Đâu là trách nhiệm của gia đình Nhà nước và xã hội đối với trẻ em

Mục lục bài viết

  • 1. Hoạt động quản lý nhà nước về trẻ em bao gồm những nội dung nào ?
  • 2. Nhà nước có những chính sách nàotrong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em ?
  • 3. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em ?
  • 4. Trách nhiệm của Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác đối với trẻ em được quy định thế nào ?
  • 5. Gia đình có trách nhiệm gì đối với trẻ em?
  • 6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì đối với trẻ em ?

1. Hoạt động quản lý nhà nước về trẻ em bao gồm những nội dung nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Luật Trẻ em năm 2016, hoạt động quản lý nhà nước về trẻ em bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, trong hoạt động lập pháp thực hiện các nội dung gồm:

- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc

- Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.

Thứ hai,xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách và cácmục tiêu quốc gia về trẻ em.

Thứba, hướng dẫn thực hiện các biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định pháp luật cho cáccơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.

Thứ tư, tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; thực hiện việc truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em.

Thứ năm, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em.

Thứ sáu, chú trọng tăng cường công tác thanh -kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em và công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

Thứ bảy, thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứtám,các hoạt động hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.

2. Nhà nước có những chính sách nàotrong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em ?

Trả lời:

Theo quy định tại Chương III Luật Trẻ em năm 2016 về Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, nhà nước có các chính sách sa

Chính sách về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em;

Chính sách về bảo đảm giáo dục cho trẻ em;

Hai chính sách trên, quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết trong bài viết:Hỏi đáp về trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em năm 2020 [tiếp]

Chính sách bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Nội dung của chính sách này được quy định tại Điều 42 như sau:

- Nhà nước ban hành các chính sách trợ cấp, trợ giúp, quy định cáctiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Nhà nước cũng khuyến khích việctham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của cáccơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và có các chính sáchhỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Chính sách bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em. Nội dung chính sách này được quy định tại Điều 45 Luật Trẻ em gồm các nội dung:

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho trẻ em trong các hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở và có chính sách ưu tiên đối với trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh.

- UBNDcác cấp có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em và bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

- Bên cạnh đó,Nhà nước cũng có các chính sáchtạo điều kiện để trẻ em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.

- Nhà nước khuyến khích việc tham gia ủng hộ, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trícủa các tổ chức, gia đình, cá nhân và khuyến khích sáng tạo, sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc.

Chính sách bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em. Nội dung chính sách được Điều 46 Luật Trẻ em quy định như sau:

- Nhà nước bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức thôngqua các kênh thông tin, truyền thông phù hợp.

- Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em. Nhữngthông tin, đồ chơi, trò chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh có nội dung không phù hợp với trẻ em phải thông báo hoặc ghi rõ độ tuổi trẻ em không được sử dụng.

- Nhà nước khuyến khích phát triển thông tin, truyền thông phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ em và sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với thời lượng thích hợp chotrẻ emdân tộc thiểu số.

3. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em ?

Trả lời:

Theo Điều 53 Luật Trẻ em năm 2016, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm sau:

Thứ nhất là đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ.

Thứ hai là tham gia vào quá trình xây dựng,thực hiện kế hoạch hỗ trợ và can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

Thứ ba là thực hiện việc tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn cho trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ có thể tiếp cận cácdịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác.

Thứtưlàthực hiện tư vấn chocha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng về cáckiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em.

Thứ năm là kiến nghị các biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện.

Thứ sáu là hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em làngười bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 72 của Luật Trẻ em.

4. Trách nhiệm của Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác đối với trẻ em được quy định thế nào ?

Trả lời:

Điều 53 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em quy định về trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác như sau:

Thứ nhất,Nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù hợp và đượcbày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức sau:

- Thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo,tọa đàm,cuộc thi,sự kiện;

- Thông quatổ chứcđại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội,tổ chức xã hội - nghề nghiệphoạt động vì trẻ em;

- Thông qua các hoạt động củacâu lạc bộ,đội,nhómcủatrẻ emđượcthành lập theo quy định của pháp luật;

- Thông qua hoạt động tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em;

- Thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hộivà các hình thức thông tin khác.

Thứ hai,BGH nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và xem xét, trả lời những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của BGH trong thời hạn 07 ngày làm việc. Trong nội dungtrả lời nêu rõ việc thực hiện hoặc không thực hiện, thời gian thực hiện, lý do không thực hiện ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh.

Thứ ba,BGH nhà trường có trách nhiệm gửi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền xem xét, giải quyết nếu ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng không thuộc phạm vi trách nhiệm của BGH và theo dõi việc trả lời để phản hồi cho học sinh.

Thứ tư, Giáo viên làm tổng phụ trách Đội hoặc bí thư chi đoàn có trách nhiệmphản ánh hoặc tổng hợp ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh chuyển đến BGH nhà trường hoặc giáo viên trong trường hợp học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với BGH nhà trường hoặc giáo viên; thông tin việc tiếp thu, xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng cho học sinh.

5. Gia đình có trách nhiệm gì đối với trẻ em?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trẻ em năm 2016, trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em được quy định như sau:

- Cha, mẹ, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

- Gia đình có trách nhiệm giáo dục trẻ em.

- Bảo vệ an toàn cho trẻ em.

- Tạo điều kiện để trẻ em tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp.

- Tạo điều kiện hướng dẫn trẻ em tiếp cận nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành của trẻ em.

- Và bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình theo quy định tạiĐiều 75 và khoản 1 Điều 78 Luật trẻ em.

6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì đối với trẻ em ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 56/2017/NĐ-CP, trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấptrong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề của trẻ em được quy định như sau:

1.UBND các cấp trong quá trình xây dựng các quyết định, chương trình, chính sách hoặc văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hay những vấn đềcó liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 49 Nghị định này.

2. UBND các cấp nếutrong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách hoặc cácvăn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà nhận được ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến trẻ em thì phải tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

3. UBND các cấp phải chỉ đạo các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động có sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em trên địa bàn; thực hiện đình chỉ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động có sự tham gia của trẻ em nếu vi phạm phápluậthoặc không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi ngăn cản trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia hoạt động xã hội phù hợp.

4.UBND các cấp có trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em theo phạm vi và hình thức quy định tạiĐiều 74và yêu cầu tạikhoản 1 Điều 78 Luật trẻ em.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua Email :Tư vấn pháp luật qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề