Chỉ huy trưởng nhà thầu liên danh

1. Nội dung câu hỏi:

Công ty tôi đang thực hiện hợp đồng Liên danh bao gồm 2 công ty thi công một công trình giao thông. Về thoả thuận liên danh phân định công việc giữa 2 công ty rõ ràng theo đoạn lý trình.

Vậy xin hỏi Quý Cục chúng tôi cử 2 chỉ huy trưởng công trình, mỗi người đại diện riêng cho mỗi công ty thành viên trong liên danh thực hiện phần việc của mình được không?

[Mục đích để thuận tiện trong quá trình thi công cũng như thực hiện công tác nghiệm thu, lập và ký hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, ....]

Vậy chúng tôi xin hỏi các nội dung trên. Xin cám ơn!

2. Nội dung trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh. Vì vậy, từng thành viên liên danh của liên danh nhà thầu có thể cử cá nhân đáp ứng điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường đối với phần công việc của thành viên liên danh theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2. Công tác nghiệm thu, lập và ký hồ sơ quản lý chất lượng, lập bản vẽ hoàn công trong trường hợp nhà thầu là liên danh đã được hướng dẫn tại Điều 8, Điều 9 và Điều 11 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng./.

Trường hợp chỉ có 1 chỉ huy trưởng công trình đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Khoản 2, Điều 157 Luật Xây dựng thì người này là chỉ huy trưởng của tổng thầu hay của tất cả thành viên liên danh?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Đối với nhà thầu liên danh thì việc đánh giá năng lực về tài chính và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của liên danh căn cứ theo phần công việc từng thành viên đảm nhận trong liên danh.

Việc đánh giá năng lực về kỹ thuật thì xác định bằng tổng năng lực các nhà thầu liên danh [không căn cứ theo tỷ lệ công việc phân chia trong liên danh].

Liên danh nhà thầu phải cử cá nhân đáp ứng điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường theo quy định.

Các thành viên liên danh cử cá nhân là chỉ huy trưởng phần công việc của thành viên liên danh.

Chinhphu.vn


Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT

ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp

[ mẫu 01]

Chương III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDT

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về nănglực và kinh nghiệm

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệmđược xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh songphải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối vớiphần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nàotrong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danhđược đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập,năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với phần mà nhàthầu tham dự thầu.

Tôi muốn tìm hiểu thêm các quy định về nhà thầu liên danh cụ thể về hợp đồng khi lựa chọn nhà thầu liên danh, nghiệm thu công việc, công trình xây dựng và quy định về ký biên bản nghiệm thu của nhà thầu liên danh? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Nhà thầu liên danh được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định như sau:

"35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.”

Và căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

"3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh."

Theo đó, nhà thầu liên danh tham gia dự thầu với tư cách là một nhà thầu chính trong đó các nhà thầu liên kết với nhau cùng thực hiện thầu với tư cách là nhà thầu liên danh chứ không phải là các nhà thầu độc lập, trường hợp này các thành viên liên danh có thể hỗ trợ cho nhau thực hiện một số công việc sau khi đã trúng thầu.

Việc hỗ trợ này không được làm thay đổi nội dung các nhà thầu liên danh đã ký kết với chủ đầu tư.

Nhà thầu liên danh [Hình từ Internet]

Hợp đồng khi lựa chọn nhà thầu liên danh được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Đấu thầu 2013 quy định về hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn như sau:

"1. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu [nếu có] vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. [...]”.

Theo đó, đối với nhà thầu liên danh thì tất cả các thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu vào văn bản hợp đồng, quy định pháp luật không ghi nhận về việc nhà thầu liên quan ủy quyền ký hợp đồng với chủ đầu tư.

Nghiệm thu công việc, công trình xây dựng đối với nhà thầu liên danh đang được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu công việc xây dựng như sau:

"8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.”

Và căn cứ theo điểm c khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng như sau:

"7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a] Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b] Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c] Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d] Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ] Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư."

Theo đó, đối với trường hợp nghiệm thu xây dựng thì nhà thầu liên danh, người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc do mình thực hiện, không thực hiện ủy quyền giữa các nhà thầu liên danh.

Đồng thời biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, đối với nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh ký vào biên bản nghiệm thu.

Chủ Đề