Đề bài - bài 77 trang 51 sbt toán 7 tập 2

Cho tam giác\(ABC\)cân tại\(A.\)Vẽ điểm\(D\)sao cho\(A\)là trung điểm của\(BD.\)Kẻ đường cao\(AE\)của\(ABC,\)đường cao\(AF\)của\(ACD.\)Chứng minh rằng \(\widehat {EAF} = 90^\circ \)

Đề bài

Cho tam giác\(ABC\)cân tại\(A.\)Vẽ điểm\(D\)sao cho\(A\)là trung điểm của\(BD.\)Kẻ đường cao\(AE\)của\(ABC,\)đường cao\(AF\)của\(ACD.\)Chứng minh rằng \(\widehat {EAF} = 90^\circ \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

+)Trong một tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy cũng đồng thời là đường phân giác của tam giác đó.

+) Hai góc kề bù có tổng bằng \(180^0.\)

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 77 trang 51 sbt toán 7 tập 2
Đề bài - bài 77 trang 51 sbt toán 7 tập 2

Vì\(ABC\)cân tại\(A,\)có \(A{\rm{E}} \bot BC\left( {gt} \right)\)

Hay \(AE\)là đường cao, suy ra\(AE\)cũng là đường phân giác của \(\widehat {BAC}\)

\( \Rightarrow \widehat {EAC} = \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\) (1)

Vì\(ABC\)cân tại\(A\)nên \(AB=AC\) mà \(AB=AD\) (vì A là trung điểm BD), suy ra: \(AD=AC=AB\) nên\(ADC\)cân tại\(A.\)

Vì\(ADC\)cân tại\(A,\)có \({\rm{AF}} \bot {\rm{DC}}\left( {gt} \right)\)

Hay\(AF\)là đường cao, suy ra\(AF\)cũng là đường phân giác của \(\widehat {CA{\rm{D}}}\)

\( \Rightarrow \widehat {FAC} = \dfrac{1}{2}\widehat {DAC}\) (2)

Mà \(\widehat {BAC}\)và \(\widehat {CA{\rm{D}}}\)là hai góc kề bù nên \(\widehat {BAC} + \widehat {DAC}=180^0\) (3)

Từ (1), (2), (3) ta có: \(\widehat {EAC} + \widehat {FAC} \)\(= \dfrac{1}{2}\left( {\widehat {BAC} + \widehat {DAC}} \right) \)\(= \dfrac{1}{2}.180^\circ = 90^\circ \)

Hay\(\widehat {EAF} = 90^\circ \)

Suy ra: \(A{\rm{E}} \bot {\rm{AF}}\)