Đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh bắc giang

Đáp án và đề thi HSG Ngữ Văn 8 phòng GD&ĐT Phú Thọ 2014-2015 Đề thi học sinh giỏi Ngữ…

Đáp án và đề thi HSG Ngữ Văn 8 phòng GD&ĐT Bắc Giang 2012-2013 Đề thi học sinh giỏi Ngữ…

Video

Liên Hệ Tư Vấn

0969.330.758

0969.330.758

Thống kê truy cập

Kì thi học sinh giỏi sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 8 cấp huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang năm học 2020 - 2021 với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc , hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi, ôn luyện giải đề đa dạng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kì thi quan trọng sắp tới.

Chuyên trang chúng tôi cập nhật liên tục các bộ đề thi học sinh giỏi mới nhất kèm đáp án chi tiết năm học 2020 - 2021 của các tỉnh thành trên cả nước. Hỗ trợ các em học sinh lớp 8 tham khảo, ôn luyện đề đạt hiệu quả nhất. 

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 huyện Hiệp Hòa

Câu 1 [5,0 điểm]: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Thời gian nhẹ bước mỏi mòn Xin đừng bước lại để còn mẹ đây Bao nhiêu gian khổ tháng ngày Xin cho con lãnh, kẻo gầy mẹ thêm Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong Tình mẹ hơn cả biển Đông

Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà."

[Tình mẹ - Tử Nhi]

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]

b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên. [2,5 điểm]

c. Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ. [2,0 điểm]

Câu 2 [5,0 điểm]

Từ câu thơ "Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong" [Tình mẹ - Tử Nhi], em có suy nghĩ gì về lẽ sống đẹp của bản thân?

Câu 3 [10,0 điểm]

Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung.

[Lê-ô-nit Lê-ô-nôp]

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ đó bày tỏ cảm nhận về những khám phá về nội dung, phát minh về hình thức của Vũ Đình Liên qua bài thơ Ông đồ.

Đề thi học sinh giỏi Văn 8 cấp huyện Hiệp Hòa 2021

Nội dung đáp án sẽ sớm được cập nhật, các bạn nhớ F5 liên tục để xem đáp án...

File tải miễn phí Đề thi HSG Ngữ văn lớp 8 huyện Hiệp Hòa 2021:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải đề thi hsg văn 8 cấp huyện file word, pdf năm 2021 của phòng giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hòa hoàn toàn miễn phí.

Tham khảo thêm các đề thi HSG lớp 8 khác:

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thành Phát

Trụ sở: Số 118A tổ 8, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội

Văn phòng: Tầng 7 - Tòa nhà Intracom - Trần Thái Tông- Q.Cầu Giấy - Hà Nội

Tel: 04.66.869.247 - Hotline: 0962.951.247 -

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận [1,0 điểm]

– Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương, tác giả Tố Hữu và bài Khi con tu hú.

– Dẫn dắt và trích hai đoạn thơ trong đề bài.

b. Cảm nhận về hai đoạn thơ [7,0 điểm]

* Về đoạn thơ trong bài Quê hương của Tế Hanh

– Nội dung, cảm xúc:

+ Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của quê hương miền biển qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình khi đã rời xa, với hình ảnh gần gũi, bình dị mà xúc động.

+ Khung cảnh làng quê với không gian bao la, kỳ vĩ của biển cả, của  bầu trời mang tầm vóc vũ trụ, mang điệu hồn riêng của làng chài.

+ Không khí lao động khẩn trương, sôi nổi, tấp nập khi đoàn thuyền đánh cá về bến đỗ với tôm cá đầy khoang. Khung cảnh ấy gợi ra một cuộc sống yên bình, ấm no, vui tươi và hạnh phúc.

+ Hình con người lao động quê nhà bình dị, chất phác, lam lũ, cơ cực mà vạm vỡ, mạnh mẽ, lớn lao sánh ngang với sự kỳ vĩ của thiên nhiên, biển trời.

+ Tình yêu, sự gắn bó sâu sắc và niềm tự hào của nhân vật trữ tình về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người quê hương.

– Nghệ thuật:

+ Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi, mang ý nghĩa biểu tượng cao, để lại ấn tượng mạnh mẽ.

+ Ngôn ngữ giàu sức sợi, giàu chất tạo hình và biểu cảm, cùng với cách diễn đạt gần với lời ăn tiếng nói của người miền biển; các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…  được sử dụng linh hoạt, tinh tế.

+ Giọng điệu say mê, hào sảng, xen với giọng trữ tình đằm thắm của nỗi nhớ.

* Về đoạn thơ trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu.

– Nội dung, cảm xúc:

+ Đoạn thơ là những dòng hồi ức về quê hương, về đồng ruộng thân yêu, quen thuộc được đánh thức từ tiếng chim tu hú gọi hè vang vọng vào nhà nhà ngục khi tác giả bị giam cầm trong xà lim ở Thừa Thiên.

+ Khung cảnh quê hương được mở ra với không gian mênh mông, bát ngát của đồng ruộng vào mùa, của bầu trời xanh trong, của vườn đang đơm hoa kết trái.

+ Hình ảnh quê nhà trong ký ức của người tù – nhân vật trữ tình hiện ra lung linh trong nắng hè với màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị… được miểu tả sống động, ngập tràn vẻ đẹp và nhựa sống.

+ Nỗi nhớ đồng quê gắn với niềm cô đơn, u uất, với khát vọng tự do của người tù phải xa cuộc sống, xa đồng bào đồng chí.

– Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết; ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

+ Hình thơ bình dị, mộc mạc mà bay bổng, lãng mạn; kết hợp nhiều giác quan trong việc cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đồng ruộng.

c. Điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ [2,0 điểm].

– Điểm tương đồng:

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ về quê hương với những hình ảnh thân thương, gần gũi, hằn sâu trong tâm tưởng, với không bao la, bát ngát mang hồn cốt riêng của mỗi vùng quê qua tình yêu mãnh liệt, cảm xúc sâu lắng.

+ Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; hình ảnh thơ dung dị, mộc mạc mà ý nghĩa biểu tượng cao; giọng điệu tha thiết, say mê.

– Sự khác biệt:

+ Khung cảnh quê hương trong đoạn thơ của Tế Hanh mang nét đặc trưng của không gian miền biển, gắn với những kỷ niệm tuổi thơ, với cuộc sống, lao động của con người; cảm xúc thơ nghiêng về yêu thương, tự hào về mảnh đất, vẻ đẹp của con người quê hương. Còn đoạn thơ của Tố Hữu khắc họa khung cảnh đồng quê ngày hè với âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hương vị đặc trưng, với vẻ đẹp lung linh, sống động; cảm xúc thiên về nỗi niềm cô đơn, khắc khoải của một người tu khao khát tự do bị cách ly khỏi cuộc sống.

+ Tế Hanh sử dụng thể thơ thất ngôn; hình ảnh, thi liệu thiên về những trải nghiệm, những quan sát thực tế tuổi thơ với những ấn tượng đậm nét nhất trong ký ức. Còn nhà thơ Tố Hữu lại sử dụng thể thơ lục bát mang đậm phong vị dân gian; hình ảnh, thi liệu mang đậm cảm xúc lãng mạn, bay bổng trong tương quan đối lập giữa thế giới đồng quê tươi đẹp với không gian ngục tù tăm tối, mất tư do.

 

1,0

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Video liên quan

Chủ Đề