Đề thi thử khoa học tự nhiên 2022

Trường chuyên mở nhiều đợt thi thử

Thời gian dài học online cộng việc xáo trộn giữa học trực tiếp và trực tuyến ở giai đoạn hiện tại đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, càng gần kỳ thi thì các đợt thi thử lại rầm rộ mở ra. Thông tin về các kỳ thi thử luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, thí sinh, nhất là kỳ thi thử do các trường THPT chuyên tổ chức.

Theo thông báo của trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2022, nhà trường sẽ tổ chức 3 đợt thi thử cho học sinh lớp 9 các trường THPT trên toàn quốc. Trong đó đợt 1 thi ngày 20/3; đợt 2 thi ngày 17/4 [2 đợt này thi trực tuyến qua zoom] và đợt 3 thi ngày 15/5 [dự kiến thi trực tiếp]; kết quả thi thử được thông báo khoảng 5- 10 ngày sau mỗi đợt thi. Giống như kì thi thật, thí sinh thi 3 môn: môn 1 [Văn], môn 2 [Toán], môn 3 [môn chuyên].

Thí sinh tham dự kỳ thi chính thức vào THPT chuyên ĐH Sư phạm năm 2021

Trước đó, trường THPT chuyên Ngoại ngữ [ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội] cũng thông báo việc tổ chức 3 đợt thi thử vào lớp 10 THPT chuyên Ngoại ngữ; trong đó đợt 1 vào ngày 27/2; đợt 2 vào ngày 3/4 và đợt 3 vào 8/5 [đợt 1 thi trực tuyến; đợt 2, 3 dự kiến thi trực tiếp]. Khác với các trường THPT chuyên khác, cấu trúc môn thi của THPT chuyên Ngoại ngữ mang tính tổng hợp hơn, đó là Đánh giá năng lực Toán- Khoa học Tự nhiên; Đánh giá năng lực Văn- Khoa học xã hội và Đánh giá năng lực Ngoại ngữ.

Năm trước, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT chuyên Khoa học xã hội & nhân văn có tổ chức các đợt thi thử cho học sinh vào lớp 10 nhưng hiện, 2 trường này chưa ra thông báo về việc có tổ chức thi thử hay không. Năm học 2019-2020, trường THPT Khoa học Tự nhiên tổ chức thi thử đợt 1 cho học sinh từ tháng 1 còn thông thường, kỳ thi thử của 2 trường này tổ chức vào khoảng đầu và cuối tháng 4. Hiện trường THPT chuyên Khoa học xã hội & nhân văn đã công bố cấu trúc đế thi lớp 10 để học sinh có nguyện vọng thi vào trường chủ động ôn tập.

Các trường THPT chuyên/trường có lớp chuyên trực thuộc Sở GD&ĐT là: THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam; THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Sơn Tây và THPT Chu Văn An không tổ chức thi thử.

Với khối trường ngoài công lập, hệ thống Archimedes được nhiều học sinh, phụ huynh biết đến với Chương trình tổng rà soát kiến thức THCS. Chương trình này dành cho học sinh trên địa bàn toàn TP; học sinh tham gia sẽ làm bài đánh giá năng lực 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Kỳ rà soát tổ chức ngày 3/4 dưới hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp và được thiết kế theo yêu cầu về kiến thức của Sở GD&ĐT Hà Nội. Nhà trường lưu ý, học sinh có thể sử dụng kết quả rà soát để tham gia xét tuyển vào lớp 10 tại trường THPT Archimedes Đông Anh.

Cơ hội để thu phí?

Chi phí của mỗi đợt thi thử của các trường chuyên khá cao; trung bình 450.000 đồng/đợt thi [gồm 3 môn]. Với Chương trình tổng rà soát kiến thức THCS của hệ thống Archimedes, mức phí theo các phụ huynh là “rất chát” khi thu 1.500.000 đồng/đợt [500.000 đồng/môn]. Mỗi đợt thi trên đều thu hút lượng thí sinh rất đông đảo, do đó bên cạnh mục đích để thí sinh làm quen, tiếp cận, thử sức với các dạng đề; rèn luyện kỹ năng, tăng sự chủ động... thì không thể phủ nhận, việc thi thử là cơ hội để các trường thu phí. Với các trường tổ chức nhiều đợt thi, tâm lý phụ huynh sẽ đăng ký cho con thi nhiều đợt, những mong con chăm chỉ ôn luyện, hoàn thiện kiến thức và đạt kết quả cao trong kỳ thi chính thức.

Thí sinh làm hồ sơ vào lớp 10 THPT chuyên Khoa học xã hội & nhân văn

Có con gái năm nay thi vào lớp 10, chị Nguyễn Thu Hương, quận Cầu Giấy cho hay, khả năng sẽ mất vài triệu đồng cho con thi thử. “Mục tiêu chính của tôi là cho con thi và học THPT chuyên Ngoại ngữ nhưng dự phòng trường THPT Archimedes. Tôi đã đăng ký thi thử, đóng phí đợt 1 của trường chuyên Ngoại ngữ và chương trình rà soát kiến thức của trường Archimedes hết tổng 1.950.000 đồng. Trường THPT chuyên Ngoại ngữ còn 2 đợt thi thử nữa, tôi cũng sẽ cho con thi đủ, không thể tiếc phí thi trong lúc này vì đó là cơ hội thử sức của con”- chị Hương nói.

Có nguyện vọng lớp 10 thi vào trường THPT chuyên ĐH Sư phạm, Nguyễn Ngọc Anh, trú tại quận Hoàng Mai rất mong chờ thông tin về kỳ thi thử do trường THPT chuyên ĐH Sư phạm tổ chức. Ngày nào cũng vào website của trường nên khi có thông tin kỳ thi thử đầu tiên được tổ chức vào 20/3, Ngọc Anh lập tức đăng ký. “Em cũng hơi lo vì chưa học xong chương trình lơp 9 mà khi thi thường đề sẽ bao phủ trọn chương trình. Tuy vậy, em vẫn đăng ký thi, coi là một lần thử sức để biết kiến thức của mình đến đâu; từ đó lấy đà ôn tập ở thời gian nước rút sau này”- Ngọc Anh chia sẻ.

Tình trạng thi thử khi chưa học hết chương trình như Ngọc Anh khá phổ biến; nhất là trong tình cảnh việc học bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh như năm nay. Đợt 1 các kỳ thi thử được tổ chức khá sớm, khi đa phần học sinh mới học hết kiến thức nửa học kỳ 2; chưa có thời gian ôn tập do vậy phần nhiều chưa đáp ứng yêu cầu của đề thi. Có thí sinh cho hay: "Không làm được bài do đề khó nên sau khi thi thử về, bao quyết tâm học như biến mất”.

Ngoài tâm lý thi thử để tập dượt cho kỳ thi chính thức, không ít học sinh còn thi thử để cho biết. Số liệu thống kê lần thi thử đợt 1 của trường THPT chuyên Ngoại ngữ cho thấy, có hơn 1.500 thí sinh đăng ký thi đủ 3 môn, trong đó có thí sinh tổng 3 môn đạt 7,5 điểm và có thí sinh chưa đạt 1 điểm/môn. Với những thí sinh này, việc đăng ký và tham dự thi thử thực sự gây lãng phí thời gian cũng như tiền bạc.

Thi thử mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, công tác tổ chức thi thử tại các trường ngày càng bài bản với công tác coi thi nghiêm túc, đề thi chất lượng, chấm thi, báo điểm nhanh và chính xác. Tuy nhiên, việc một số trường tổ chức nhiều đợt thi thử vẫn gây không ít hoài nghi, băn khoăn cho phụ huynh. “Việc mở các đợt thi thử rõ ràng mang tính chất thương mại nhiều hơn bởi họ đánh vào tâm lý lo lắng của phụ huynh để tổ chức và thu lợi nhuận. Nếu thí sinh xác định rõ mục tiêu, có chiến lược ôn tập và kiến thức vững vàng; đồng thời biết chọn thời điểm thi thử- khi kiến thức đã hoàn thiện, đầy đủ thì nhiều nhất chỉ nên tham dự 1 đợt thi thử. Như vậy, số đợt thi thử sẽ giảm xuống; áp lực, mệt mỏi của phụ huynh, thí sinh cũng bớt đi và việc ôn thi sẽ tập trung, chất lượng hơn”- phụ huynh Lê Thị Như Mai, quận Thanh Xuân bày tỏ.

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi tham khảo bài thi tổ hợp Khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

Theo nhận định của nhiều giáo viên, bài thi không có câu hỏi thuộc nội dung đã tinh giản trong chương trình lớp 12 năm học 2021-2022, bám sát chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19.

Với môn Lịch sử, cô Trần Vân Anh, giáo viên môn Lịch sử tại Hà Nội cho rằng, đề có khoảng 95% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 5% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 79% câu hỏi thuộc học kỳ I. 

"Nếu như đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 có 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết thông hiểu thì đề thi tham khảo có 80% câu hỏi thuộc mức độ này. Các câu hỏi này đều hỏi về những kiến thức cơ bản không làm khó thí sinh. Trong đề xuất hiện 1 câu hỏi thuộc về kiến thức mục II bài 25 [là nội dung thuộc chương trình giảm tải theo công văn 5842/BGDĐT-VP nhưng theo công văn 4040/BGDĐT-GDTrH vẫn dạy, nên nếu học sinh không chú ý hoặc chủ quan có thể bỏ qua nội dung này], đặc biệt học sinh cần chú ý dạng câu hỏi liên quan đến xác định vị trí của quốc gia, hoặc phong trào cách mạng [liên quan đến kiến thức địa lí] ví dụ câu 12", cô Trần Vân Anh nói.

Theo cô Vân Anh, 20% câu hỏi thuộc phần vận dụng – vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử  Việt Nam từ 1919  đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới. Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh dạng bài liên chuyên đề, liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng. Đặc biệt, câu 37, 38, 39 là những câu hỏi liên chuyên đề, yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức của nhiều giai đoạn lịch sử, thậm chí kết hợp cả kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam để trả lời. 

Đề thi Địa lý không có câu hỏi mang tính thời sự

Nhận định về đề thi môn Địa lý, thầy Nguyễn Mạnh Hà, giáo viên môn Địa lý, Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết /thực hành là 62,5%/37,5%. Nếu như đề thi tốt nghiệp THPT 2021 có 70% câu hỏi nhận biết, thông hiểu, 30% câu hỏi vận dụng, vận dụng cao thì đề tham khảo năm 2022 có 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu, trong đó có 15 câu hỏi sử dụng Atlat tương đương đề thi tốt nghiệp THPT 2021, 25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí tự nhiên, Địa lí các vùng kinh tế và Thực hành kĩ năng địa lí. Đối với phần thực hành kĩ năng Địa lí, không có dạng bài mới, không có câu hỏi yêu cầu vận dụng kĩ năng tính toán, học sinh chỉ cần ghi nhớ đặc trưng của từng loại biểu đồ để nhận dạng, gọi tên biểu đồ.

Các câu 74, 77, 78, 80 là những câu hỏi khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Nhìn chung, mức độ câu hỏi dễ hơn đề thi tốt nghiệp THPT 2021. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.

90% kiến thức bài thi tham khảo Giáo dục công dân thuộc lớp 12

Thầy Trần Văn Năng, giáo viên hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định đề tham khảo môn Giáo dục công dân có khoảng 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 66% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I. 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7 - 8. Đề thi có mức độ tương đương đề tốt nghiệp THPT 2021, không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới.

25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tốt nghiệp THPT 2021, có một số câu hỏi mang tính thời sự như vấn đề dịch bệnh Covid-19, [118], vấn đề đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép [116 ].... Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 112, 113, 114, 116 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Học sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời./.

Video liên quan

Chủ Đề