Dẽ có nghĩa là gì

Nghĩa của câu thơ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì ?
A. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu.
B. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm.
C. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu.
D. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu.

Spoiler: Hướng dẫn

Chọn đáp án : B

Dẽ giun là tên gọi thông thường trong tiếng Việt để chỉ gần 20 loài chim lội nước rất giống nhau trong 3 chi của họ Dẽ [Scolopacidae]. Chúng có đặc trưng là mỏ rất thanh mảnh. Các loài dẽ giun trong chi Gallinago có phân bố gần như rộng khắp toàn cầu, còn dẽ giun nhỏ [Lymnocryptes] chỉ có ở châu Á và châu Âu còn các loài dẽ giun trong chi Coenocorypha chỉ có ở khu vực New Zealand.

Dẽ giun

Dẽ giun thường [Gallinago gallinago]

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]ChordataLớp [class]AvesBộ [ordo]CharadriiformesHọ [familia]ScolopacidaeCác chi

  • Coenocorypha
  • Gallinago
  • Lymnocryptes

Dẽ giun trong họ Scolopacidae thuộc về hoặc là các chi nhỏ Coenocorypha [dẽ giun New Zealand] và Lymnocryptes, hay thuộc về chi chứa khoảng 15-16 loài dẽ giun điển hình của chi Gallinago. Chi này có họ hàng gần với dẽ gà [Scopolax spp.], trong khi hai chi nhỏ kia là đại diện của sự rẽ nhánh sớm hơn trong nhánh dẽ giun/dẽ gà[1]. Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các động vật không xương sống trong bùn với cách mổ bằng mỏ dài như "máy khâu".

Phần lớn có cách sống đặc biệt, thường xuất hiện lúc rạng đông hay chạng vạng.

  • Coenocorypha: 2-5 loài còn sinh tồn và 2-6 loài tuyệt chủng.
  • Lymnocryptes: 1 loài [Lymnocryptes minimus]
  • Gallinago: 15-16 loài

Một số loài dẽ giun bị săn bắn làm thực phẩm hay cho mục đích săn bắn chơi kể từ khi có phát minh ra súng săn. Thịt của chúng có mùi vị tương tự như của thịt vịt mà thôi. Chúng là những mục tiêu cực kỳ khó bắn trúng, làm nản lòng cả những tay súng cừ khôi nhất với đường bay thất thường, không theo bất kỳ một quỹ đạo nào của chúng cũng như việc đột ngột vụt bay từ nơi ẩn nấp hay lớp lông vũ ngụy trang tự nhiên hoàn hảo vào địa hình đầy rẫy khó khăn, nguy hiểm nơi chúng sinh sống. Thuật ngữ "lính bắn tỉa" - "sniper" [trong Tiếng Anh] có xuất phát từ tên tiếng Anh của loại chim này, chim Snipe. Lính bắn tỉa cũng như chim dẽ giun vậy, họ săn tìm, tiêu diệt quân thù bằng những phát súng các đơn lẻ, lặng lẽ, chính xác, chết chóc và bí mật, cũng như chim dẽ giun săn mồi vậy. Chim dẽ giun cực kỳ khó để những tay thợ săn bắn trúng, những người lính bắn tỉa cũng vậy. Họ chỉ bắn vài ba phát đạn vào những mục tiêu quan trọng rồi họ biến mất như chưa từng tồn tại.

  • McKelvie Colin Laurie: Woodcock and Snipe: Conservation and Sport [Swan Hill, 1993]
  • Hình ảnh về dẽ giun trên Internet Bird Collection.

  1. ^ Thomas Gavin H.; Wills Matthew A. & Székely Tamás [2004]: A supertree approach to shorebird phylogeny. BMC Evol. Biol. 4: 28. doi:10.1186/1471-2148-4-28 toàn văn PDF Lưu trữ 2016-04-11 tại Wayback Machine thông tin bổ trợ[liên kết hỏng]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dẽ_giun&oldid=67994335”

Hiểu cho đúng về “Run như dẽ”

1. “Từ điển thành ngữ Việt Nam” [Viện Ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý - Nguyễn Văn Khang - Phan Xuân Thành, NXB Văn hóa, 1992] giải thích: “Run như dẽ” như “Run như cầy sấy” [dẽ là con chim hay ăn giun nên còn gọi là dẽ giun. Đây là hiện tượng chơi chữ, lợi dụng đồng âm giữa “run” và “giun”].

2. “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” [GS Nguyễn Lân] thu thập ở cả 2 mục từ: 1. “Sợ run như dẽ [dẽ là loài chim hay ăn giun, nên gọi là dẽ giun. Ở đây, với mục đích chơi chữ, đã đồng nhất từ “giun” và từ “run”]”; 2. “Run như dẽ [dẽ là một con chim hay ăn giun, nên cũng gọi là dẽ giun. Dân gian lẫn lộn từ “giun” và từ “run” nên mới đặt ra câu này]”.

3. “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” [Nhóm Vũ Dung, NXB Văn học, 2008], mục “Run như dẽ” hướng dẫn xem: “Run như cầy sấy [Run như dẽ] [cầy sấy: con chó bị ngấm nước lạnh, đứng gần lửa cho khô lông; dẽ: chim nhỏ, sống ở bờ nước, chân cao, mỏ dài, thường ăn giun]. Run lên cầm cập vì sợ hãi hoặc vì ướt rét”.

4. “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam trong hành chức” [GS-TS Đỗ Thị Kim Liên chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, 2015] không giải thích nghĩa đen, chỉ giải nghĩa: “Run lẩy bẩy vì quá sợ hãi”.

5. “Từ điển tiếng Việt” [Ban Biên soạn Chuyên từ điển: New Era] mục “Run như dẽ” chỉ hướng dẫn xem “Run như cầy sấy”.

Như vậy, trong 5 từ điển thì có 3 từ điển không giải thích nghĩa đen. Từ điển của Viện Ngôn ngữ cho rằng đây là “hiện tượng chơi chữ, lợi dụng đồng âm giữa “run” và “giun”. Riêng GS Nguyễn Lân, ban đầu cùng quan điểm với từ điển của Viện Ngôn ngữ khi cho rằng “với mục đích chơi chữ đã đồng nhất từ “giun” và từ “run”, sau lại giải thích “dân gian lẫn lộn từ giun và từ run nên mới đặt ra câu này”. “Lẫn lộn” và “chơi chữ” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đáng nói, cả 2 cách giải thích đều không chính xác. Thực tế, dân gian nói “Run như dẽ” hoặc “Sợ run như dẽ” chứ đâu có nói “Như dẽ run”, hoặc “Sợ như dẽ run”?

Vậy, nghĩa đen của “Run như dẽ” là thế nào?

Theo sách “Chim Việt Nam hình thái và phân loại” [GS Võ Quý, NXB Khoa học Kỹ thuật, 1981; gọi tắt là “Chim Việt Nam”], chim dẽ giun [hay rẽ, rẽ giun] thuộc bộ Rẽ gồm khoảng 189 loài, 8 họ, phân bố hầu như khắp các nơi trên thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 48 loài, phần lớn là những loài trú đông. Trong số 8 họ của 189 loài thì họ Choi choi là họ cơ bản của bộ Rẽ. Chim dẽ giun [hay rẽ giun] thuộc họ Choi choi.

Tôi đã có nhiều dịp quan sát hình dáng và tập tính của loài chim này. Chim dẽ giun thường tìm ăn ở những thửa ruộng đã cày bừa xong nhưng chưa kịp cấy hoặc ruộng lúa mới cấy, đặc biệt là ở vụ xuân. Ở Thanh Hóa gọi loài chim này là con choi choi hoặc con thọc trùn [do chim dẽ xọc [thọc] chiếc mỏ dài, thẳng, mảnh khảnh xuống đất bùn tìm bắt giun]. Sắc lông “ít sặc sỡ” mà sách “Chim Việt Nam” mô tả về chúng chính là màu lông xam xám, pha lẫn chút lấm tấm trắng mốc ở ngực và 2 bên cánh. Đặc biệt, chim dẽ giun có một tập tính kỳ lạ là thân mình liên tục cử động: đầu gật, đuôi giật, mình thì rung rung theo nhịp bước chân, khiến người ta có cảm giác chúng thường run lẩy bẩy, đặc biệt là khi chim trống quyến rũ chim mái. “Chim Việt Nam” đưa ra chi tiết đáng chú ý về dẽ giun: “Trước thời kỳ làm tổ, ở nhiều loài có hiện tượng khoe mẽ, thể hiện lúc bay, tiếng kêu hay dáng chuyển động như múa lúc ở mặt đất”. Cũng do đặc điểm thân mình luôn cử động, rung lắc, khi kiếm no mồi thì chạy nhảy, đánh đuổi nhau nên Thanh Hóa cũng có thành ngữ “Nghịch như thọc trùn” để chỉ bọn trẻ con nghịch ngợm, không lúc nào chịu ở yên hoặc “Nhảy như con choi choi”, chỉ bọn trẻ con hiếu động, luôn nhảy nhót đùa nghịch… Trong “Truyện Kiều”, đoạn Thúy Kiều báo oán, Nguyễn Du viết: “Cho gươm mời đến Thúc lang/ Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run”. Ta có thể hiểu Nguyễn Du mô tả Thúc lang sợ hãi, run lẩy bẩy như con chim dẽ giun.

Như vậy, “Run như dẽ” hoặc “Sợ run như dẽ” là 2 dị bản đồng nghĩa. Nghĩa diễn giải của thành ngữ là: Run như con chim dẽ giun nó run. Dân gian không nhầm lẫn, cũng chẳng chơi chữ gì ở đây mà trong thực tế có nghĩa đen như phân tích ở trên.

Hoàng Tuấn Công

Video liên quan

Chủ Đề