Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ

Ung thư vú là một trong 10 ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính Việt Nam có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú. 

Theo GS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, các phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay, đã có những bước tiến lớn trong việc phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1-2, bệnh nhân hơn 90% có thể chữa ổn định. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Theo các nghiên cứu thì cứ 8 phụ nữ lại có 1 người đang có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.

Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh nhân có thể cảm nhận được các triệu chứng sau:

+ Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay

+ Xuất hiện khối u cứng ở vú

+ Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng

+ Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy

+ Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.

Không giống các loại ung thư khác, ung thư vú là một bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm, khoảng 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Ung thư vú được chia làm 4 giai đoạn:

1. Ung thư vú giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu)

Ở giai đoạn đầu này, các tế bào ung thư vú được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Thời điểm này, ung thư vú không xâm lấn, có nghĩa là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh ung thư vú để ngăn chặn sự di căn của bệnh. Thường thì bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng thêm phương pháp xạ trị.

2. Ung thư vú giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1A, khối u vẫn có kích thước nhỏ từ 2cm và các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 1B sẽ không chỉ có khối u ở vú mà còn tìm thấy khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. Ở cả 2 giai đoạn này, nếu được phát hiện bệnh sớm, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp một số liệu pháp để điều trị bệnh.

3. Ung thư vú giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, các khối u có kích thước từ 2 – 5cm và có thể chưa lây lan sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn này được chia là 2 giai đoạn nhỏ: 2A và 2B.

Giai đoạn 2A: Chưa xuất hiện u nguyên phát và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và chưa đến 4 hạch bạch huyết; Khối u từ 2-4cm và chưa lan tới hạch bạch huyết và hạch dưới cánh tay.

Giai đoạn 2B: Khối u đã phát triển và có kích thước từ 2 đến 4cm, đã tìm thấy các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, từ 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương ức. Cũng có những trường hợp, kích thước khối u lớn hơn 5cm và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết.

Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 nên kết hợp các liệu pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kích thích tố sẽ đem lại khả năng thành công tốt nhất.

4. Ung thư vú giai đoạn 3

Khi bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, thì các khối u trong cơ thể đã lan rộng 4 – 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú.

Ở giai đoạn này, liệu pháp điều trị cho bệnh nhân cũng giống với giai đoạn 2. Nếu bác sĩ phát hiện ra có khối u nguyên phát lớn, thì bệnh nhân sẽ phải dùng thêm biện pháp hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.

5. Ung thư vú giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Giai đoạn này được xem là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Ung thư vú thường di căn đến xương, não, phổi và gan. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị toàn thân tích cực, đây là phương pháp phổ biến đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.

Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ

Vì sao nên khám, sàng lọc ung thư vú tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội - Đồng Văn?

Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm được xem là chìa khóa trong điều trị thành công ung thư vú. Hiện nay, bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp tiên tiến khác như: liệu pháp nội tiết tố, sinh học (điều trị nhắm trúng đích), bệnh nhân ung thư vú có thể được cứu sống. Ung thư vú giai đoạn 1 thường có tỷ lệ sống cao (trên 5 năm) đạt 80-90%.

Khi đến khám và sàng lọc ung thư vú tại bệnh viện ĐKQT Hà Nội - Đồng Văn, khách hàng sẽ được chỉ định: Khám vú với bác sĩ ung bướu hoặc phụ khoa; Chụp X quang tuyến vú (2 bên); Siêu âm 2D tuyến vú hai bên; Chụp Mammography vú,....

Ưu điểm khi sàng lọc ung thư vú tại Bệnh viện ĐKQT Hà Nội - Đồng Văn:

- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm,

Bệnh nhân được khám và điều trị với 100% các bác sĩ của bệnh viện K

Điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa từng người bệnh.

Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào,...

Khám sàng lọc ung thư vú và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả vì thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú thường kéo dài từ 8-10 năm. Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội - Đồng Văn đang triển khai các gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú cho các khách hàng nữ giới đặc biệt là khách hàng nữ trên 40 tuổi.

Tăng hiểu biết về bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan đến bệnh./.

BVK - Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, nước ta có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 người mắc chiếm tỷ lệ 11,8%. Ngoài ra cũng trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 9.345 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Đây thực sự là con số đáng lo ngại, bởi ung thư vú cũng là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ.

Nếu như trước đây, người mắc ung thư vú thường gặp ở độ tuổi trên 40 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ung thư ác tính được phát hiện trong mô vú, tình trạng này thường phát triển từ các ống bên trong vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể lan rộng ra toàn bộ vú và sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh

Ung thư vú có thể bao gồm các triệu chứng sau:

- Cục u không đau ở vú         

- Ngứa và phát ban kéo dài quanh núm vú

- Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở núm vú

- Vùng da trên vú sưng và dày lên

- Vùng da trên vú sần vỏ cam hoặc nhăn nheo

- Núm vú bị tụt hoặc lõm vào trong

- Vùng nách sưng, đau hoặc có u

Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ

Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, bạn cần lưu ý:

- Độ tuổi: Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 45 tuổi. Đặc biệt, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.

- Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú: như xơ vú, áp – xe – vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.

- Yếu tố di truyền: trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.

- Người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao.

- Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.

- Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan,…

- Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú.

- Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị ung thư vú

Ngày nay, với tiến bộ của y học hiện đại đã mang đến nhiều giải pháp điều trị hiệu quả hơn cho bệnh ung thư vú.

Điều trị ung thư vú dựa trên nguyên tắc điều trị là đa mô thức tức là kết hợp các phương pháp điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nội tiết .... tùy vào giai đoạn bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh.

Phẫu thuật là cắt bỏ khối u toàn bộ hoặc một phần, và có thể loại bỏ hạch nách khi cần.

Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ

Xạ trị là chiếu tia bức xạ vào vùng bệnh nhằm mục tiêu phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật hoặc sau hóa trị.

Hóa trị là đưa thuốc vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường sử dụng qua đường tĩnh mạch và theo chu kỳ. Hóa trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc giai đoạn muộn.

Liệu pháp nội tiết là điều trị quan trọng nhất dành cho trường hợp UTV có thụ thể nội tiết ER (+) và/hoặc PR (+). Thuốc ức chế hoặc ngăn chận tác động của các hormon nội tiết – được biết là có liên quan đến quá trình tăng sinh tế bào ung thư. Liệu pháp nội tiết có thể được sử dụng sau phẫu thuật hoặc giai đoạn muộn.

Liệu pháp kháng HER2 là điều trị quan trọng dành cho trường hợp UTV có HER2 dương tính. Thuốc ức chế tác động của các thụ thể HER2 – được biết là có liên quan quá trình tăng sinh tế bào ung thư.

Liệu pháp kháng HER2 có thể được sử dụng trước phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc giai đoạn muộn. Liệu pháp kháng HER2 có thể được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da (như trastuzumab tiêm dưới da). Dạng dùng tiêm dưới da sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và giảm đáng kể thời gian tiêm truyền thuốc (chỉ trong khoảng 2 - 5 phút) so với dạng tiêm truyền tĩnh mạch (cần khoảng 60 - 90 phút).

Cách phòng ngừa ung thư vú

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh.

Chị em nên thực hiện các biện pháp sau:

- Khám vú tại nhà: Thường xuyên kiểm tra ngực là biện pháp được bác sĩ khuyến cáo để kịp phát hiện dấu hiệu của ung thư vú ngay tại nhà. 

- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: giảm một số chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích… tránh ăn mỡ, da động vật; thực phẩm chế biến sẵn; hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia, đồ uống có ga. Bổ sung đầy đủ chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau củ quả: những loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn… có khả năng giảm 20 - 40% tỷ lệ mắc ung thư vú vì trong các loại rau họ cải rất giàu glucosinolate. Hoạt chất này có khả năng ức chế sự gia tăng tế bào và ngăn ngừa sự hình thành khối u ở vú.

- Không hút thuốc lá

- Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục thường xuyên.

- Khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra bất thường ở vú và điều trị kịp thời.

Dưới đây là video hướng dẫn tầm soát phát hiện sớm ung thư bạn cần lưu ý:

https://www.youtube.com/watch?v=bRa2G6lNkNU