hệ thống điện quốc gia từ đường dây 500kV Bắc – Nam, vị trí đầu tại trạm 500kV Thường Tín với công suất máy biến áp chính là 1x450MVA [năm 2009]. 

- Hiện trạng lưới truyền tải và trạm điện 220kV đến 500kV

Lưới điện truyền tải 500kV: Từ trạm 500kV Thường Tín có 2 tuyến đường dây 500kV là đường dây Nho Quan – Thường Tín hiện có và đường dây Quảng Ninh - Thường Tín [mới xây dựng, chuẩn bị đưa vào vận hành].

Lưới truyền tải và trạm 220KV phát triển mạnh trên địa bàn Hà nội. Hiện có 5 trạm 220kV là Sóc Sơn, Mai Động, Chèm, Hà Đông, Xuân Mai với tổng công suất 1.875MVA. Đến năm 2009, có 4/5 trạm 220kV kể trên đã xảy ra quá tải. Có 11 tuyến đường dây 220kV cấp điện cho Hà Nội, cơ bản đã tạo thành vành đai khép kín. Do phụ tải tăng cao trong những năm gần đây, chất lượng lưới 220kV không còn đảm bảo. Các tuyến 220kV từ Hòa Bình đi Hà Đông và từ Thường Tín đi Phố Nối đã xảy ra quá tải nặng, khi sự cố 1 đường dây, lưới 220kV mất tin cậy dẫn đến phải sa thải phụ tải.

- Lưới điện 110kV và các trạm 110kV khu vực

Toàn thành phố được cấp điện từ 31 trạm 110KV với tổng công suất 2.632MVA. Có 15/31 trạm 110kV đã xảy ra quá tải, đặc biệt là các trạm 110kV Hà Đông, Gia Lâm, Chèm, Tía, Nghĩa Đô, Thành Công. Hầu hết các trạm đều có gam máy biến áp chính nhỏ [25-40MVA], khả năng mở rộng hạn chế do thiếu quỹ đất.

Tổng chiều dài các tuyến 110kV đến cuối năm 2009 đạt 607km, trong đó có 7,8km là cáp ngầm. Có đến 80% các đường dây tiết diện nhỏ [từ 120-185mm2], 14 tuyến [chiếm tỷ lệ 22%] đã xảy ra quá tải thường xuyên, 9 tuyến vận hành đầy tải. Phần lớn các tuyến đường dây 110kV trong nội thành đều gặp trở ngại về việc giữ gìn hành lang an toàn vận hành. Khả năng hạ ngầm hoặc cải tạo lưới 110KV rất khó khăn do hệ thống đường giao thông ách tắc, cản trở lớn cho công tác thi công.

g. Chiếu sáng đô thị

- Lưới điện chiếu sáng đô thị Hà nội phần lớn thuộc sự quản lý và vận hành của công ty chiếu sáng đô thị Hà nội [Hapulico]. Lưới điện chiếu sáng các khu vực đô thị mới sát nhập sau khi mở rộng thủ đô hiện vẫn được phân cấp cho công ty công trình đô thị hoặc phòng chức năng đô thị quản lý.

- Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm 01/01/2009, tổng công suất quản lý của hệ thống chiếu sáng công cộng các quận nội thành, đường quốc lộ Hà Nội đã đạt đến 10.102KW; tổng chiều dài tuyến chiếu sáng 1.838 km trong đó chiếu sáng ngõ xóm đạt 889km; chiếu sáng đèn đường, cảnh quan đạt 949km. Các tuyến chiếu sáng mới đầu tư được lắp đặt các loại đèn chất lượng cao, đẹp, như đèn Rainbow. đèn Masteur, đèn Maccot; Tổng số đèn chất lượng thấp đang sử dụng khoảng 13.000 bộ, chiếm đến 25% tổng số đèn trên lưới[13].

- Chiếu sáng cảnh quan công trình kiến trúc đã được đầu tư xây dựng ở một số công trình trọng điểm như Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, khu vực Hồ Hoàn Kiếm, nhà hát Lớn... Tuy nhiên so với nhu cầu và số lượng di tích cần thiết thì khối lượng đã làm được còn ít, chưa tạo thành điểm nhấn không gian về đêm. Chiếu sáng cảnh quan và lễ hội đã được đầu tư trên các trục chính vào trung tâm thành phố cũ như Phố Huế, Hàng Bài, Nguyễn Văn Cừ, Hàng Đào – Hàng Gai. Hình thức chiếu sáng nhìn chung còn đơn điệu, chế độ vận hành chưa thường xuyên.

h. Thông tin liên lạc

- Viễn thông và công nghệ thông tin

Chuyển mạch: bao gồm hệ thống các tổng đài điều khiển [Host]; tổng đài vệ tinh [tổng đài hữu tuyến và vô tuyến cố định]; Tandem. Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn có trung tâm thông tin-liên lạc quốc tế sử dụng tổng đài TDX và AXE. Hệ thống truyền dẫn cho các tổng đài hiện tại đang sử dụng cáp sợi quang và viba, trong đó khoảng 70% cáp quang đã được ngầm hoá. Về cơ bản các mạch vòng [Ring] đã được khép kín. Cáp đồng có tỷ lệ ngầm hoá khoảng 20%.

Mạng thông tin di động Hà Nội đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA, với 7 nhà cung cấp dịch vụ là Vinaphone, Mobiphone, Viettel, EVN, Beeline, Vietnammoblie, G-Phone. Vùng phủ sóng của 7 nhà cung cấp này đã phủ hầu hết địa bàn của thành phố. Công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 3 [3G] đã được ứng dụng rộng rãi ở các mạng có thị phần lớn như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, EVN.

Hiện Hà nội có 5 doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, 9 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet và 11 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet. Tăng trưởng thuê bao tăng Internet bình quân trên 30%/năm. Tỷ lệ kết nối băng thông rộng là 22% số hộ gia đình, trung bình 2 thuê bao/1.000 dân. Tỷ lệ người dùng internet đạt khá cao so với các địa bàn khác trên toàn quốc.

- Hiện trạng bưu chính

Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ bưu chính: 280 bưu cục, 25 kiốt, 108 điểm bưu điện văn hoá xã, 657 đại lý bưu điện và 3226 đại lý điện thoại công cộng. Bán kính phục vụ bình quân 1 km/điểm với phân bố trung bình 3.660 người/điểm. Mạng vận chuyển bưu chính: 1 Trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực 1 và các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính sẵn có trên mạng.

2.2.6.      Hiện trạng môi trường

2.2.6.1 Đô thị hóa

Trong 10 năm [từ 1999-2009] mật độ dân số Hà Nội tăng từ 1.296 người/km2 đến 1.926 người/km2, trong đó mật độ dân số 9 quận Hà Nội cũ lên đến 11.759 người/km2, đồng thời tỷ lệ dân số đô thị cũng tăng từ 34,2% đến 40,5%. Dân số đô thị tăng nhanh đang gây áp lực lớn đến tài nguyên và môi trường.

Nhu cầu nước cho đô thị ngày càng tăng. Hiện nay thành phố Hà Nội có 26 nhà máy cấp nước với tổng công suất là 672.000 m3/ngđ gấp gần 27 lần năm 1954. Toàn bộ lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp được lấy từ nước dưới đất. Mặc dù nhà máy nước sông Đà 300.000 m3/ngày đã đưa vào sử dụng năm 2008 nhưng công suất mới đạt 50.000 m3/ngày và cấp cho khu vực phía Tây. Các giếng khoan nước bị suy thoái, có khoảng 20% số giếng khoan bị giảm lưu lượng và cần cải tạo hoặc thay thế. Khai thác nước dưới đất đã gây hiện tượng sụt lún mặt đất tại Hà Nội, tuy chỉ có tính chất khu vực. Khu vực có độ sụt lún nhỏ hơn 10 mm/năm có diện tích khoảng 140 km2, chiếm hầu hết phần phía Nam sông Hồng. Khu vực có độ sụt lún lớn nhất [khoảng 30 mm/năm] rộng khoảng 2 km2, bao quanh khu vực nhà máy nước Pháp Vân.

Tổng lượng nước thải khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay vào khoảng 600.000-700.000 m3/ngày đêm trong đó sinh hoạt khoảng 400.000 m3/ngày và công nghiệp khoảng 200.000-263.000 m3/ngày, xả ra 4 con sông thoát nước chính là sông Tô lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và hồ Tây.

Cùng với nước thải, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố hiện nay khoảng trên 3.000 tấn/ngày, trong đó lượng rác thải tập trung ở khu vực Hà Nội cũ khoảng 2800 tấn/ngày và Hà Tây cũ khoảng 300 tấn/ngày. Thành phố Hà Nội hiện có 5 khu xử lý chất thải rắn tập trung đang hoạt động, trong đó có tới 3/5 khu sắp lấp đầy.

Trên địa bàn thành phố có 110 bệnh viện và trung tâm y tế quận, huyện. Với số giường bệnh lên đến 12.000 giường bệnh, hiện nay lượng nước thải các bệnh viện Hà Nội phát sinh khoảng 6.000m3/ngày. Có 15 bệnh viện quy mô lớn có hệ thống xử lý nước thải, tương đương với lượng nước thải được xử lý trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố là 3754,4m3/ngày [chiếm 61,7%]. Lượng chất thải rắn tại các bệnh viện khoảng 25 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại khoảng 5 tấn/ngày.

2.2.6.2 Phát triển công nghiệp

Hà Nội hiện có 8 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 1.018ha [Nội Bài, Hà Nội - Đài Tư, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Phụng Hiệp, Quốc Oai, Phú Nghĩa] đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa kể khu công nghệ cao Hòa Lạc 1500ha.

Bên cạnh đó Hà Nội đã phát triển 20 dự án khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích đất hơn 800 ha. Đến nay đã có 8 cụm đang hoạt động. Trong khu vực Hà Tây [cũ] hiện có 17 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 635ha. Tuy nhiên các cụm công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, mặc dù đã có trong hồ sơ thiết kế phê duyệt.

Đặc biệt Hà Nội hiện đang tồn tại 9 khu công nghiệp cũ với tổng diện tích 387ha: Minh Khai - Vĩnh Tuy, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển - Pháp Vân, Thượng Đình, Cầu Diễn - Nghĩa Đô, Gia Lâm - Yên Viên, Đông Anh, Chèm, Cầu Bươu. Đây là các khu công nghiệp trước đây nằm ở ngoại thành nhưng trong quá trình mở rộng đô thị đến nay đã nằm trong nội thành với khoảng 200 cơ sở sản xuất phân tán và công nghệ lạc hậu. Đến nay Hà Nội đã di chuyển được 10 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng và đang di chuyển 6 công ty là Công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máy Đống Đa, Kỹ thuật Điện thông, Dệt kim Thăng Long.

Lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp chiếm hơn 55% tổng lượng nước thải của Hà Nội, khoảng 200.000 - 263.000 m3/ngày. Tuy nhiên hiện nay chỉ mới khoảng 11.500 m3 nước thải [tương đương 4,4%] được xử lý.

Mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 750 tấn chất thải rắn công nghiệp, mới thu gom khoảng 637-675 tấn/ngày [85-90%] và mới xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày. Trong số đó, chất thải công nghiệp nguy hại khoảng 97-112 tấn/ngày [chiếm 13-5%], mới thu gom khoảng 58-78,4 tấn/ngày [chiếm 60 -70%].

2.2.6.3 Xây dựng

- Thay đổi sử dụng đất

Quá trình đô thị hóa nhanh nên diện tích đất dành cho sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản giảm đi đáng kể. Năm 2000 diện tích đất nông nghiệp là 40.152ha, đến năm 2007 giảm đi còn có 37.857ha.

Diện tích đất lâm nghiệp cũng giảm. Rừng và đất lâm nghiệp năm 1998 huyện Sóc Sơn là: 6.630 ha, năm 2007 là: 4557,0 ha [-2073 ha], trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 1998 là 24.650 ha, năm 2007 là: 20.566,7 ha [-4.083,3 ha]. Nguyên nhân là do chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang các loại sử dụng khác.

Trong khi đó đất xây dựng đô thị tăng lên, cụ thể trong địa bàn Hà Nội cũ năm 1997 đất xây dựng đô thị 4.654ha, năm 2009 tăng lên 17.940ha.

Như vậy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đồng thời là quá trình thu hẹp diện tích đất đai vùng nông nghiệp, lâm nghiệp. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp khiến cho sinh cảnh địa lý bị thay đổi và xâm hại như: thảm thực vật, đồng ruộng, hệ sinh thái ao hồ, chế độ thủy văn cũng thay đổi.

- Tái định cư và các khu ở cũ

Khu vực ven đô thị là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa. Quá trình xây dựng và mở rộng không gian đô thị đòi hỏi chiếm dụng một diện tích đất nông nghiệp khá lớn. Đây là nguồn thu nhập duy nhất, ổn định cuộc sống cho đa số hộ nông nghiệp vùng ven đô.

Trong nội đô Hà Nội còn tại 12 khu chung cư cũ [Thanh Xuân, Kim Liên, Nam Đồng, Nguyễn Công Trứ, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công, Nghĩa Tân, Tân Mai, Tương Mai, Quỳnh Mai, Văn Chương] và các khu nghèo [Thanh Nhàn, Thanh Lương, Phúc Tân] đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, gây nên ô nhiễm môi trường.

- Sức ép xây dựng lên di sản và không gian xanh

Trên địa bàn Hà Nội cũ hiện có khoảng 1.744 di tích lịch sử văn hóa với 544 chùa chiền, đình làng, 253 đền thờ, 69 di tích cách mạng, 365 di tích khác [văn miếu, văn chỉ, di tích khảo cổ...]. Trong đó, 499 di tích đã được Nhà nước xếp hạng và 308 di tích đang được đề nghị xếp hạng, cùng hàng ngàn di vật khảo cổ có giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học, mỹ thuật của các nền văn hóa cổ đại, trung đại và cận đại Việt Nam.

Bảng 13. Số lượng di sản được xếp hạng trên địa bàn Hà Nội

Tỉnh, thành phố

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Mật độ di tích [số di tích trên 100km2]

Hà Nội cũ

43

210

27,5

Hà Tây cũ

74

236

14,4

Hà Nội là nơi gắn liền với những địa danh nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên như: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Yên Sở, vườn Bách thảo hay những làng hoa, cây cảnh truyền thống, lâu đời. Tuy nhiên, trong các năm qua, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch bị đổ đất lấn chiếm. Năm 1984 Hồ Tây rộng 566 ha đến năm 2001 chỉ còn 446 ha. Hồ Trúc Bạch rộng khoảng 30 ha, đến năm 2001 còn 19 ha. Nhiều hồ như Văn Chương, Ngọc Hà, Thanh Nhàn, trở thành ao tù, nuớc cạn.

Tình trạng phổ biến ở các đình làng trong nội thành là đất đai bị lấn chiếm như đình Trung Tả, đình Thổ Quan, đình Thiên Tiên... Điển hình như đình Trung Tả diện tích là 1218m2 [năm 1988] nhưng đến năm 1991 thì chỉ còn 525 m2. Nhiều nơi cửa chùa biến thành nơi buôn bán, tụ điểm ăn uống, chùa Bích Câu, chùa Huy Văn, chùa Bộc, chùa Ngũ Xã, chùa Thiền Quang bị mất dần đất vườn.

Các hoạt động xây dựng tại trung tâm Hà Nội mỗi ngày phát sinh khoảng 1000 tấn chất thải. Hiện toàn thành phố có khoảng 410 điểm xây dựng có nguồn phế thải với trên 100 điểm tập kết phế thải xây dựng. Phế thải xây dựng thiếu nơi đổ nên người dân thường đổ ở bờ sông và khu vực đất trống, làm cho hầu hết các con sông trên địa bàn Hà Nội đều bị ô nhiễm và thu hẹp dần. Những khu vực mới phát triển như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Từ Liêm, Long Biên... là những tụ điểm đổ phế thải xây dựng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hệ thống nghĩa trang đô thị được xây dựng thiếu quy hoạch, thiếu cơ chế quản lý dẫn đến tình trạng xây dựng nghĩa trang thiếu đồng bộ, đặc biệt nhiều nghĩa trang đã nằm lọt vào các khu đô thị mới [Định Công, Linh Đàm, Pháp Vân, Nam Thang Long... đều nằm sát nghĩa trang]. Nghĩa trang Văn Điển, Mai Dịch cũng nằm sát đô thị.

Hiện tượng lấn chiếm đất nghĩa trang diễn ra khá phổ biến. Việc lấn chiếm đất và chôn cất lộn xộn đã dẫn đến tình trạng lãng phí quỹ đất rất lớn và nan giải trong giải phóng mặt bằng khi phát triển đô thị.

Tình hình xử lý ô nhiễm môi trường trong các nghĩa trang chưa được chú ý nhiều đã dẫn đến các hiện tượng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất tại các khu vực xung quanh các nghĩa trang, như nghĩa trang Văn Điển.

2.2.6.4 Giao thông

Hiện nay tỷ lệ sử dụng xe ôtô con ở Hà Nội đạt 43 xe/1000 dân, tỷ lệ này còn thấp so với các nước của khu vực châu á [từ 90-100 xe/1.000 dân]. Trong 10 năm qua số ôtô tăng gấp 2,5 lần và số xe máy tăng gấp 3,5 lần. Tỷ lệ tăng 13%/năm cho xe máy và 10%/năm cho xe ôtô con. Có thể nói rằng, xe gắn máy là nguồn phát thải chính gây ô nhiễm trực tiếp và gián tiếp đến môi trường không khí.

Ngoài ra, mật độ phương tiện tham gia giao thông đang tăng đến mức báo động, cứ 1 km đường phải chứa đến 500 ôtô và 5.500 xe máy. Hiện tại diện tích đường của Hà Nội chỉ đáp ứng 40% lượng phương tiện giao thông đã đăng ký [bao gồm khoảng 200.000 ôtô và hơn 2 triệu xe máy], chưa kể đến lượng phương tiện giao thông từ ngoại tỉnh đổ về Hà Nội mỗi ngày.

Hà Nội là một trong những đô thị có tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhất nước ta, có nhiều nguyên nhân dẫn đến UTGT ở hà Nội: [1] có 107 nút cắt giữa đường sắt và đường bộ, trong đó chỉ có 2 nút được xem là giao cắt khác mức, còn lại là giao cắt cùng mức với 40 điểm có gác chắn; [2] Số lượng và mật độ các trường tiểu học, trung học, đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện... trên địa bàn Hà Nội rất lớn và đại bộ phận tập trung trong trung tâm thành phố; [3] Lấn chiếm vỉa hè lòng đường tại Hà Nội rất phổ biến và bức xúc do họp chợ di động, do lấn chiếm của rác, phế thải, vật liệu xây dựng; [4] Giao thông quá cảnh qua thành phố Hà Nội rất lớn.

Với cơ sở hạ tầng và sự phát triển phương tiện như trên, vấn đề ô nhiễm không khí do khí thải giao thông đang là một thách thức lớn ở Hà Nội. Lượng khí CO do các phương tiện giao thông thải ra chiếm gần 60% tổng lượng khí CO gây ô nhiễm và lượng khí NOx chiếm gần 40%.

2.2.6.5 Nông thôn và làng nghề

Hà Nội hiện có gần 300 làng nghề được công nhận [trong đó Hà Nội cũ có 55 làng, Hà Tây cũ có 240 làng]. Các làng nghề phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phía Nam theo lưu vực Nhuệ Đáy. Các làng nghề phát triển manh mún, thiếu đầu tư, thiếu quy hoạch đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, thiếu các hệ thống xử lý chất thải.

Ô nhiễm môi trường mang đặc trưng của các ngành nghề, gồm nhiều nguồn ô nhiễm dạng điểm, tập trung trong khu vực theo thôn, làng và phân bố rộng trêm phạm vi huyện, lưu vực, tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư khu vực.

- Nước mặt, nước ngầm đều có dấu nhiễm ô nhiễm tại các làng nghề chế biến nông sản, dệt nhuộm, đồ gỗ mỹ nghệ như Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai, Dương Nội-Hoài Đức, Vạn Phúc-Hà Đông, Chuyên Mỹ-Phú Xuyên, Hữu Bằng-Thạch Thất…

- Môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm do sử dụng than, hóa chất... như Bát Tràng-Gia Lâm, Khai Thái-Phú Xuyên, Phùng Xá-Thạch Thất, rèn Xuân Phương-Từ Liêm…

- Môi trường đất: Một số làng nghề bị ô nhiễm bởi chất thải rắn phát sinh do các hoạt động sản xuất, như các làng nghề vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, tái chế kim loại...

Trong số 256 làng nghề được kiểm tra, 100% hộ sản xuất trong các làng nghề không chấp hành các qui định Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước.

2.2.7.      Hiện trạng công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch

a. Khu vực đô thị

Hà Nội hiện nay có 10 quận nội thành, 1 thị xã/ đô thị loại 3 và 20 thị trấn/đô thị loại 5. Các quận nội thành tập trung hầu hết ở phía Nam sông Hồng. Các thị trấn thị tứ hầu hết nằm trên các tuyến giao thông liên quốc gia, liên tỉnh và liên huyện kết nối với khu vực nội thành.

Toàn bộ khu vực nội thành hiện nay đều đã được lập quy hoạch chung xây dựng và đều có những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho từng giai đoạn. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư. Các thị trấn huyện lỵ và thuộc huyện cũng đã được lập quy hoạch, tuy nhiên thời hạn lập quy hoạch đã không còn phù hợp do các tác động đô thị hóa diễn ra trong những năm gần đây.

b. Khu vực nông thôn:

Khu vực nông thôn Hà Nội có diện tích khoảng 299.845,08ha chiếm 89,6% diện tích tự nhiên và chiếm 59,2% dân số toàn thành phố. Lao động khu vực nông thôn chiếm trên 60% lực lượng lao động toàn thành phố. Cơ cấu kinh tế nông thôn đã dịch chuyển theo hướng tích cực, năm 2007 giá trị sản xuất CN-XD là 52,9%, dịch vụ là 26,2% và nông nghiệp là 20,9%. Thu nhập bình quân 8,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn dưới 5%  [theo tiêu chí cũ]. Tỷ lệ lao động nông nghiệp tuy cao hơn 1 triệu lao động nhưng chỉ tạo ra 7% GDP, thu nhập từ nông nghiệp thấp. Đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp diện tích dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn ngày một lớn và tình trạng tiếp tục di cư vào nội thành để tìm việc làm. Hiện có khu vực nông thôn Hà Nội có 248 làng nghề với hơn 64.000 hộ gia đình và 164.000 người lao động thường xuyên.

Điều kiện sống ở khu vực đô thị tốt hơn nhiều so với nông thôn. Khả năng tiếp cận các dịch vụ tiện ích công cộng như cấp nước sạch, cấp điện, giao thông, dịch vụ xe bus, bến xe, nhà ga, thu gom rác, trường học, y tế, chợ, các dịch vụ về văn hóa ở nông thôn là thấp. Về môi trường: Ô nhiễm môi trường nông thôn đang ngày một gia tăng do sự phát triển của các làng nghề, KCN và đô thị.

Cảnh quan tự nhiên của Hà Nội khá đa dạng, trong đó không gian mặt nước chiếm 8,12% diện tích tự nhiên. Hà Nội có rừng quốc gia Ba Vì, Sóc Sơn, Hương Tích và có nhiều di sản, di tích và văn hóa đã tạo nên đặc điểm đặc trưng cho Hà Nội. Cảnh quan kiến trúc tại các vùng làng xóm, khu đô thị cũ, các khu cửa ngõ, các tuyến trục đường lớn... hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa. Các khu phát triển mới chưa được quan tâm nhiều, cảnh quan làng xóm truyền thống đang bị mai một do đô thị hóa và ô nhiễm môi trường.

c. Liên kết đô thị - nông thôn

Các quận nội thành tập trung hầu hết ở phía Nam sông Hồng. Nếu lấy quận Hoàn Kiếm và Ba Đình là trung tâm Thành phố hiện nay và lấy Sơn Tây là đô thị vệ tinh của Hà Nội về phía Tây, có tác động lan tỏa đến các huyện phía Tây Bắc Hà Nội, thì khu vực ít có khả năng kết nối với các dịch vụ đô thị nhất Hà Nội hiện nay là các huyện thuộc phía Nam Hà Nội: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa. Đây cũng là khu vực chịu các ảnh hưởng nặng về ngập lũ và kinh tế khó khăn.

Các thị trấn phần lớn được phân bố nằm trên các giao thông hướng tâm Hà Nội có liên kết thuận lợi về hạ tầng kinh tế - xã hội. Còn lại là những vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn, phát triển nông nghiệp là chủ yếu, mật độ di dân tìm công ăn việc làm tại các trung tâm đô thị rất lớn.

2.2.8.      Hiện trạng quản lý đô thị    

Về quy hoạch và tăng tr­ưởng đô thị

Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý, phát triển đô thị hiện còn thiếu, chưa đồng bộ, nên hiệu lực không đủ mạnh để quản lý đô thị theo quy hoạch cũng như­ mọi mặt hoạt động của thành phố. Công tác quản lý nhà n­ước theo chậm hơn nhu cầu phát triển của thị tr­ường. Áp lực dân số tiếp tục đè nặng cơ sở hạ tầng của thành phố

Về đất đai: Các chính sách chư­a được cụ thể hoá để giải quyết hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước với người có quyền sử dụng đất. Việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch chư­a chặt  chẽ. Thủ tục hành chính r­ờm rà, phức tạp đã cản trở việc luân chuyển đất đai phục vụ đầu tư­ phát triển.

Về công nghiệp: Nhiều CCN& ĐCN có trong danh mục quy hoạch gặp khó khăn trong công tác triển khai, tiến độ chậm liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng và kinh phí thực hiện. Hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến xây dựng và phát triển các CCN, ĐCN còn chưa thống nhất về việc xác định chủ thể quản lý nhà nước.

Về nhà ở: Các hoạt động xây dựng trái phép về nhà ở vẫn diễn ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố. Chưa có chính sách kiểm soát về nhà ở dân tự xây trong khi việc phát triển nhà ở tại TP Hà Nội lại dựa trên nguồn lực chủ yếu là nhà ở nhân dân tự cải tạo và xây dựng mái nhà riêng. Thiếu các quy định kiểm soát phát triển để tạo mỹ quan thành phố.

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Nguy cơ mất cân bằng giữa dân số với kết cấu hạ tầng là rất lớn; tình trạng tắc nghẽn giao thông đang đe doạ sự phát triển ổn định của Thành phố, Hệ thống cấp điện chư­a ổn định, hiện t­ượng mất điện còn xảy ra. Hệ thống hạ tầng xã hội còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống bệnh viện [đang phục vụ cho cả các tỉnh lân cận]. Số dự án đầu tư­ được lập nhiều và có nhu cầu đầu tư­ lớn như­ng triển khai còn rất chậm và giá c­ước các dịch vụ còn cao.

Về tài chính đô thị: Những năm trước 1990-1995, nguồn vốn dành cho xây dựng đô thị chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Sau năm 1995 nguồn vốn này được mở rộng cho các nguồn khác [như ODA, FDI, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, của nhân dân]. Tuy nhiên, thủ tục xây dựng còn phức tạp, ch­ưa chủ động nguồn vốn xây dựng các trọng điểm của Thành phố, nhiều dự án qua nhiều năm không triển khai được. Chư­a có chính sách tài chính thu trên sự phát triển đất đai và khai thác hạ tầng thành phố vì vậy thành phố thất thu và không tạo sự công bằng giữa người được h­ưởng lợi và ng­ười bị giải toả khi phát triển đô thị.

Về kiến trúc – Quy hoạch xây dựng đô thi: Đến nay thành phố đã hoàn tất quy hoạch 1/2000, 1/5000 nhưng còn thiếu quy hoạch 1/500 và thiết kế đô thị, quy định quản lý kiến trúc quy hoạch các quận huyện. Bộ mặt khu trung tâm thành phố và các quận nội thành đã cải thiện rõ nét. Mặc dù vấn đề môi tr­ường đã được quan tâm giải quyết từ khâu quy hoạch đến xử lý, như­ng ch­ưa được cải thiện. Tình trạng xây dựng trái phép còn phổ biến, bộ mặt kiến trúc nhiều khu vực còn manh mún, lộn xộn.

2.3.       Rà soát các dự án, đồ án.

a. Rà soát của Bộ xây dựng:

Sau khi có Chỉ thị số 260/CT-TTg ngày 04/3/2008 về việc thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Bộ Xây dựng đã xây dựng 4 tiêu chí để đánh giá các quy hoạch và dự án [1] Cơ sở pháp lý, [2] Sự phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 và Đề án định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [báo cáo Quốc hội tháng 5/2008 theo Tờ trình số 60/TTr-CP ngày 29/4/2008 của Chính phủ], [3] Tuân thủ Quy chuẩn, tiêu chuẩn QHXD, [4] Sự phù hợp nguyên lý tổ chức không gian đô thị và hạ tầng kỹ thuật. Kết quả rà soát được Bộ Xây dựng tổng hợp trình TTCP, Trong đó, gồm 4 nhóm đồ án, dự án QHXD: Nhóm Ia: Các đồ án quy hoạch, dự án tiếp tục được triển khai thực hiện. Nhóm Ib: Các đồ án quy hoạch, dự án tiếp tục được triển khai nhưng cần điều chỉnh về nội dung. Nhóm IIa: Các đồ án quy hoạch, dự án tạm dừng triển khai chờ quy hoạch chung Hà Nội mở rộng. Nhóm IIb: Các đồ án tạm dừng triển khai.

b. Rà soát của UBND TP Hà Nội

[theo văn bản số 240/TB-VPCP ngày 05/9/2008, của Chính phủ: Có tổng số trên 750 các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố].

Kết quả rà soát Giai đoạn I cho thấy các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng được phân bố trên tất cả 29 quận, huyện và thị xã. Tuy nhiên, do chức năng, tính chất, vị trí, diện tích tự nhiên, quỹ đất [đặc biệt là đất nông, lâm nghiệp] có khả năng chuyển đổi, trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tiềm năng và lợi thế phát triển…của các quận, huyện, thị xã có nhiều sự khác biệt; nên sự phân bố về số lượng, quy mô chiếm đất của các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư, lĩnh vực đầu tư…trên các đơn vị hành chính có sự khác nhau khá lớn. Về lĩnh vực đầu tư, kết quả rà soát cho thấy phần lớn các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: các khu đô thị mới, khu nhà ở, khu du lịch sinh thái, khu giáo dục - đào tạo, y tế, khu đa năng…tập trung tại khu vực phía Bắc, Đông Bắc, Tây và Tây Bắc thành phố; trong khi đó, các Khu, Cụm công nghiệp lại  tập trung tại khu vực phía Nam và Tây Nam của thành phố; phần lớn các dự án bất động sản có quy mô lớn[khu đô thị mới, khu nhà ở, khu hỗn hợp....] tập trung tại các khu vực ven đô theo các hướng: Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông và Đông Bắc[ Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Hoài Đức, Đan phượng, Mê Linh…. và dọc hai bên đường Láng - Hoà Lạc [bao gồm cả khu vực kéo dài] và dọc các trục đường giao thông đầu tư theo hình thức BT. Trên cơ sở đánh giá các dự án đã hoàn thành  đầy đủ các thủ tục, được giao đất hoặc đang làm thủ tục giao đất, đã công bố công khai và chủ trương của cấp có thẩm quyền, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép 244 dự án [lần 1 là 240 dự án, tiếp theo cho phép 4 dự án] được tiếp tục triển khai. Tuy nhiên việc triển khai dự án này phải tuân thủ theo các ý tưởng quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c. Rà soát dự án, đồ án trong quá trình lập Quy hoạch chung

Quá trình lập Quy hoạch chung cần phải nhìn nhận lại tất cả các dự án đã có về các vấn đề yếu tố không gian, kết nối hạ tầng, tác động môi trường, kế hoạch triển khai, nguồn lực thực hiện và các hiệu quả đầu tư để kế thừa và xác định phù hợp với các định hướng phát triển chiến lược trong tương lai.

Trong đó những dự án như: nhà cao tầng trong khu vực nội đô, phá dỡ biệt thự cũ, cải tạo các khu tập thể cũ, cải tạo hệ thống sông hồ, các dự án đô thị, các dự án hạ tầng kỹ thuật, các dự án hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội . . .  đã và đang triển khai với nhiều mức độ khác nhau.

Theo đó những dự án phù hợp với định hướng chung sẽ tiếp tục được triển khai và xem đó là một yêu cầu của thực tiễn phát triển, đối với các dự án không phù hợp cần phải điều chỉnh về tính chất, quy mô, giải pháp không gian, giải pháp kỹ thuật, hình thức đầu tư theo ý tưởng định hướng trong quy hoạch chung hoặc thay đổi vị trí thực hiện dự án vào các khu vực cho phép phát triển đô thị.

2.4.       Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị Hà Nội

2.4.1.      Những ưu thế và tồn tại chính

a. Các lợi thế cần khai thác:

  • Vị thế và vị trí trong mối quan hệ với vùng và cả nước:

Hà Nội là thủ đô của cả nước; là trung tâm về chính trị, văn hóa, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học của cả nước đóng vai trò là cực phát triển chính thúc đẩy kinh tế vùng và cả nước;

Hà Nội hiện nay là trung tâm của cả vùng, có khả năng kết nối và chia sẻ chức năng vùng thông qua hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không.

  • Về nhân lực và dân trí: Hà Nội có hàng trăm trường đại học, viện nghiên cứu lớn của cả nước, có nhiều khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ cao; có tỷ lệ đào tạo qua lao động năm 2008 đạt 45% [ở mức cao so với cả nước]
  • Về văn hóa, lịch sử và du lịch, cảnh quan:

Hà Nội là vùng văn hóa đặc trưng giao thoa giữa các nền văn hóa có mối liên hệ mật thiết với văn hóa xứ Đoài[ Hà Tây] văn hóa Hòa Bình, Văn hóa xứ Nam [ Nam Định, Hà Nam], Văn Hóa Thăng Long[ Hà Nội]...

Hà Nội có lịch sử 1000 năm văn hiến, giàu văn hóa phi vật thể và vật thể. Hiện nay Hà Nội có 5100 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có trên 700 di tích được xếp hạng cấp Quốc Gia.

Hà Nội có nhiều công trình văn hóa như hệ thống các công trình bảo tàng, nhà hát, triển lãm... tiêu biểu của cả nước.

Hà Nội đa dạng về hệ sinh thái: Mặt nước-đồi núi-thảm thực vật. Cảnh quan nổi tiếng là Ba vì, Hương tích, Sóc Sơn, Tây Hồ, sông Hồng. Có nhiều sông hồ để tạo lập nên đô thị đặc thù về sông nước.

  • Thu hút đầu tư: Hiện nay Hà Nội có >750 đồ án, dự án đang triển khai, đây là thế mạnh rất lớn so với các tỉnh thành phố khác trong cả nước về nguồn lực đầu tư; giúp cho Hà Nội có nhiều cơ hội xây dựng và phát triển Thủ đô dựa tiềm lực sẵn có của mình.

b. Các tồn tại chính cần khắc phục

  • Về kết cấu hạ tầng hiện nay của Hà Nội chưa đồng bộ, giao thông quá tải, khó kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông. Thiếu kiểm soát xây dựng chức năng công cộng đô thị, hành chính, nhà ở, công nghiệp, y tế, giáo dục...
  • Về dân số: Không kiểm soát được gia tăng dân số tập trung mật độ cao vào đô thị trung tâm gây nên áp lực về HTKT và HTXH.
  • Về quản lý đô thị tại Hà Nội trong những năm qua chưa hiệu quả, quy hoạch đô thị phải điều chỉnh nhiều lần, chưa tập trung được nguồn lực để hoàn chỉnh 1 số khu vực trọng tâm tạo sức hút cho Thủ đô, chưa tạo hình ảnh đặc trưng về kiến trúc cho khu vực đô thị và nông thôn và chưa tạo dựng các công trình tiêu biểu đại diện cho kiến trúc, quy hoạch Thủ đô.
  • Về ô nhiễm môi trường: Đặc biệt là ô nhiễm môi trường khói, bụi; các sông hồ và đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngầm ở phía Nam thành phố ngày một trầm trọng.
  • Về chính sách phát triển đô thị và kinh tế-xã hội chưa đồng bộ giữa các bộ ngành. Chưa đề xuất giải quyết lao động chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, chưa có chính sách kiểm soát dịch cư giữa thành thị và nông thôn.

2.4.2.      Cơ hội và thách thức

a. Cơ hội

  • Sự hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ là các cơ hội lớn để Hà Nội phát triển kinh tế. Đặc biệt hiện nay, Hà Nội có các hành lang kinh tế quốc tế đi qua là Côn Minh-Hải Phòng, hành lang Lạng Sơn-Hà Nội đi qua.
  • Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn tạo cơ chế chính sách thuận lợi để phát triển Thủ đô.
  • Việc mở rộng Thủ đô Hà Nội sẽ có thêm nhiều quỹ đất để phát triển các chức năng quan trọng cho Thủ đô và là cơ hội để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

b. Thách thức

  • Về văn hóa và bản sắc: Giải quyết các mâu thuẫn giữa bảo tồn các di tích, di sản đặc sắc của Hà nội hiện nay với phát triển kinh tế và đô thị mới. Duy trì bản sắc văn hóa truyền thống trong các cấu trúc và không gian đô thị.
  • Về môi trường: Giải quyết sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Ứng xử với vùng chậm lũ sông Đáy và sông Tích. Duy trì các hoạt động làng nghề với bảo vệ môi trường nông thôn.
  • Về kinh tế: Quy mô kinh tế của Hà Nội còn nhỏ bé so với nhiều Thủ đô khác trong khu vực và thế giới; Chính sách về quản lý đất đai đối với các đô thị đặc biệt; Chuyển đổi cơ cấu đất đai và cơ cấu ngành nghề trong quá trình đô thị hóa.
  • Nhân lực để phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức.
  • Quản lý đô thị trong khi năng lực quản lý đô thị còn thấp và các dự án đầu tư còn chưa đồng bộ.
  • Về phát triển nông thôn, mối liên kết đô thị-nông thôn trong quá trình phát triển Thủ đô. Duy trì sản phẩm làng nghề truyền thống; 
  • Về hạ tầng xã hội: Sắp xếp lại, di dời các cơ sở CN và TTCN, y tế, trường học, công sở... ra khỏi nội đô. Dành quỹ đất trong khu vực nội đô xây dựng cơ sở vật chất ngành du lịch; Bố trí nhà ở và các tiện ích công cộng cho người dân thuộc khu vực giãn dân trong nội đô thành phố.

2.5.       Các vấn đề cần giải quyết trong Quy hoạch chung.

Quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch Hà Nội đến nay có các vấn đề tồn tại chính  cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết, đó là:

  1. Cấu trúc không gian quy hoạch và kiến trúc được nghiên cứu phù hợp với đặc thù của Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng.
  2. Hệ thống giao thông đô thị cần được tiếp tục xây mới và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố .
  3. Các vấn đề về nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị như: sự quá tải về dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở công sở làm việc, các công trình văn hóa, TDTT, vui chơi giải trí, công viên cây xanh; đặc biệt tại khu vực nội đô.
  4. Dự báo quy mô dân số và phân bố dân cư hợp lý cho Hà Nội vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đề xuất các chương trình kiểm soát sự gia tăng dân số của Thủ đô, đặc biệt bên trong các khu vực nội đô.
  5. Bảo tồn và tôn tạo các Khu phố cổ, phố cũ và các di sản và di tích khác như di sản văn hóa và cảnh quan, làng nghề của Hà Nội…
  6. Định hướng giải quyết những tồn tại cho sự phân bố của các dự án đầu tư xây dựng, cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của thành phố [giải pháp cụ thể cho trên 750 dự án đầu tư xây dựng đang được rà soát và cập nhật theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 260/CT-TTg ngày 04/3/2008 và Văn bản số 240/TB-VPCP ngày 05/9/2008].
  7. Khai thác nguồn tài nguyên sông, hồ để phát triển đô thị, tạo dựng nét đặc thù riêng cho Hà Nội là thành phố có nhiều hồ nước; kiểm soát việc thoát nước tránh ngập úng khi có mưa lớn dài ngày; phòng chống thiên tai, lũ lụt và biến đổi khí hậu.
  8. Xác định vị trí xây dựng các Khu công nghiệp tập trung của Thủ đô ở các địa điểm bên ngoài trung tâm thành phố, phù hợp với phát triển kinh tế và phục vụ công tác di dời các cụm, điểm công nghiệp đang gây ô nhiễm từ nội đô ra bên ngoài.
  9. Đề xuất định hướng về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng. Thiết lập quy chế quản lý đô thị.

III.       KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Quy hoạch chung Hà Nội được nghiên cứu dựa trên các kinh nghiệm quy hoạch và thiết kế của mười sáu thành phố lớn trên thế giới, thuộc các khu vực Châu Á, Châu Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Hoa Kỳ, có các đặc điểm tương đồng với Vùng Thủ đô Hà Nội, là: Bangkok - Thái Lan, Manila – Philippines, Bắc Kinh, Hàng Châu, Nam Kinh, Thượng Hải - Trung Quốc, Kuala Lumpur – Malaysia, Seoul, Hàn Quốc, Barcelona - Tây Ban Nha, Thành phố Mê-hi-cô – Mexico, Brasilia – Brazil, Chicago, New York, Thủ đô Washington - Hoa Kỳ, Luân Đôn – Anh, Paris - Pháp.

3.2.       Kinh nghiệm quốc tế:

Các chuyên gia tư vấn nước ngoài đã tổng kết có 17 kinh nghiệm quy hoạch có thể áp dụng cho Hà Nội được chia thành bốn loại như sau:

  • Tầm nhìn [các vấn đề phát triển đô thị]:

[1]Tầm quan trọng của quy hoạch chung.

[2]Lựa chọn và thực thi quy mô và mật độ xây dựng phù hợp.

[3]Tạo dựng hình ảnh của một thủ đô quốc gia với thiết kế đô thị mang dấu ấn đặc trưng.

[4]Gia tăng dân số có kiểm soát.

[5]Phối hợp hài hòa các mô hình thiết kế đảm bảo phát triển bền vững.

[6]Tạo dựng hình ảnh đô thị và thực hiện tầm nhìn.

  • Cơ sở vật chất đô thị hiện hữu [các vấn đề cơ sở hạ tầng].

[7]Xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội hiện đại.

[8]Phát triển một hệ thống giao thông công cộng và đường cao tốc.

[9]Hợp nhất thành phố bị chia cắt bởi một dòng sông.

[10]Kết nối đô thị với vùng.

  • Tăng trưởng thông minh [các vấn đề không gian và môi trường].

[11]Khai thác không gian mặt nước đô thị thành tiện ích quan trọng.

[12]Xây dựng các trung tâm có chức năng nổi trội phù hợp với đô thị gắn bảo tồn với phát triển hiện đại.

[13]Nhà ở xã hội.

[14]Khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng chiến lược.

[15]Bảo vệ di sản văn hóa, kiến trúc, thiên nhiên và môi trường.

[16]Chọn địa điểm cho các cơ quan Chính phủ phù hợp vai trò, chức năng chính của đô thị.

[17]Thiết lập hệ thống công viên công cộng hấp dẫn và dễ tiếp cận.

Việc quy hoạch và phát triển những thành phố toàn cầu này là minh chứng cho một số bài học quy hoạch cụ thể cũng như các mốc quy hoạch quan trọng mà xét ở một góc độ nào đó phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội.

IV.        LIÊN KẾT VÙNG

Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí địa lý- chính trị, lịch sử phát triển lâu đời và là đô thị trung tâm quan trọng của Việt Nam, có sức hút và tác động rộng lớn đối với quốc gia trong khu vực và quốc tế. Việc sáp nhập mở rộng địa giới hành chính, mang lại cho Hà Nội một vùng sinh thái rộng lớn, phong phú về tài nguyên văn hóa và cảnh quan. Tạo nên những lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các vùng đô thị lớn trong khu vực như vùng Nam Trung Hoa, vùng Thủ đô Băng Cốc, vùng Thủ đô Gia Các ta … khi đặt vấn đề về phát triển Hà Nội theo hướng thủ đô Xanh - Văn hiến - Văn minh- hiện đại.

4.2.       Các mối quan hệ vùng:

Các tác động tương hỗ giữa Vùng và Thủ đô Hà Nội: Phát triển không gian Hà Nội đặt trong mối quan hệ vùng của Thủ đô Hà Nội phải thể hiện rõ sự gắn kết phát triển giữa Hà Nội và Vùng Thủ đô Hà Nội, đây là mối quan hệ tương hỗ hai chiều trong đó Thủ đô Hà Nội tác động đến Vùng bằng việc thể hiện vai trò trung tâm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy toàn vùng phát triển thông qua sự mở rộng, lan toả các hoạt động kinh tế, đô thị hóa ra các tỉnh xung quanh thủ đô. Vùng tác động đến Thủ đô Hà Nội bằng việc cung cấp cho Hà Nội nguồn thực phẩm, nguồn lao động, quĩ đất phát triển cho các trung tâm công nghiệp, khu đô thị, các công trình đầu mối hạ tầng, kho tàng, cảng...

Không gian vùng Thủ đô Hà Nội được phân thành hai phân vùng chính, cụ thể: [1] Vùng đô thị trung tâm và phụ cận [vùng đô thị trung tâm là Thủ đô Hà Nội mở rộng, vùng phụ cận trong phạm vi 25-30 km]. [2] Vùng phát triển đối trọng trong phạm vi 30-60 km, hình thành theo 3 phân vùng lớn là: Vùng đối trọng phía Tây [Hoà Bình]; Vùng đối trọng phía Đông và Đông Nam [Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam] và Vùng đối trọng phía Bắc-Đông Bắc [Vĩnh Phúc, hành lang cao tốc QL18].

Vùng Thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng vùng đô thị hoá đa cực tập trung: liên kết không gian thành phố Hà Nội [đô thị trung tâm của vùng] và các tỉnh xung quanh [vùng phát triển đối trọng], trong đó các đô thị tỉnh lị là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng.

Liên kết và chia sẻ các chức năng Vùng: Trong Vùng Hà Nội và Thủ đô Hà Nội cần có sự phân công, chia sẻ các chức năng vùng để đảm đương và phát huy các thế mạnh của từng tỉnh để giảm sự phát triển dàn trải. Các định hướng chính như các vùng công nghiệp lớn sử dụng quĩ đất trống vùng gò đồi, các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu phát triển…chủ yếu về phía Tây, các trung tâm dịch vụ đô thị, công nghiệp, nông nghiệp…tại khu vực phía Đông. Các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí theo hướng cao cấp có tầm quốc gia quốc tế gắn các vùng cảnh quan và văn hoá cảnh quan lịch sử có giá trị.

Về phát triển hợp tác khai thác các công trình HTKT đầu mối mang tính liên Vùng: Hà Nội là trung tâm đầu mối giao thông đối ngoại đường bộ, đường sắt, đường hàng không quốc gia, quốc tế. Vùng Hà Nội – Hòa Bình xây dựng Nghĩa trang liên Vùng và bảo vệ nguồn nước sông Đà. Vùng Hà Nội – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Bắc Ninh - Hưng Yên khai thác và quản lý khu xử lý CTR liên vùng. Vùng Hà Nội – Vĩnh Phúc – Hưng Yên khai thác sông Hồng. Vùng Hà Nội - Hà Nam giải quyết tiêu thoát nước mặt và các giải pháp bảo vệ môi trường sông Đáy.

Về Y tế: Phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu và chất lượng cao hỗ trợ cho các cơ sở y tế đã quá tải trong nội đô Hà Nội cũ. Tập trung phát triển các trung tâm y tế khám chữa bệnh tại các đô thị lớn lân cận Hà Nội như Thái Nguyên, Phủ Lý, Vĩnh Yên.

Về Giáo dục: Phát triển các trung tâm giáo dục đào tạo theo hướng ưu tiên phát triển hệ thống các trường giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề gắn với phát triển các KCN như TP Hưng Yên, TP Phủ Lý, Khu Xuân Hòa, TP Thái Nguyên, TX Từ Sơn. Dự kiến phát triển qui mô đào tạo Hà Nội khoảng 600.000-700.000 sinh viên [chiếm 35%-40% qui mô đào tạo của Vùng].

Về thương mại: Phát triển các Trung tâm thương mại lớn, các chợ đầu mối các trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn [ICD] với các tỉnh có kết nối với Hà Nội qua các tuyến cao tốc cụ thể như Khu vực Phố Nối, Văn Lâm, Văn Giang [Hưng Yên], Phúc Yên – Xuân Hòa, khu vực Phổ Yên [Thái Nguyên], khu vực Từ Sơn [Bắc Ninh]; khu vực Đồng Văn [Hà Nam] gắn với cao tốc Bắc Nam;

Về du lịch: Kết nối các hoạt động du lịch trong thành phố với các Trung tâm du lịch lớn của Vùng như Khu vực phía Bắc, Tây Bắc [Vùng ATK, Vùng Núi Cốc, Vùng Tam Đảo, Tây Thiên], phía Đông, Đông Bắc [Đền Hùng, Thanh Thủy, hồ sông Đà, Mai Châu], phía Nam [Hương Sơn, Tam Chúc Phố Hiến], phía Đông [Tiên Sơn]

Về Công nghiệp: Hạn chế phát triển các khu công nghiệp lớn và chuyển dần các khu công nghiệp ra ngoại thị. Trong TP ưu tiên các loại hình các khu công công nghệ cao và các tổ hợp Đô thị- công nghiệp -Thương mại tiên tiến. Vùng phía Tây Bắc [Khu vực Vĩnh Yên, Phúc Yên], phiá Bắc [Phổ Yên, Sông Công] phía Đông [Phố Nối, Từ Sơn, Quế Võ], phía Nam [Đồng Văn]. Phát triển công nghiệp Hà Nội ở ngưỡng 6000-8000 ha [gần 30% công nghiệp Vùng] và ưu tiên phát triển công nghệ cao.

Về Phân bố dân cư trong Vùng: Trong những năm trước, xu hướng dân cư thu hút vào Thủ đô Hà Nội là chủ yếu. Trong định hướng phát triển Vùng Thủ đô, việc phân bố lại vùng sản xuất [công nghiệp và kho tàng], giãn các khu đại học và y tế ra các đô thị Đối trọng ở các Tỉnh xung quanh sẽ hình thành các khu đô thị mới ở các đô thị tỉnh lị, giảm bớt lượng nhập cư vào Thủ đô.

Sơ đồ mối liên kết về phân bố dân cư-đô thị trong vùng Thủ đô Hà Nội [Nguồn:QHXD vùng Thủ đô Hà Nội]

Việc hình thành mới cấu trúc của đô thị Hà Nội gồm đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh sẽ giảm bớt sự phát triển quá mức của nội thành Hà Nội hiện hữu; tạo điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế-xã hội và cơ hội về công ăn việc làm cho các khu vực nông thôn ngoại thành. Các đô thị khác trong vùng như: Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Hòa Bình, Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương là các đô thị đối trọng, thu hút các ngành công nghiệp, các trung tâm giáo dục đại học cao đẳng, các khu đô thị chất lượng cao... Khi các đô thị đối trọng phát triển sẽ thu hút dân cư và giảm bớt nhập cư về đô thị trung tâm. Với hệ thống hạ tầng được kết nối sẽ tạo động lực cho Thủ đô Hà Nội và các đô thị đối trọng trong vùng được phát triển và có tính cạnh tranh cao. Về mối quan hệ giữa đô thị của Thủ đô với các đô thị khác trong vùng Thủ đô cũng cần tiếp tục nghiên cứu, cập nhật ở giai đoạn điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô sau khi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Chính phủ thông qua.

V.           DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

Quy hoạch tổng thể KT-XH Thủ đô Hà Nội đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, khẳng định:

Để Hà Nội tiếp tục là trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục dịch chuyển cơ cấu theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp ở trình độ tiên tiến. Thành phố Hà Nội sẽ phát triển nền kinh tế tri thức, với đặc trưng là các sản phẩm chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, phương thức quản lý kinh tế hiện đại, tiên tiến. Phát triển các ngành dịch vụ cao cấp đặc biệt là các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoáng, dịch vụ du lịch; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Đồng thời thành phố cần phải tiếp tục tập trung nâng cấp hạ tầng đô thị, tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa người dân đô thị và nông thôn.

5.1.2. Định hướng phát triển kinh tế

Phát triển Hà Nội thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng, cả nước và khu vực.

Phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; Dịch vụ bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin [CNTT]; Dịch vụ khoa học-công nghệ; Dịch vụ y tế; Dịch vụ giáo dục-đào tạo; Dịch vụ tư vấn; Dịch vụ vận tải công cộng; Dịch vụ xuất khẩu…Phát triển thị trường hàng hóa bán buôn; thiết lập, củng cố và mở rộng các dịch vụ thương mại, các kênh phân phối hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu cho Hà Nội.

Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của Hà Nội, trung tâm du lịch cả nước và khu vực. Nâng cao chất lượng chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, dịch vụ văn hóa-giải trí-thể thao, phát triển du lịch MICE [hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện], sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ cao, du lịch mua sắm, du lịch sự kiện. Tôn tạo các di tích văn hóa-lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, hệ thống các làng nghề truyền thống ven đô thị. Đa dạng hóa các hình thức du lịch để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch đến Hà Nội.

Phát triển một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao.

Xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin [CNTT] trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế Thủ đô. Hà Nội sẽ trở thành trung tâm công nghiệp CNTT của cả nước, trung tâm công nghệ phần mềm, nội dung số và công nghiệp phần cứng trong khu vực. Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: Công nghiệp cơ khí, vật liệu mới, hóa dược và mỹ phẩm, chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt may, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất cao cấp.

Đối với làng nghề: Khôi phục và phát triển những nghề, những cơ sở sản xuất thủ công nghiệp có sản phẩm được thị trường chấp nhận. Phát triển các nghề thủ công mới gắn với bản sắc dân tộc, tiến bộ khoa học công nghệ và du lịch.

  • Về lĩnh vực nông lâm nghiệp:

Phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái gắn với nông thôn mới.

Nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất cao, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cho đô thị, du lịch, khu công nghiệp. Phát triển nông nghiệp gắn với ngành nghề khác [thủ công nghiệp, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề..] và góp phần bảo vệ môi trường.

5.1.3. Định hướng các lĩnh vực xã hội

Phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thủ đô anh hùng, thành phố vì Hòa Bình, tiêu biểu của cả nước.

Gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với kinh tế, chính trị; đưa văn hóa thực sự trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của Thủ đô; thiết lập các trung tâm văn hoá mới đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân Thủ đô. Phát triển mạng lưới công trình văn hóa gắn với phát triển du lịch và hướng tới xã hội hóa.

Giữ vững và nâng cao vị thế Hà Nội đi đầu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của cả nước.

Tạo tiền đề phát triển nền kinh tế tri thức, Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao. Hà Nội ưu tiên phát triển các lĩnh vực đào tạo theo hướng nghiên cứu; đào các các ngành khoa học cơ bản; các ngành mũi nhọn trong lĩnh vực giáo dục và y tế, công nghiệp và xây dựng, kinh tế, thương mại, dịch vụ và quản lý, văn hóa nghệ thuật. Khai thác các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục đào tạo. Khuyến kích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Phát triển ngành y tế Thủ đô trở thành trung tâm công nghệ cao về y học của cả nước, phấn đấu bằng và vượt các nước tiên tiến trong khu vực về chất lượng, trình độ kỹ thuật; một số lĩnh vực đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.

Phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh, vừa phổ cập vừa chuyên sâu đáp ứng tốt nhất yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô và các vùng phụ cận. Phấn đấu 100% người dân Hà Nội được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao, công bằng, hiệu quả và thuận tiện.

Xây dựng Hà Nội trở thành thành phố hàng đầu có nền TDTT tiên tiến.

Phát triển các loại hình thể thao thành tích cao đạt trình độ cao trong khu vực và tiếp cận trình độ châu lục và thế giới; đồng thời phát triển triển TDTT quần chúng. Phát triển mạnh các môn thể thao truyền thống gắn với mở rộng các loại hình thể thao của khu vực.

Thủ đô Hà Nội sẽ là trung tâm khoa học và công nghệ [KH-CN] lớn của cả nước, tiến đến là trung tâm KH-CN lớn của khu vực Đông Nam Á.

Xây dựng và phát triển thị trường KH-CN, tăng cường hợp tác về KH-CN giữa Hà Nội với Thủ đô các nước. Khuyến kích phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng thực tiễn phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của từng ngành, từng lĩnh vực.

Xây dựng đô thị gắn với an ninh quốc phòng. Xây dựng thành phố Hà Nội thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan Trung ương, thành phố, các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn Thủ đô.

5.1.4. Các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội

a. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế

  • Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2009 là >11%/năm. Phấn đầu đạt khoảng 12-13%/năm thời kỳ 2011-2015; đạt 11-12%/năm thời kỳ 2016-2020 và khoảng 9,5-10% thời kỳ 2021-2030. GDP bình quân đầu người của Hà Nội hiện nay đạt khoảng 2.000 USD, phấn đấu năm 2020 đạt khoảng 7.100-7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000-17.000 USD. Đóng góp GDP của Hà Nội cho cả nước năm 2020 khoảng 16% và năm 2030 hơn 18%.
  • Về cơ cấu kinh tế GDP hiện nay của Hà nội, khu vực dịch vụ có tỷ trọng cao nhất là 52,5%, công nghiệp xây dựng là 41,4% và nông lâm thủy sản là 6,1%. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng dịch vụ đạt 55,5-56,5% công nghiệp – xây dựng đạt 41-42% và nông nghiệp 2-2,5%. Đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ đạt 58,5-59,4%, công nghiệp – xây dựng đạt 39,6-40,3% và nông nghiệp đạt 1,0-1,2%.

b. Các chỉ tiêu phát triển xã hội và hạ tầng đô thị

  • Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt  65-68%.
  • Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng  >55 % vào năm 2015 và 70-75 % vào năm 2020.
  • Việc làm: Giải quyết cho 15,5-16 vạn lao động mỗi năm
  • Giáo dục phổ thông: Đến năm 2020 có trên 65-70% số trường học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia.
  • Y tế: Năm 2012 đạt 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2015 đạt tỷ lệ 35 giường bệnh/1 vạn dân và năm 2020 đạt khoảng 42 giường bệnh/1 vạn dân.
  • TDTT: Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập TTT thường xuyên tăng đạt 37-38% năm 2020.
  • Giao thông công cộng đến năm 2020 đạt 35-45% nhu cầu đi lại của người dân.
  • Phát triển hệ thống cấp nước, đảm bảo 100% các hộ gia đình [cả đô thị và nông thôn] sử dụng nước sạch.
  • Phát triển hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt 80%, hệ thống xử lý và thu gom nước thải các khu cụm công nghiệp, làng nghề đạt 100% đến năm 2020.
  • Nâng diện tích nhà ở khu vực thành thị lên > 30m2/người vào năm 2030.
  • Nâng chỉ tiêu đất cây xanh công viên đạt 10-15m2/người vào năm 2030.

5.2.            Dự báo phát triển dân số, phân bố dân cư và lao động

5.2.1. Căn cứ dự báo dân số:

Dân số Thủ đô được dự báo dựa trên các cơ sở về:

  • Xu thế gia tăng dân số chuỗi thời gian 1994-2009 của toàn thành phố, quận, huyện… Hà Nội để rút ra quy luật phát triển và đề xuất phương hướng 10-20 năm tới.
  • Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hà Nội và các ngành.
  • Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc kiểm soát phát triển các đô thị lớn.
  • Dự báo dân số trong Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội.
  • Khả năng quỹ đất có thể dung nạp.
  • Vốn đầu tư phát triển đô thị
  • Dựa vào quy luật phát triển dân số hàng chục năm qua như phân tích trên [có tác động kinh tế của  20 năm thời kỳ “đổi mới”] và những đặc thù của Thủ đô như: .
  • Khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc 1.600 ha đang xây dựng
  • Hà Nội hiện đang hấp dẫn các công ty, các ngân hàng quốc tế và trong nước, các công ty đa quốc gia, các công ty dịch vụ tài chính với trình độ công nghệ hiện đại
  • Lập các viện nghiên cứu quan trọng và xây dựng mạng lưới các trường đại học bằng cách di chuyển  từ nội thành ra để giảm tải dân cư nội đô và sẽ được phân bổ tại các đô thị mới.
  • Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, xứng tầm một Thủ đô văn minh, hiện đại, có thể sánh vai với các nước trên thế giới [metro, các trục đường lớn, các tuy nen…]

Để phù hợp với từng tính chất, chức năng, kịch bản phát triển kinh tế và vốn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, tăng trưởng cơ học trong từng giai đoạn của mỗi khu vực đô thị sẽ quyết định tăng trưởng dân số khác nhau, quyết định khả năng thu hút dân, thu hút lực lượng lao động cũng như tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, việc xác định quy mô dân số tại Hà nội còn được xem xét trên cơ sở khả năng quỹ đất có thể dung nạp và tính khả thi của nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị để đảm bảo phát triển thành phố bền vững, lâu dài.

5.2.2. Dự báo dân số

Dựa vào cơ sở động lực phát triển thành phố đã phân tích và áp dụng phương pháp tính hàm số ngoại suy theo mô hình xu thế [hàm toán học] cho toàn thành phố, 5 đô thị vệ tinh, thị trấn và các huyện nông thôn.

Căn cứ vào hệ thống thống kê Việt nam với thông tin/dữ liệu đầu vào đã có chúng tôi sử dụng phương pháp tính theo hàm trên:

                                               P­[t]= P[o] x [1+ r]t  

            Trong đó:

              P­[t] : dân số năm dự báo.

              P[o]:  dân số năm gốc.

              r   : tỉ lệ tăng trưởng dân số, gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học [thu hút lao động có trình độ        cao...].

              t   : số năm dự báo

Số liệu có thể thu thập được gồm:

Dân số trung bình hiện trạng [tức tại thời điểm mồng 1/tháng 7 hàng năm] của toàn thành phố, toàn quận/huyện.

Tỉ suất [‰] tăng tự nhiên hàng năm của toàn thành phố, toàn quận/huyện

  • Dân số hiện nay trên 6,4 triệu người [tính đến 2009], tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 40,8%. Dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 7,3-7,9riệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 58-60%. Đến năm 2030, khoảng 9-9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 65-68%. Đến năm 2050 đạt ngưỡng dân số tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%-80% [dự báo tầm nhìn quy hoạch chung xây dựng sau năm 2030 sẽ có nhiều vùng nông thôn được đô thị hóa thành các thị trấn, thị tứ].
  • Từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng dân toàn thành phố không tăng quá 1,4-2%/năm. Tốc độ tăng tự nhiên trong khoảng 0,8-1%/năm. Tốc độ tăng cơ học 2010-2020 [do lực hút đô thị] của toàn thành phố khoảng 1%/năm [0,4%/năm 2007] và giai doạn 2021-2030 khoảng 0,4%; của riêng thành thị là 4,1% và 2%/năm. Khu vực nông thôn mức tăng chung sẽ giảm từ dưới -1,1% đến 0,5%/năm do thu hẹp ranh giới và hạn chế di dân từ nông thôn vào thành thị, chủ yếu tăng tự nhiên.

Phát triển dân số của Hà Nội sẽ chia ra làm 3 giai đoạn:

Hà Nội sẽ hạn chế và kiểm soát nhập cư vào thành phố, dân số chủ yếu dịch chuyển trong thành phố, chỉ thay đổi ranh giới thành thị-nông thôn. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khung, các khu đô thị mới thuộc đô thị trung tâm và các cơ sở kinh tế động lực như khu công nghiệp, trường đại học, cơ sở y tế cấp khu vực ở đô thị vệ tinh thành phố để tạo điều kiện giãn mật độ trong khu vực nội đô cũ.

Hà Nội kiểm sóat tăng dân số cơ học, cho phép nhập cư [lao động có chất xám cao] đến các khu đô thị mới và các đô thị vệ tinh. Thành phố tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện các đô thị vệ tinh.

Hà Nội kiểm soát và đạt ngưỡng dân số ổn định tối đa H max hàng năm + [0,3 – 0,5]m

4

Thoá nước mưa

Có hệ thống thoát nước

5

Cấp, thoát nước sinh hoạt

l/ng.ngày đêm

60

100

100

6

VSMT [rác thải]

kg/ng/ngày

0,6

0,7

7

Đất nghĩa trang

M2/mộ

3 - 5

3 - 5

8

Cấp điện sinh hoạt

w/người

250

330

9

Cấp điện công nghiệp

KW/ha

200

200

VI.        ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN

Một loạt các chiến lược phát triển Thủ đô Hà Nội được đặt ra để đưa Hà Nội trở thành thành phố Xanh-Văn hiến-Văn minh-Hiện đại và đạt được các mục tiêu xây dựng Thủ đô theo Pháp lệnh Thủ đô.  

Chiến lược 1: Thiết lập lại cấu trúc đô thị

Phát triển hệ thống đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái có ranh giới rõ ràng nhằm đáp ứng sự tăng trưởng dân số và việc làm trong thời gian tới của Hà Nội. Bằng mọi cách hạn chế sự phát triển lan rộng và thiếu kiểm soát thông qua việc xây dựng các vành đai xanh có ranh giới rõ ràng xung quanh khu vực thành phố.

Chiến lược 2: Tăng cường phát triển hệ thống giao thông

Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó sử dụng giao thông công cộng là phương tiện chủ yếu để kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh nhằm đảm bảo hoạt động kinh tế - xã hội thuận lợi, tính cạnh tranh cũng như bảo vệ môi trường.

Chiến lược 3: Phát triển hệ thống trung tâm đô thị hiện đại, năng động và hiệu quả

Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, có tính cạnh tranh để thu hút đầu tư đa dạng và chất lượng là động lực chính cho các đô thị vệ tinh. Đồng thời đây cũng là nơi tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho Thành phố và hạn chế tốc độ di dân tới đô thị trung tâm.

Chiến lược 4: Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về Thành phố

Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về bằng cách thiết lập trục không gian gồm “mặt nước”, “cây xanh” và “văn hoá”, phấn đấu 70% diện tích mở rộng của Thành phố được dành cho không gian xanh kết hợp phát triển nông lâm nghiệp theo hướng chất lượng cao và công nghiệp hóa.

Chiến lược 5: Nâng cấp khu vực đô thị cũ

Nâng cấp và khôi phục khu vực đô thị trung tâm [nội đô] và cả những khu vực ngoại vi. Tăng cường kiểm soát phát triển dân số và xây dựng khu vực này.

Chiến lược 6: Ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ thiên tai và các thảm hoạ khác do con người gây ra.

Chiến lược 7: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản

Chiến lược 8: Tăng cường thể chế quản lý đô thị và xây dựng năng lực quản lý đô thị hiệu quả.

Chiến lược 9: Tạo dựng và tăng cường nguồn  lực phát triển đô thị.

Các chiến lược sẽ được cụ thể hóa bằng các giải pháp về: Phân bố các không gian đô thị , nông thôn; giải pháp về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo tồn di sản, kiểm soát môi trường sau đây:

6.1.2.      Hà Nội trong mô hình cấu trúc phát triển không gian Vùng Thủ đô Hà Nội

Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 là vùng đô thị đa cực tập trung: liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội [đô thị trung tâm] với các vùng, các tỉnh xung quanh [vùng phát triển đối trọng], trong đó các đô thị tỉnh lỵ [đô thị đối trọng] là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng.

Đô thị trung tâm[14] đóng vai trò chủ đạo của vùng, chủ yếu tập trung các trung tâm chính quan trọng như Trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, thương mại, tài chính, dịch vụ, công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu và là một trung tâm du lịch của toàn vùng và quốc gia.

Vùng phụ cận đô thị trung tâm trong phạm vi 25 - 30 km có chức năng hỗ trợ phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, là các vùng giao thoa, lan toả sự phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vai trò của khu vực này là hình thành vành đai xanh, duy trì vùng nông nghiệp-nông thôn, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cho Thủ đô, phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch văn hoá, sinh thái v.v..., phát triển các đô thị vệ tinh nhằm chia sẻ với đô thị trung tâm các chức năng về dịch vụ, giáo dục, y tế, nhà ở …

Đô thị đối trọng là thủ phủ của các tỉnh liền kề xung quanh Hà Nội [như Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phủ lý, Hòa Bình] sẽ cạnh tranh phát triển với đô thị trung tâm và hoạt động theo mô hình độc lập nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, thông qua việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, giảm sự tập trung quá tải vào thành phố Hà Nội.

Phía Đông và Bắc Hà Nội hướng cảng Hải Phòng [Lạch Huyện], cảng Cái Lân và chùm cảng lân cận [Quảng Ninh] phát triển công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu khối lượng lớn gắn với hệ thống quốc lộ 2, xa lộ xuyên Á và sân bay quốc tế Nội Bài. Phía Tây Hà Nội là vùng địa hình bán sơn địa dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, QL21, có rừng Quốc gia Ba Vì, Hương Tích phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghệ cao, 1 số công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật lớn; Phía Nam Hà Nội đảm nhận các chức năng về dịch vụ chuyển tải hàng hóa của vùng phía Tây và Tây Bắc với 1 số khu vực phía Nam Bắc Bộ với hệ thống cảng, thông qua tuyến đường 5 – đường Đỗ Xá, Quan Sơn dự kiến mới.

6.1.3.      Mô hình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và Quốc gia. Đây là mô hình phù hợp với xu hướng chung của các nước đang phát triển, phù hợp với thực tế phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện nay và tương lai, đó là:

  1. Đổi mới cấu trúc đô thị từ "Đơn cực" sang "Đa cực", Thủ đô Hà Nội - mô hình chùm đô thị

Kế thừa các mô hình đã nghiên cứu đề xuất tại đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tạo ra cơ hội đổi mới cấu trúc đô thị từ: “Đơn cực” sang “Đa cực”; đảm bảo cho đô thị trung tâm sẽ được giảm tải căn bản với một số chức năng đang bị dồn nén quá mức như công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... khi các chức năng này được phân bớt, hoặc chuyển hẳn vào các đô thị vệ tinh và tạo nên các trung tâm mới.

Hình thành mới hệ thống đô thị trung tâm và các thành phố vệ tinh được gắn kết với nhau và với đô thị trung tâm bằng các kết nối nhanh thông qua hệ thống giao thông công cộng mạnh, viễn thông và các hạ tầng kỹ thuật khác. Đảm bảo tính hoạt động độc lập của các đô thị trong mạng lưới.

Xác định rõ ranh giới các đô thị [còn gọi là ranh giới phát triển đô thị] trong mạng lưới, khoảng cách ly giữa các đô thị là các khoảng không gian đệm gắn vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp, không gian văn hóa, giải trí .v.v…

Hình Cấu trúc đô thị

Hình : Ý tưởng phát triển chiến lược

Hệ thống các đô thị và nông thôn của Hà Nội sẽ phát triển dựa trên các phân vùng phát triển như sau:

  • Khu vực đô thị hiện hữu chủ yếu thực hiện công tác bảo tồn đối với khu phố cổ, phố cũ thời Pháp thuôc; cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, là khu vực có ý nghĩa về văn hóa-lịch sử và đóng vai trò là trung tâm hành chính - chính trị của quốc gia và của thủ đô Hà Nội. Hình thành hệ thống đa trung tâm về văn hóa, kinh tế, khoa học công nghệ... gắn với các không gian chức năng khác trong đô thị.
  • Phía Bắc sông Hồng gắn với sân bay quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế dọc quốc lộ 18A, quốc lộ 3 được phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại tài chính, dịch vụ du lịch với hạt nhận dịch vụ là khu đô thị Mê Linh-Đông Anh, Khu đô thị Đông Anh và Đô thị vệ tinh Sóc Sơn. Các không gian xanh bao gồm khu vực bảo tồn núi Sóc, đầm Vân Trì, sông Cà Lồ, vùng bảo vệ thành Cổ Loa, các khu vực bảo tồn vùng nông nghiệp nông thôn sẽ đóng vai là các không gian đệm, giới hạn sự phát triển của các khu vực đô thị.
  • Phía Đông gắn với khu vực Gia Lâm – Long Biên được tiếp tục phát triển các công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển  hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng với các dịch vụ logictic, dịch vụ thương mại, dịch vụ đào tạo, tiện ích công cộng, công nghệ cao . . . Tại khu vực này cần phải tăng cường cải tạo đô thị hiện hữu và nhu cầu phát triển mới trở thành không gian đô thị thống nhất.
  • Phía Nam gắn với hành lang kinh tế Bắc Nam dọc trục quốc lộ 1A được phát triển công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ gắn với vùng nông nghiệp phía nam Thủ đô với trung tâm dịch vụ là đô thị vệ tinh Phú Xuyên – Phú Minh.
  • Phía Tây là vùng phát triển gắn với bảo tồn, được phát triển các loại hình công nghệ cao, đào tạo chất lượng cao, dịch vụ y tế và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tại đây hình thành chuỗi đô thị vệ tinh phía Tây [ Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai ], hành lang xanh để bảo tồn vùng nông thôn và giới hạn sự phát triển của đô thị trung tâm.
  • Kết nối các vùng chức năng bằng hệ thống giao thông liên kết đường bộ, đường sắt và đường thủy theo mạng hướng tâm và đường vành đai. Trong đó việc tăng cường hệ thống giao thông công cộng hiện đại và cấu trúc lại đô thị sẽ đảm bảo sự liên kết trong tương lai được thuận lợi, dễ dàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
  • Khu vực núi Sóc, rừng quốc gia Ba Vì và vùng Quan Sơn – Hương Tích là 3 vùng cảnh quan tự nhiên rất có giá trị của thủ đô được bảo vệ thành các vùng du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa tín ngưỡng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước.

Dựa trên các cơ sở về phân vùng chức năng nêu trên, dự kiến phân bố mạng lưới đô thị - nông thôn và phân vùng kiến trúc cảnh quan như sau:

  • Khu vực nội đô [từ bờ Nam sông Hồng đến vành đai xanh dọc sông Nhuệ], gồm 2 khu vực chính:

Khu vực nội đô lịch sử [ 4 quận nội thành, từ bờ Nam sông Hồng đến đường vành đai 2]

Khu vực nội đô mở rộng [ từ đường vành đai 2 đến vành đai xanh dọc sông Nhuệ]

  • Chuỗi khu đô thị phía đông đường vành đai 4 [ Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông , Thường Tín ]
  • Chuỗi khu đô thị phía bắc sông Hồng [ Mê Linh-Đông Anh, Đông Anh, Yên Viên, Long Biên, Gia Lâm]
  • Trục cảnh quan sông Hồng [ đoạn qua đô thị trung tâm]
  • Vành đai xanh dọc sông Nhuệ, các nêm xanh
  • Đô thị vệ tinh Sóc Sơn
  • Đô thị vệ tinh Sơn Tây
  • Đô thị vệ tinh Hòa Lạc
  • Đô thị vệ tinh Xuân Mai
  • Đô thị vệ tinh Phú Xuyên
  • Khu vực nông thôn [hành lang xanh]:
  • 3 Thị trấn sinh thái: Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn.
  • 8 Thị trấn huyện lỵ: Tây Đằng, Phúc Thọ, Liên Quan, Phùng, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín.
  • Các thị trấn, thị tứ khác, dự án sinh thái, các khu vực chức năng đặc thù.
  • Làng xóm, điểm dân cư nông thôn, công nghiệp, làng nghề, di tích.
  • Công viên cây xanh, sông hồ, khu vực sản xuất nông nghiệp, rừng quốc gia, đồi núi.
  • Các yếu tố khác.
  • Định hướng tầng cao, mật độ công trình.
  • Khu vực nội đô lịch sử là khu vực bảo tồn các giá trị truyền thống cần hạn chế các công trình xây dựng cao tầng và hạn chế gia tăng mật độ xây dựng. Các dự án cải tạo các khu tập thể cũ, các khu công nghiệp sau khi di dời được chuyển đổi sang chức năng đô thị sẽ khống chế tầng cao và mật độ xây dựng phù hợp với từng khu vực cụ thể.
  • Khu vực nội đô mở rộng cho phép phát triển tầng cao gắn với các tuyến giao thông hướng tâm và các tuyến đường vành đai để tạo điểm nhấn không gian đô thị. Các khu vực còn lại cần phải kiểm soát tầng cao trung bình theo từng khu vực, hạn chế tối đa các công trình cao tầng xen cấy trong các khu dân cư hiện hữu. Tại các khu vực này hiện có mật độ xây dựng rất cao, nhiều khu vực thiếu hẳn các không gian xanh, không gian mở và đặc biệt là hệ thống bến bãi đỗ xe. Trong quá trình cải tạo đô thị cần hạn chế phát triển các dự án tiếp tục chất tải về mật độ và hạ tầng cho khu vực này.
  • Khu vực chuỗi khu đô thị mở rộng phía đông đường vành đai 4 và phía bắc sông Hồng khuyến khích phát triển nhà cao tầng để giảm mật độ xây dựng chung phục vụ cho các dịch vụ tiện ích, không gian xanh, không gian mở. Tại các khu vực các trục hướng tâm, các điểm giao cắt được xác định đô thị phát triển theo mô hình TOD sẽ phát triển các công trình cao tầng, tạo điểm nhấn về không gian đô thị và giảm dần tầng cao về các khu vực không gian xanh, vành đai xanh và nêm xanh. Hạn chế việc phát triển tầng cao tạo thành bức tường công trình cao tầng vây quanh khu vực nội đô. Các khu vực cao tầng và thấp tầng cần được kiểm soát theo diện rộng, cần khắc phục tình trạng phát triển các dự án đơn lẻ đan xen giữa công trình cao tầng và thấp tầng như hiện nay.
  • Khu vực các đô thị vệ tinh được quản lý tầng cao và mật độ theo từng khu vực chuyên biệt. Tại các khu vực này khuyến khích phát triển tầng cao công trình để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
  • Trong khu vực hành lang xanh sẽ hạn chế mật độ xây dựng và tầng cao công trình để phù hợp với đặc điểm sinh thái tại khu vực hành lang xanh.

b.Mô hình "Hành lang xanh" và "vành đai xanh"

Phát triển không gian dựa trên kết nối các yếu tố tự nhiên và văn hóa truyền thống [hệ thống sông hồ, đa dạng sinh học, làng mạc hiện hữu, giữ gìn các bản sắc văn hóa và làng nghề …]. Phát triển mô hình "Hành lang xanh" và "vành đai xanh" trong cấu trúc không gian Thủ đô Hà Nội:

* Hành lang xanh

Thiết lập “Hành lang xanh” làm trung gian giữa bảo tồn và phát triển. Hành lang xanh sẽ là không gian bảo tồn vùng nông nghiệp – nông thôn và hạn chế sự phát triển lan tỏa của đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái nhằm đảm bảo phát triển Thủ đô trên cơ sở bảo tồn, cân bằng và bền vững.

Dành 70% tổng diện tích Thủ đô để phát triển hành lang xanh, đây là yếu tố then chốt đối với sự phát triển bền vững trong tương lai của Hà Nội là đảm bảo phát triển “cân bằng” dựa trên bảo tồn.

Dành 30% tổng diện tích Thủ đô Hà Nội mở rộng cho các khu vực phát triển đô thị, là động lực tiên quyết cho sự phát triển kinh tế đô thị vĩ mô của Hà Nội.

Hành lang xanh chiếm 70 % diện tích đất tự nhiên, bao gồm các khu vực bảo tồn và các khu vực phát triển dựa trên bảo tồn. Có khoảng 55-60% diện tích bảo tồn là các vùng đất nông nghiệp ổn định, vùng đa dạng sinh học, di tích tôn giáo và quần thể di tích, hệ thống sông hồ, mặt nước, hệ thống công viên cây xanh ven đô… Khoảng 10-15% quỹ đất còn lại là các làng xóm, làng nghề được duy trì và bảo tồn. Sự phát triển này được kiểm soát và quản lý, khuyến khích phát triển các hoạt động xanh thân thiện với môi trường như nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái. Trong các bước triển khai tiếp theo ở đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết sẽ có quy chế quản lý cụ thể cho từng khu vực trong hành lang xanh.

Hành lang xanh có diện tích khoảng 2.341km2 trong đó:

  • Diện tích bảo tồn khoảng 1.338km2 chiếm 55-60%
  • Diện tích nông nghiệp [đất lúa năng suất cao, trồng hoa…]
  • Đa dạng sinh học [vùng núi, vùng ngập thoát lũ…]
  • Di sản văn hóa [Khu du lịch, công trình văn hóa tín ngưỡng..]
  • Diện tích phát triển dựa trên bảo tồn khoảng 1.003km2 chiếm 10-15%
  • Khu vực nông thôn [làng nông nghiệp, làng nghề,..]

Hành lang xanh bao gồm các khu vực:

  • Hành lang xanh nằm dọc theo sông Đáy và sông Tích, giữa đường Vành đai 4 và các đô thị vệ tinh ở phía Tây; Mục đích cân bằng giữa phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, môi trường sinh thái nhân văn, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường đa dạng sinh học kết hợp với vùng chậm lũ và không gian mặt nước cây xanh sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tích, sông Đuống. Đặc biệt coi trọng bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên dọc theo tuyến phía Tây từ Ba Vì đến Hương Tích.
  • Các vùng cảnh quan sinh thái có giá trị như Rừng quốc gia Ba Vì, Quan Sơn, Hương Tích, Tam Đảo- Sóc Sơn;
  • Các khu đất nông nghiệp năng suất ở phía Nam Phú Xuyên;
  • Làng thủ công truyền thống và các di sản văn hóa [các điểm văn hóa, lịch sử]

Hàng lang xanh không bao gồm:

  • Không gian xanh đô thị [các công viên, vườn hoa…]
  • Vành đai xanh sông Nhuệ, vùng đệm xanh giữa khu vực nội đô và Chuỗi khu đô thị phía Đông đường vành đai 4

Xác định rõ ranh giới phát triển đô thị và hành lang xanh trong quy định quản lý xây dựng. Khu vực ngoài hành lang xanh cho phép tập trung phát triển đảm bảo các hoạt động trong Thành phố, trọng tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị.

Hành lang xanh có ý nghĩa lớn, cho phép nhiều làng nghề thủ công không gây ô nhiễm môi trường tiếp tục tồn tại và phát triển như những đặc trưng riêng trong các khu vực, phù hợp với khả năng phát triển bền vững của toàn bộ thủ đô Hà Nội gắn kết với không gian bảo tồn các di sản văn hóa. Đồng thời:

  • Bảo vệ các vùng nông nghiệp năng suất cao.
  • Bảo vệ các vùng có nguy cơ bị tai biến môi trường.
  • Bảo tồn văn hóa và di sản.
  • Khuyến khích các hoạt động thân thiện môi trường và phát triển bền vững.
  • Thiết lập ranh giới quản lý kiểm soát của đô thị.
  • Tạo kết nối mạnh mẽ hơn giữa các vùng nông thôn, ven đô thị và đô thị.
  • Cho phép duy trì, nâng cấp tính ổn định của các làng truyền thống, làng nghề và thúc đẩy du lịch sinh thái.
  • Thúc đẩy hình thành các trung tâm đô thị nén mới.
  • Tạo thuận tiện giao thông công cộng giữa trung tâm đô thị mới và nội đô Hà Nội.

* Vành đai xanh

Thiết lập vành đai xanh hạn chế và ngăn chặn phát triển đô thị lan tỏa, tự phát từ nội đô lịch sử ra bên ngoài như hiện nay. Lấy sông Nhuệ, nhánh sông Tô Lịch và vùng cảnh quan lân cận làm vành đai xanh [Gọi tắt là vành đai xanh sông Nhuệ], đây là khu vực được bảo vệ và kiểm soát phát triển nghiêm ngặt, để làm vùng đệm tách biệt khu vực nội đô với vùng đô thị mở rộng phía Nam của đô thị trung tâm [chuỗi khu đô thị phía Đông đường vành đai 4]. Ý tưởng này tiếp thu từ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đến năm 2020 : "Tại vùng ven đô, hình thành vành đai xanh rộng từ 1 đến 4 km, tạo thành bộ khung bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái thành phố".

Phát triển vành đai xanh chạy ven bên sông, là yếu tố then chốt đối với sự phát triển bền vững trong tương lai của Hà Nội, duy trì và bảo vệ đặc trưng văn hóa của Hà nội cổ. Góp phần quan trọng xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành: Thủ đô Xanh-Văn Minh-Văn Hiến- Hiện đại.

Cũng giống như hành lang xanh, vành đai xanh cho phép tồn tại các làng xóm, làng nghề thủ công truyền thống không gây ô nhiễm môi trường. Khác với hành lang xanh, vành đai xanh cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp thành các công viên đô thị hoặc công viên chuyên đề phù hợp với nhu cầu phát triển của đô thị và đặc trưng văn hóa riêng trong các khu vực. Ngoài ý nghĩa làm vùng đệm ngăn cách giữa 2 vùng Kiểm soát phát triển và vùng xây dựng mới, vành đai xanh còn có ý nghĩa to lớn:

  • Là lá phổi xanh của đô thị trung tâm.
  • Hỗ trợ khu vực nội đô lịch sử trong việc tạo lập không gian xanh và không gian công cộng lớn.

Ngoài vành đai xanh, sẽ hình thành nhiều nêm xanh tại chuỗi khu đô thị phía Đông đường vành đai 4 nhằm tạo nên các liên kết giữa hành lang xanh và vành đai xanh. Trong vành đai xanh và các nêm xanh có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, làng xóm khu ở hiện hữu, các công trình công cộng, sinh thái, tiện ích đô thị và các hoạt động gắn với đi bộ. Cần có giải pháp kiểm soát phát triển nhằm cải thiện môi trường, giao thông và chất lượng cuộc sống cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử cảnh quan của vùng đất Thăng Long.

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

[2] Nguồn: TS. Trần Tân Văn/ Viện khoa học địa chất và khoảng sản.

[3] Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2009

[4] Nguồn: QHTTKT XH Hà Nội

[5] Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

[6] Nguồn: Sở Văn hóa-thể thao-du lịch

[7] Nguồn: Trung tâm khuyến nông / Bộ NNPT-NT

[8] Nguồn: Báo cáo Rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội/ Sở kiến trúc quy hoạch.

[9] Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng

[10] Nguồn: Hà Nội bách khoa toàn thư.

[11] Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo

[12] Nguồn: Sở giáo dục đào tạo Hà Nội

[13] Báo cáo của Sở XD Hà nội – 2009.

[14] Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/5/2008

Video liên quan

Chủ Đề