Đau tức bụng dưới ở phụ nữ

Đau bụng dưới là chứng bệnh thường gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ hay bị đau nhiều hơn, bởi vùng bụng là nơi tập trung các cơ quan sinh sản [phần phụ] của nữ giới.

Nhiều chị em chủ quan cho rằng đau bụng dưới là đau phần phụ, điều này hoàn toàn sai. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới, đây cũng là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần chú ý để đẩy lùikịp thời.

Ảnh minh họa

Đau vùng chậu là gì?

Đau vùng chậu là những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở phần thấp nhất của bụng và xương chậu. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa, chức năng sinh sản, nguy hiểm hơn là còn đe dọa đến tính mạng. Chị em cần đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy hiện tượng đau vùng chậu kéo dài.

Viêm ruột thừa

Nếu bạn đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt, hãy đi bệnh viện ngay vì rất có thể bạn bị viêm ruột thừa. Nếu bị viêm ruột thừa, bạn cần phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này, nếu không sẽ bị lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

Hội chứng ruột kích thích [IBS]

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là một rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, khi thay đổi chế độ ăn đột ngột, hoặc bị stress. Biểu hiện là các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, ợ chua, co thắt dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau bụng do rụng trứng

Hay còn gọi là đau bụng kinh, là tình trạng khá phổ biến khi chị em đến kỳ kinh, gây ra những cơn đau nhói bụng. Khi chị em đến kỳ rụng trứng, buồng trứng rụng một quả trứng kèm theo một số chất dịch và máu gây ra kích ứng niêm mạc bụng dẫn tới đau bụng dưới rốn. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, dai dẳng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Sự thay đổi hormone ở nữ giới khi chuẩn bị xuất hiện kinh nguyệt sẽ gây ra các cơn đau vùng bụng dưới. Nó còn gây nhiều bất tiện như mọc mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút, tính khí thất thường. Chị em nên tập thể dục, bổ sung dưỡng chất để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu thấy hiện tượng đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút [đặc biệt là ở một bên], chảy máu âm đạo, buồn nôn, chóng mặt kèm chậm kinh thì hãy đến gặp bác sĩ ngay, vì rất có thể đây là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm một số bộ phận như vòi trứng, buồng trứng, tử cung, có thể gây vô sinh ở nữ giới. Các triệu chứng như đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải, sốt cao hoặc sốt nhẹ, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, mót tiểu. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng khi u to dần lên sẽ gây đau vùng chậu, tăng cân, đi tiểu thường xuyên. Chị em nên đi khám phụ khoa hoặc siêu âm để phát hiện và xử lý kịp thời.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở độ tuổi 30-40, u xơ phát triển ở thành tử cung nhưng không phải dạng ung thư, không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Một số chị em có thể bị đau bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt hay bị đau khi quan hệ tình dục, gây khó khăn trong việc mang thai.

Để không gây ra biến chứng nguy hiểm về sau, chị em nên can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung.

Ảnh minh họa

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là mô nội mạc phát triển lan ra bên ngoài tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung… Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau bụng dưới rốn và là nguyên nhân không thể mang thai.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công mọi nơi, từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm thận bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết. Vậy nên chị em cần chú ý các dấu hiệu như sốt, buồn nôn và đau ở một bên ở vùng lưng dưới để đi khám và trị liệu sớm.

Sỏi thận

Sỏi thận là sự kết lại của muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to thậm chí bằng nắm đấm. Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận như đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới, nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng hay màu đỏ như máu, hoặc qua chụp Xquang, siêu âm. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ [IC] là tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm kẽ bàng quang. Các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần mỗi giờ, áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 40.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khi bị nhiễm Chlamydia và bệnh lậu – 2 căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, người bệnh sẽ bị đau buốt vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình.

Đau do sa tạng

Tình trang đau do sa tạng thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, là biểu hiện cơ quan sinh sản bắt đầu lão hóa, gây đau bụng dưới, vùng chậu, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh.

Ảnh minh họa

Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Còn được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu, khi máu chảy ngược trong tĩnh mạch, chúng trở nên sưng và đau. Đây là một tình trạng khó chẩn đoán và xử lý. Cơn đau tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.

Đau do mô sẹo

Chất kết dính là một loại mô sẹo bên trong cơ thể, chúng hình thành để kết nối các cơ quan hoặc cấu trúc. Nếu bạn từng phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc mổ ruột thừa, hay phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này, có thể xuất hiện những cơn đau quặn. Trong một số trường hợp, bác sĩ thực hiện một số thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục có thể nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết [khô âm đạo] và nhiều nguyên nhân khác. Những cơn đau này có thể liên tục hoặc âm ỉ, bạn cần đến ngay bác sĩ phụ khoa để xử lý kịp thời.

Đau vùng chậu mạn tính

Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng giữa hông và rốn, kéo dài ít nhất 6 tháng.  Chị em sẽ thấy cơn đau nhói đến và đi bất chợt, có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, hoặc cũng có thể trong khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

Số GPQC: 00614/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Hỏi:

Tôi phá thai cách đây sáu tháng, kể từ đó tôi hay cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới, đặc biệt là khi tôi suy nghĩ nhiều hoặc căng thẳng. Tôi không ra khí hư. Bác sĩ có thể cho biết tôi bị bệnh gì? 

Trả lời – Khó chịu vùng bụng dưới là bệnh gì?

Phụ nữ ngoài những bệnh chung giống nam giới còn có thể có những bệnh đặc biệt riêng do những đặc điểm của cơ quan sinh dục nữ, các cơn đau vùng bụng dưới là một ví dụ. 

Những khó chịu này có thể là hiện tượng rất tự nhiên diễn ra mỗi tháng ở người phụ nữ có sức khỏe bình thường. Việc phân chia theo từng thời điểm các cơn đau khó chịu vùng bụng dưới giúp phụ nữ dễ tự theo dõi hơn:

– Các cơn đau xuất hiện trước lúc hành kinh: là một dấu hiệu của hội chứng tiền kinh hay trước kỳ kinh. Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, tăng thân nhiệt, bụng dưới cảm giác to ra, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, khó kiềm chế, dễ cáu gắt hơn. 

Nguyên nhân do người phụ nữ bị chi phối bởi các hormon sinh dục nữ là progesterone được cộng lực bởi estrogen được phóng ra từ nửa chu kỳ đầu trước đó nên có những biến đổi mang tính chu kỳ. Các triệu chứng mất đi khi bắt đầu hành kinh và hiện tượng có thể lặp lại ở chu kỳ sau. 

– Các cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ kinh nguyệt: là cơn đau do rụng trứng, đau âm ỉ tức bụng dưới 2-3 ngày, đôi khi kèm theo triệu chứng rong huyết một vài ngày và tự hết. Chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết đau. 

– Các cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: đó là cơn đau do co thắt, sung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung, cơn đau này giảm khi hết hành kinh. Có thể kể thêm nếu tử cung ở vị trí gập bất thường, như gập trước nhiều, gập sau nhiều cũng có thể gây đau khi hành kinh. 

Ngược lại, những cơn đau khó chịu vùng bụng dưới không theo chu kỳ kinh nguyệt gây nên bởi tình trạng nhiễm trùng của tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng gọi chung là viêm vùng chậu. Sự phát tán tình trạng nhiễm trùng này thường liên quan đến bệnh sử trước đó có phá thai nhiễm trùng chẳng hạn. Tùy theo tác nhân gây bệnh, tùy theo mức độ nhiễm trùng mà triệu chứng viêm vùng chậu trở nên đa dạng, khác nhau từ người này sang người khác. 

Thông thường người phụ nữ đau vùng bụng dưới, khi khám hai phần phụ và lắc cổ tử cung đau tăng hơn. Kèm với các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt trên 38 độ C, lưỡi dơ, bạch cầu tăng, có khối u ở vùng chậu. Nhất thiết các trường hợp này cần điều trị, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng mức có thể có biến chứng apxe vùng chậu, từ đó gây ra các nguy cơ khác như thai ngoài tử cung, vô sinh hoặc nặng phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng. 

Các nguyên nhân không nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng cũng gây ra đau vùng bụng dưới như: u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung. Cần chú ý vì u nang buồng trứng thường không có triệu chứng gì rõ rệt, chỉ khi có biến chứng như đã to gây chèn ép mới thấy khó chịu. 

Không phải khối u buồng trứng lúc nào cũng lành tính nên cần được khám và điều trị tốt. Thai ngoài tử cung thường dễ nhận ra hơn bởi ngoài dấu hiệu đau bụng dưới, người phụ nữ còn thấy trễ kinh, ra huyết sậm dây dưa ở âm đạo, xét nghiệm thai dương tính, siêu âm có thai ngoài tử cung. Xử trí kịp thời dù mổ nội soi hay mổ bụng cũng hướng đến bảo tồn ống dẫn trứng trên phụ nữ trẻ, ít con. 

Trường hợp phát hiện sớm được điều trị bằng thuốc cũng cho kết quả rất tốt. Các trường hợp mổ trễ do thai ngoài tử cung đã vỡ và gây xuất huyết nội ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh mạng người bệnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Từ 05/05/2022 – 15/06/2022 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc triển khai chương trình ưu đãi NỘI SOI TIÊU HÓA và TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA cực kỳ hấp dẫn dành tặng quý khách hàng tại 3 cơ sở: Yên Ninh – Savico – Phúc Trường Minh.

Chi tiết chương trình:

– ƯU ĐÃI 20% nội soi tiêu hóa

– GIẢM TỚI 1,6 TRIỆU ĐỒNG tầm soát ung thư tiêu hóa

– Miễn phí khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

NHANH TAY ĐĂNG KÝ NGAY 

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề