Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2008 năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thành Phát

Trụ sở: Số 118A tổ 8, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội

Văn phòng: Tầng 7 - Tòa nhà Intracom - Trần Thái Tông- Q.Cầu Giấy - Hà Nội

Tel: 04.66.869.247 - Hotline: 0962.951.247 -

Quinhmei post cho các bạn dàn ý cơ bản của câu cuối cùng:

Ý 1: Giới thiệu chung Có 3 cách để giới thiệu: - Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. - Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính. - Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử. Ý 2: Phân tích 1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung: - Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí: + Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” [Đồng chí] và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” [Tiểu đội xe không kính]. + Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ: + Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ. + Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”. - Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng. 2. Những điểm riêng khác nhau - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn. “Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” - Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” Ý 3: Đánh giá chung - Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người. - Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động

TTO - Tuổi Trẻ Online mời các bạn thí sinh xem gợi ý tham khảo phần giải đề thi môn Ngữ văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2007-2008 tại TP.HCM [những gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo].

Đề thi môn Văn lớp 10: đúng trọng tâm, dễ!Hôm nay, 61.135 thí sinh TP.HCM thi tuyển vào lớp 10TP.HCM: hơn 61.000 thí sinh thi tuyển vào lớp 10Tuyển sinh bậc phổ thôngThi tốt nghiệp THPT, lớp 6, lớp 10-2007

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2007-2008

Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM

Câu 1 [1 điểm]: Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá [Huy Cận].

Câu 2 [1 điểm]: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:

  1. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. [Kim Lân, Làng]
  1. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. [Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa]

Câu 3 [3 điểm]: Viết một đoạn văn nghị luận [từ 10 đến 12 câu] nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

Câu 4 [5 điểm]: Cảm nhận của em về đoạn thơ:

…Từ hồi về thành phốquen ánh điện, cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình

[Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005]

GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI

Câu 1 [1 điểm]:

Học sinh cần đảm bảo được yêu cầu:

- Chép đúng, đủ bốn câu thơ trong khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá [Huy Cận]

- Không sai chính tả.

Câu 2 [2 điểm]:

Học sinh cần xác định được thành phần tình thái, cảm thán trong hai trường hợp, cụ thể là:

  1. Sử dụng thành phần tình thái: có lẽ

Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. [Làng - Kim Lân]

  1. Sử dụng thành phần cảm thán: chao ôi

Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. [Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long]

Câu 3 [3 điểm]:

Đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu, nêu suy nghĩ của bản thân về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là đề bài có tính chất tích hợp trong việc kiểm tra kỹ năng viết đoạn văn và hiểu biết về một vấn đề xã hội ở học sinh. Do vậy, học sinh cần bảo đảm được những yêu cầu cơ bản sau:

- Kỹ năng viết đoạn văn: bảo đảm được bố cục của một đoạn văn [tức là có phần mở, thân và kết đoạn]; bảo đảm mối liên kết nội dung và hình thức; viết đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Nêu suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: học sinh không nhất thiết phải đi vào giải thích từ ngữ cụ thể nhưng cần khái quát được nội dung câu tục ngữ, trình bày được suy nghĩ, đánh giá của bản thân về đạo lý tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua câu tục ngữ, chẳng hạn:

+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, lời khuyên về lòng biết ơn.

+ Biểu hiện của lòng biết ơn: biết ơn ông bà, cha mẹ; biết ơn thầy cô; không quên ơn những người đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ đất nước...

+ Đây là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được gìn giữ và phát huy.

+ ...

Câu 4 [5 điểm]:

Trên cơ sở những hiểu biết khái quát về tác giả Nguyễn Duy, về bài thơ Ánh trăng [đặc biệt chú ý hình tượng vầng trăng - biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hoàn cảnh sáng tác], học sinh trình bày cảm nhận của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Các em có thể trình bày bài làm của mình theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Cảm nhận về nội dung đoạn thơ: đoạn thơ thể hiện sự trăn trở, suy tư của nhân vật trữ tình về thái độ sống đối với quá khứ. Điều này được thể hiện qua các khổ thơ cụ thể:

- Hoàn cảnh sống thay đổi, thành phố với những tiện nghi hiện đại [ánh điện, cửa gương] dễ làm cho người ta lãng quên quá khứ, dửng dưng với cả vầng trăng tình nghĩa năm nào [Vầng trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường].

- Vầng trăng đột ngột xuất hiện trong một tình huống bất ngờ; nhân vật trữ tình đối diện với vầng trăng mà trong lòng ngập tràn bao cảm xúc. Những gian lao, vất vả và cả nghĩa tình trong quá khứ như ùa về làm nhân vật trữ tình vừa xúc động, vừa day dứt, vừa thành kính, lặng im [Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể / như là sông là rừng].

- Nhưng vầng trăng - quá khứ nghĩa tình luôn tròn đầy, bất diệt [Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình] càng làm cho con người thêm ân hận, day dứt. Sự im lặng của vầng trăng như một lời nhắc nhở nghiêm khắc về thái độ sống với quá khứ [Ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình].

2. Cảm nhận về nghệ thuật: biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình; hình ảnh thơ gợi cảm, có tính chất biểu tượng; giọng thơ vừa tâm tình vừa suy tư, trầm lắng, góp phần tạo nên chiều sâu triết lý cho bài thơ.

3. Đánh giá, nêu suy nghĩ:

- Đoạn thơ kết tinh giá trị tư tưởng, chủ đề của cả bài thơ. Cất lên như một lời cảnh tỉnh, đoạn thơ chính là cái “giật mình” đầy ý nghĩa của chính nhà thơ, tự nhắc nhở mình phải sống sao cho trọn vẹn, thủy chung.

- Đoạn thơ cũng như bài thơ không chỉ có ý nghĩa với nhà thơ, với cả một thế hệ vừa mới đi qua chiến tranh mà còn có ý nghĩa với người đọc ngày nay vì nó đặt ra vấn đề về thái độ sống với quá khứ. Đó chính là truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đẹp đẽ của dân tộc.

Chủ Đề