Để nâng cao chất lượng học sinh giỏi

Trong nhiều năm qua, ngành GD và ĐT tỉnh luôn xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành GD và ĐT tỉnh nhiều năm liền được công nhận là đơn vị xuất sắc toàn quốc. Thành tích học sinh giỏi của tỉnh trên trường thi quốc gia, quốc tế luôn đứng trong tốp đầu cả nước.

Thầy và trò Trường THCS Hải Lý [Hải Hậu] trao đổi về bài học trước giờ lên lớp.

Có được kết quả trên, UBND tỉnh, ngành GD và ĐT và các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh các năm học diễn ra thành công; qua đó, lựa chọn học sinh xuất sắc nhất tham gia thi học sinh giỏi các môn văn hóa. Sở GD và ĐT chỉ đạo các nhà trường tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi văn hóa trên nền kiến thức cơ bản vững chắc. Ngay từ đầu mỗi năm học, ban giám hiệu các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 10, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm, phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại. Ban giám hiệu các trường chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng lựa chọn học sinh có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển. Giáo viên bồi dưỡng luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, đồng thời có trách nhiệm cao, nhiệt tình, say mê với công việc, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, biết tạo cho học sinh động cơ thái độ học tập đúng đắn, niềm say mê yêu thích và hứng thú trong học tập; thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện; thực hiện phương châm “dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao”; thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát. Sau mỗi bài tập nâng cao, giáo viên đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý cho học sinh tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn; hướng dẫn học sinh cách tự học, tự nghiên cứu; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em phát huy hết năng lực của mình. Tuy nhiên, việc thành công không chỉ phụ thuộc vào thầy cô giáo mà phần lớn phụ thuộc vào mức độ quyết tâm và tư chất của từng học sinh. Do vậy, các nhà trường luôn kiên định mục tiêu giáo dục toàn diện, bồi dưỡng học sinh giỏi trên nền kiến thức cơ bản vững chắc; chú trọng các mục tiêu về chuyên môn và đề ra các mục tiêu cụ thể; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy của thầy, phương pháp học tập của trò; xây dựng chuẩn của một giờ dạy; trong đó đánh giá cao việc tạo hứng thú và phát triển tư duy học sinh; dạy kiến thức để hình thành phương pháp và rèn luyện tư duy, trên cơ sở đó, học sinh tự vận động để tiếp nhận kiến thức mới; khuyến khích giáo viên, học sinh đa dạng hóa các hình thức dạy và học như: chuyển giao chuyên đề, tập dượt nghiên cứu, học từ xa, học qua giao lưu... Các hình thức học tập trên được học sinh hưởng ứng và có tác dụng tốt. Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và một số trường THPT chất lượng cao của tỉnh như: Trần Hưng Đạo, A Hải Hậu, Lý Tự Trọng, Giao Thủy, Tống Văn Trân, bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đòi hỏi nhiều công sức của cả thầy và trò, đặc biệt, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các nhà trường. Đặc biệt, tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều thuận lợi, đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều năm liền nhà trường đứng ở tốp đầu toàn quốc về số lượng, chất lượng học sinh giỏi, nhiều môn đạt giải đồng đội, giải cá nhân. Có được kết quả đó, nhà trường đã xây dựng được chiến lược phù hợp, kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có phương án động viên kịp thời để các đội tuyển đạt thành tích cao nhất. Các thầy, cô phụ trách đội tuyển đổi mới phương pháp dạy học, khơi dậy niềm đam mê học hỏi, sáng tạo, bồi dưỡng khả năng tự học, khí chất sáng tạo của các em để tạo bước đột phá trong công tác bồi dưỡng. Trước mỗi kỳ thi, học sinh trong các đội tuyển được tư vấn chuẩn bị thật tốt sức khỏe, dồn hết trí lực, tâm lực cho kỳ thi để có được phong độ cao nhất, luôn sáng suốt và thăng hoa trong những giờ phút quyết định để có kết quả như mong muốn. Với những nỗ lực của toàn ngành GD và ĐT, những năm gần đây, tỉnh ta có tỷ lệ học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia chiếm trên 80% số học sinh dự thi, thuộc tốp đầu toàn quốc. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh ta đã có 19 lượt học sinh đoạt giải Olympic quốc tế, trong đó có 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng. Năm học 2019-2020, tỉnh ta có 78/93 học sinh đoạt giải quốc gia với 4 giải Nhất, 22 giải Nhì, 27 giải Ba, 25 giải Khuyến Khích và giành được 1 Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế, 1 Huy chương Đồng Olympic Toán học quốc tế. Năm học 2020-2021 tỉnh ta có 77/92 học sinh đoạt giải quốc gia ở 11 môn thi với tỷ lệ học sinh đoạt giải 83,69%.

Kết quả trên thể hiện sự quyết tâm của các nhà quản lý giáo dục, của các thầy, cô giáo trong việc nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy và cũng thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm lớn của các em học sinh.

Hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian tới, bên cạnh giáo dục các môn văn hóa, các nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, hội thảo, những sân chơi trí tuệ để học sinh được học hỏi, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10, lớp 11 và có hình thức khen thưởng đối với học sinh có giải; có chế độ động viên, khuyến khích, kịp thời đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi có thành tích cao. Làm tốt công tác xã hội hóa, tham mưu với địa phương để tuyên truyền vận động nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi./.

Bài và ảnh: Minh Thuận

Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

THAM LUẬN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” 1. Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi         Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.             Tại đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và IX Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”             Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục - đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, , đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi  dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.            Trong những năm gần đây, do nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, nên trường THCS Quảng Thọ đã quan tâm chú trọng đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch và cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.             Qua nhìn nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn của học sinh trường THCS QT và qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây: - Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải tạo hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu, học tập cho học sinh. - Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tốt nhất từ khối  lớp 6 đầu cấp để có thể đạt kết quả cao. - Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộ lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. - Để đạt hiệu quả cao, cần phải phải tăng cường hướng dẫn học sinh tự tìm đọc các tài liệu có định hướng theo những chuyên đề.   - Giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng, rèn cho HS kỹ năng làm bài ở từng dạng   - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc thêm tài liệu, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua.    - Hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. * Về chương trình bồi dưỡng:  - Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức. - Luyện các kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học ngay từ đầu chương trình Kính thưa các Quý vị Đại biểu ! Các vị khánh quý ! Thưa đại hội ! 2. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phong trào rộng lớn đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trong toàn ngành vào đầu năm học [2008 đến 2013]. Theo đó, các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của mình, của địa phương; và chúng ta phải làm thế nào để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và trong các hoạt động khác. - Vậy Thế nào là trường học thân thiện? Trường học thân thiện là: nơi tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định được học tập và vui chơi,là trường học có hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Giáo viên phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả các hoạt động của HS, đánh giá HS công bằng, khách quan. Giáo viên phải thực sự tôn trọng, yêu thương tôn trọng các em. Trường học thân thiện là trường học có môi trường lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa tới HS, là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người như: đủ nước sạch, ánh sáng, nhà vệ sinh, sân chơi, v.v là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của giáo viên, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Để phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong trường học đạt kết quả tốt đẹp, theo tôi cần thực hiện các việc sau: 1. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện của địa phương. 2. Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong mọi hoạt động một cách phù hợp, hiệu quả. Trẻ em thường rụt rè, nhút nhát, vì vậy giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm, tạo mọi điều kiện để trẻ được thực sự được khám phá, tham gia vào tất cả các hoạt động học và chơi. 3. Xây dựng, chỉnh trang trường, lớp xanh - sạch - đẹp hơn. Bảo đảm trường học sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, trang trí lớp học phù hợp, đẹp, thu hút HS. 4. Trường có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. 5. Bên cạnh đó, nhà trường cần phối hợp với công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ, tổ chức các ngày lễ, hội cho trẻ một cách có hiệu quả, tổ chức các trò chơi dân gian giúp hình thành ở HS kỹ năng giao tiếp với bạn bè và cô giáo. Từ đó sẽ góp phần làm HS thích đến trường hơn. 6. Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương, giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch sẽ. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. 7. Một nội dung nữa về việc “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là sự thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” cần phải có sự chung tay của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc thực hiện các giải pháp năng cao chất lượng học sinh giỏi và phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cuối cùng, tôi xin chúc các quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc đại hội thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn ./. BÁO CÁO THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Kính thưa: - Quý vị đại biểu.                   - Thưa các vị khách quý                   - Toàn thể đại hội.         Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.             Tại đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và IX Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”             Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục - đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi  dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Cũng trong nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu những giải pháp phát triển giáo dục cùng với việc cải tiến các vấn đề về công tác giáo dục toàn diện học sinh cả mặt tri thức lẫn đạo đức học sinh.             Trong những năm gần đây, do nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, nên trường THCS Quảng Thọ đã quan tâm chú trọng đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch và cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.             Với khoảng thời gian có hạn trong hội nghị hôm nay, tôi xin được trình bày tham luận của bản thân về việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn tiếng Ngữ văn của nhà trường. 1. Những thuận lợi, khó khăn. *. Thuận lợi: - Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn, - Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh. - Đa số em học sinh ngoan, chăm học; Học sinh trong đội tuyển yêu thích bộ môn. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ học tập. *. Khó khăn: - Điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn dẫn đến diều kiện học tập khó khăn. - Một số em học sinh chưa chăm học, làm ảnh hưởng tới giờ học trên lớp. - Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại chưa quan tâm cho đi bồi dưỡng. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng còn thiếu chưa theo kịp sự phát triển chung và yêu cầu của công việc. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP             Qua nhìn nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văv, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây: - Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải tạo hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu, học tập cho học sinh. - Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tốt nhất từ khối  lớp 1 đầu cấp để có thể đạt kết quả cao. - Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộ lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. - Để đạt hiệu quả cao, cần phải phải tăng cường hướng dẫn học sinh tự tìm đọc các tài liệu có định hướng theo những chuyên đề.   - Giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng, rèn cho HS kỹ năng làm bài ở từng dạng   - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc thêm tài liệu, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua.    - Hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà.  - Hướng dẫn các em học sinh tham gia * Về chương trình bồi dưỡng:  - Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức. - Luyện các kĩ năng tính toán ngay từ đầu chương trình - Về tài liệu BD: tìm tòi, sưu tầm, dựa vào nội dung kiến thức trong các đề thi HSG, thông qua trao đổi chuyên môn giữa thầy cô trong trường và các GV trong huyện,thông qua tìm kiếm tài liệu trên internet III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Qua thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi Toán tôi có một số đề xuất, kiến nghị để công tác bồi dưỡng Toán nói riêng và các bộ môn khác nói chung như sau: Đối với Ban giám hiệu: - Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội. Tăng cường công tác tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục. Nâng cao chất lượng công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Trên cơ sở phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sinh giỏi - Phân công chuyên môn một cách hợp lý chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm.   -  Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 1, cử giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng. - BGH có lịch chỉ đạo cụ thể, trang bị đầy đủ sách nâng cao, tài liệu tham khảo cho giáo viên được phân công dạy.   - Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thời đại. - Có những chế độ động viên, khuyến khích, kịp thời đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi có thành tích cao. * Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng      - Tích cực tìm tòi trau rồi kinh nghiệm bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo tuần, tháng, tích cực sưu tầm tài liệu, bộ đề liên quan. Thực hiện đúng theo lịch đề ra, cần đầu tư thích đáng và hiệu quả trong các giờ dạy, có kế hoạch và đề ra được mục tiêu yêu cầu cần đạt tới, phấn đấu trong quá trình bồi dưỡng phải có học sinh giỏi các cấp theo chỉ tiêu đề ra. * Đối với học sinh: - Nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, trau rồi tri thức - Yêu môn học, say mê trong học tập, ham học hỏi - Có đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập, trang bị thêm sách bồi dưỡng, nâng cao * Đối với phụ huynh học sinh:      - Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn      - Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng dạy học.      - Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được tình hình học tập của con em mình             Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Chắc chắn rằng các đồng chí, đồng nghiệp, có những ý kiến và giải pháp khác quí giá hơn. Rất mong được sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp, để tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của Chi bộ đảng, Nhà trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương.             Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, các đồng chí tham dự hội nghị hôm nay mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công trong công tác, chúc Đại hội thành công tốt đẹp. Tôi xin tran thành cảm ơn!  Kính thưa các Quý vị Đại biểu ! Các vị khánh quý ! Thưa đại hội ! Được sự phân công của ban tổ chức Đại hội Chi bộ Đảng trường Tiểu học Yên Bình, thay mặt cho tổ khối 2 tôi xin phép được tham luận với chủ đề “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phong trào rộng lớn đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trong toàn ngành vào đầu năm học [2008 đến 2013]. Theo đó, các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của mình, của địa phương; và chúng ta phải làm thế nào để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và trong các hoạt động khác. Trong tham luận này, tôi xin đề cập đến những nội dung sau: Thứ nhất: - Thế nào là trường học thân thiện? - Việc thực hiện như thế nào để hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”. 1. Trường học thân thiện là: nơi tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định được học tập và vui chơi. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập của trẻ. 2. Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Giáo viên phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả các hoạt động của HS, đánh giá HS công bằng, khách quan. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng HS để các em tự tin tham gia vào tất cả các hoạt động. Giáo viên phải thực sự tôn trọng, yêu thương tôn trọng các em. 3. Trường học thân thiện là trường học có môi trường lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa tới HS. 4. Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người như: đủ nước sạch, ánh sáng, nhà vệ sinh, sân chơi, v.v 5. Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của giáo viên, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Thứ hai: Để phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong trường học đạt kết quả tốt đẹp, theo tôi cần thực hiện các việc sau: 1. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện của địa phương. 2. Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong mọi hoạt động một cách phù hợp, hiệu quả. Trẻ em thường rụt rè, nhút nhát, vì vậy giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm, tạo mọi điều kiện để trẻ được thực sự được khám phá, tham gia vào tất cả các hoạt động học và chơi. 3. Xây dựng, chỉnh trang trường, lớp xanh - sạch - đẹp hơn. Bảo đảm trường học sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, trang trí lớp học phù hợp, đẹp, thu hút HS. 4. Trường có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. 5. Bên cạnh đó, nhà trường cần phối hợp với công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ, tổ chức các ngày lễ, hội cho trẻ một cách có hiệu quả, tổ chức các trò chơi dân gian giúp hình thành ở HS kỹ năng giao tiếp với bạn bè và cô giáo. Từ đó sẽ góp phần làm HS thích đến trường hơn. 6. Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương, giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch sẽ. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. 7. Một nội dung nữa về việc “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là sự thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” cần phải có sự chung tay của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc thực hiện các giải pháp năng cao chất lượng học sinh giỏi và phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xin đại hội đóng góp thêm ý kiến để chúng ta thực hiện được tốt hơn. Cuối cùng, tôi xin chúc các quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc đại hội thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn ./.

Video liên quan

Chủ Đề