Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Nắng nóng là một trong những điều kiện thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh ở trẻ em bùng phát. Tay chân miệng là một trong những căn bệnh ở trẻ nhỏ dễ mắc phải vào thời điểm này. Vậy dấu hiệu bệnh tay chân miệng là gì? Những triệu chứng phổ biến cũng như mức độ nguy hiểm ra sao?

1. Tay chân miệng - bệnh truyền nhiễm trẻ em dễ mắc phải

Bệnh tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người bằng các con đường như tiếp xúc với nước bọt, phỏng nước hoặc phân của người bệnh.

Hình ảnh dấu hiệu bệnh Tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng có thể xuất hiện trên cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn cả. Nguyên nhân là vì ở độ tuổi này, sức đề kháng của trẻ vẫn còn khá yếu, chưa thể tự mình miễn dịch trước sự tấn công của các loại virus. Hơn nữa, khi trẻ đi học mẫu giáo, các yếu tố sinh hoạt trong môi trường đông người sẽ là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh mẽ hơn.

Bệnh tay chân miệng có khả năng sẽ tự khỏi sau một thời gian khởi phát. Căn bệnh này cũng không gây ra quá nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của người mắc. Nhưng khi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, bạn vẫn cần phải lưu ý và tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình nghỉ ngơi và điều trị. Bởi nếu quá chủ quan bệnh có thẻ kéo dài và dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe

2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng phổ biến

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng rất đặc trưng và dễ nhận biết. Sau khoảng 1 đến 2 ngày ủ bệnh, tay chân miệng thường sẽ khởi phát vào ngày thứ 3 với những triệu chứng phổ biến như:

2.1. Trẻ bị sốt

Sốt là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị nhiễm bệnh. Bởi sốt được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm ngăn ngừa sự tấn công của tất cả các loại virus, vi khuẩn gây hại. Thông thường tùy theo thể trạng và tình hình nhiễm bệnh mà trẻ sẽ sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Trong một số trường hợp nếu trẻ bị sốt cao không đỡ, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Vì sốt cao có thể là triệu chứng của bệnh nặng, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ cũng như dễ dẫn tới các biến chứng mà chúng ta không thể lường trước được.

Trẻ bị sốt là một trong những biểu hiện của bệnh

2.2. Da xuất hiện các tổn thương

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng tiếp theo chính là trên da của trẻ xuất hiện các vết tổn thương. Những tổn thương này có thể là những mẩn đỏ, mụn nước tại các vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, bàn chân, trong khoang miệng, lưỡi,...

Những mẩn đỏ này có thể gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu khi bị vỡ ra. Chính vì vậy, bạn cần tránh cho trẻ gãi vào vết đỏ cũng như không cho bé cầm chơi hoặc ngậm những vật chưa được xử lý sạch sẽ. Hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng tại vết thương.

Da trẻ xuất hiện các vết mẩn đỏ

2.3. Trẻ mệt mỏi, chán ăn

Khi mắc bệnh bên cạnh những triệu chứng phổ biến trên, trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện khác như đau miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí là trẻ còn có thể bị tiêu chảy nặng.

Ngoài ra, đối với tình trạng trẻ bị nhiễm bệnh nặng cơ thể của trẻ còn xuất hiện những hiện tượng như sốt cao trên 38 độ C. Tình trạng sốt kéo dài trong suốt nhiều giờ không hạ. Trẻ quấy khóc và giật mình thường xuyên. Đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị nhiễm độc thần kinh.

Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu của bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, có trình độ chuyên môn cao để thăm khám kịp thời. Điều này sẽ giúp bố mẹ có được những kiến thức quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh. Bên cạnh đó còn hạn chế được tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra một cách hiệu quả nhất.

3. Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Tới thời điểm hiện tại, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, tùy thuộc vào dấu hiệu bệnh tay chân miệng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị triệu chứng phù hợp.

Khi trẻ bị sốt, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho bé uống. Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc uống phù hợp. Đối với các nốt mụn phỏng nước, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc sát khuẩn bôi vào những vị trí mụn nước bị vỡ. Tại vị trí trong miệng của trẻ nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để xử lý sạch sẽ.

Khi vệ sinh cơ thể trẻ, bố hoặc mẹ có thể dùng nước sạch hòa chung với các dung dịch có khả năng sát khuẩn tốt như nước lá trầu, nước lá chè,... Những loại nước này vừa làm mát cơ thể vừa kháng khuẩn rất tốt. Hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm tại những vị trí có bọng nước xuất hiện. Tuy nhiên, bố mẹ không nên sử dụng kèm các loại lá trong nước tắm để tránh cọ xát vào nốt phỏng.

Khi miệng của trẻ bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng đau đớn, chán ăn. Chính vì vậy, bạn nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Chúng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hạn chế đau khi ăn.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp

4. Một số nguyên tắc trong phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Vào thời điểm này, việc phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh ở trẻ bùng phát là điều vô cùng quan trọng. Để bảo vệ an toàn sức khỏe của trẻ trước các dịch bệnh nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng, các bậc phụ huynh cần chú ý một số vấn đề sau.

4.1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là yếu tố rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh dịch. Nhớ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho cả trẻ và người lớn sau khi vui chơi, làm việc. Đặc biệt trong các trường hợp như trước khi nấu ăn, trước khi bế trẻ, cho trẻ ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ.

Đối với các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong gia đình cần được lau chùi sạch sẽ. Ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn bám trên bề mặt có cơ hội tiếp xúc đến trẻ. Thực phẩm luôn được nấu chín trước khi ăn. Luôn giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ bằng đường miệng, không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm. Không để người lớn hôn trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

4.2. Trường hợp khi trẻ bị bệnh

Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, bạn cũng cần thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ. Nên để trẻ ở nhà cho đến khi bệnh lành hẳn. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người khác để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp chữa bệnh truyền miệng dành cho trẻ. Tránh để tình trạng bệnh trở nên xấu đi, gây nguy hiểm cho trẻ.

Như vậy, những dấu hiệu bệnh tay chân miệng đã được chúng tôi gửi đến bạn trong bài viết dưới đây. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích đối với bạn trong việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng khi không may mắc phải. Nếu thấy trẻ có xuất hiện những biểu hiện của bệnh, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Mặc dù bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 5 tuổi, tập trung ở độ tuổi dưới  từ 1- 3 tuổi, ít gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng không có nghĩa trẻ sơ sinh không mắc chân tay miệng. Vậy dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh như thế nào, cách chăm sóc và phòng bệnh trẻ như thế nào mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có một vài dấu hiệu nhận biết quan trọng mà phụ huynh cần nắm được sớm và xử lý.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh chủ yếu  là do một nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, trong đó chủ yếu là virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Các loại virus gây bệnh thường chứa trong nước bọt, nước mũi, phân, dịch hắt hơi, dịch vỡ bọng nước trên da, niêm mạc…

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Coxsackie A16 thường được điều trị chữa khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không gây biến chứng nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh nhiễm virus Enterovirus typ 71 [EV71] thời gian điều trị thường lâu hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh chủ yếu do virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 gây ra

Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch chưa phát triển không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Ngoài ra việc vệ sinh cá nhân kém cũng là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. 

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 

Tất cả các loại virus chân tay miệng đều có cách hoạt động giống nhau. Đầu tiên, chúng sẽ bám vào hệ tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động, tất cả các bộ phận của hệ tiêu hóa không bị tổn hại.

Hệ tiêu hóa chỉ là nơi để virus gia tăng số lượng và tìm cách tiếp cận vào mạch máu. Sau đó, virus mới bắt đầu xâm nhập vào các tế bào da và gây nên nhiều dấu hiệu. Dựa vào đặc tính của các dấu hiệu và cách thức virus hoạt động, bệnh tay chân miệng ở trẻ chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau.

 Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng trẻ sơ sinh

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em giai đoạn đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh. Bao gồm diễn biến từ khi virus vừa xâm nhập đến khi cơ thể sắp có những triệu chứng đầu tiên. Khi nhiễm vào trẻ, chúng bám vào thành dạ dày và tìm cách len lỏi qua các tế bào niêm mạc. Dần dần, virus đi vào mạch máu và theo các tế bào hồng cầu lan khắp cơ thể.

Virus tay chân miệng chỉ phá hủy một số cơ quan nhất định. Chúng không làm tổn thương các bộ phận như gan, thận, dạ dày,…. Thay vào đó, virus sẽ tác động lên da của trẻ. Nếu bệnh tiến triển nặng, chúng sẽ gây hại nến một số cơ quan trọng yếu như tim, phổi, não và dây thần kinh.

Giai đoạn ủ bệnh là quá trình để virus từ dạ dày đi đến các bộ phận này. Trong suốt diễn biến trên, cơ thể trẻ không có bất cứ một dấu hiệu nào. Thời gian trung bình của giai đoạn này kéo dài từ 7-10 ngày. Ở trẻ nhỏ, thời gian sẽ rút ngắn xuống còn 4-5 ngày.

Giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng trẻ sơ sinh

Sau giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn khởi phát. Virus đã xâm nhập vào toàn bộ hệ thống mạch máu. Do đó, cơ thể bắt đầu phản xạ lại khi phát hiện có tác nhân gây hại. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ giai đoạn này hoàn toàn giống với các bệnh lý thông thường.

Chính vì các triệu chứng quá phổ biến nên trẻ không biết được mình đang nhiễm loại bệnh gì. Trong giai đoạn khởi phát, dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Sốt nhẹ: Đây là dấu hiệu đầu tiên thường gặp bệnh tay chân miệng ở trẻ. Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ. Ban đầu, cơn sốt chỉ đến nửa buổi. Qua ngày hôm sau, cơn sốt bám theo dai dẳng làm người bệnh khó chịu. Khi đo nhiệt kế tại nách, nhiệt độ của trẻ sẽ tăng lên 38 độ C. Càng ngày, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng cao.

  • Đau họng: cổ họng trẻ sẽ có màu đỏ ửng. Trong bữa ăn, trẻ sẽ cảm thấy đau rát trong cổ họng, đặc biệt khi trẻ phải nuốt các thức ăn quá cứng. Trẻ sẽ có xu hướng thích ăn các thức ăn mềm và những thực phẩm mát lạnh.
  • Đau đầu: Sốt làm cho trẻ cảm thấy đau đầu. Vùng đỉnh đầu và hai bên thái dương cảm thấy nặng trĩu. Nếu trẻ dốc đầu xuống dưới đất hoặc lắc mạnh đầu, cơn đau sẽ ập đến dữ dội.
  • Mệt mỏi: Sau 2 ngày kể từ khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đồng thời, thần thái trên khuôn mặt bị xuống sắc, mắt lờ mờ như buồn ngủ, trẻ sẽ bớt hiếu động, không muốn chơi đùa và nói chuyện nhiều như bình thường.
  • Chán ăn: Sau khi sốt 2 ngày, trẻ trở nên lười vận động. Điều này làm cho cơ thể không có cảm giác đói. Thêm vào đó, toàn bộ cơ thể mệt mỏi làm trẻ nhạt miệng, không thèm ăn. Trong bữa ăn, trẻ thường ăn rất ít hoặc bỏ bữa.
  • Buồn nôn: Cơn sốt và nhức đầu làm cơ thể dễ choáng váng. Nếu trẻ phải hoạt động gắng sức, cơ thể sẽ trở nên nôn nao và buồn nôn.
  • Thường xuyên quấy khóc: thường là dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không thể tự báo với người lớn khi có bất thường trong cơ thể, nhất là trẻ sơ sinh. Thay vào đó, chúng sẽ quấy khóc khi cảm thấy khó chịu trong người. Bệnh càng tiến triển nặng, bé càng quấy khóc nhiều lần trong ngày.

Thời gian của giai đoạn khởi phát rất ngắn, chỉ kéo dài trong 3 ngày. Đối với các đối tượng là trẻ nhỏ, thời gian có thể rút ngắn xuống còn 1-2 ngày.

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Cơ thể sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ và mụn nước. Bạn có thể dễ dàng quan sát chúng bằng mắt thường. Đặc biệt, các hạt mụn không mọc trên toàn cơ thể. Chúng chỉ xuất hiện ở tay, chân và miệng của trẻ.

Tuy nhiên ở trẻ nhỏ mụn sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí khác trên cơ thể. Đặc tính của trẻ thường hay mút tay, cắn ngón tay và dụi tay lên mặt. Do đó, các nốt mụn xuất hiện cả lên môi, mặt, cánh tay của trẻ.

Ngoài ra, có những trẻ không xuất hiện bất cứ nốt mụn nào ngoài da. Trong khi đó, khoang miệng của trẻ lại chứa rất nhiều mụn nước. Hầu hết những trường hợp này đều thuộc các ca bệnh nặng, khả năng xuất hiện biến chứng rất cao.

  • Buồn ngủ: Người bệnh có dấu hiệu thường xuyên buồn ngủ. Họ có thể ngủ cả ngày. Khi đã vào giấc ngủ, rất khó để đánh thức người bệnh dậy. Ở trẻ nhỏ, các bé thường ngủ li bì, thời gian ngủ mỗi ngày kéo dài hơn bình thường.
  • Sốt cao: Đến giai đoạn này, cơ thể sẽ bị sốt rất cao. Nhiệt độ trẻ có thể lên đến 39 – 40 độ C. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, trẻ có thể bị đông máu và dẫn tới tử vong.
  • Phát ban: Đầu tiên cơ thể sẽ nổi các chấm hồng trên da. Mỗi trẻ sẽ có vị trí phát ban khác nhau. Phần lớn các ca bệnh sẽ phát ban tại chân, tay và miệng. Sau 0,5- 1 ngày, các chấm hồng sẽ tăng kích thước và trở nên ửng đỏ. Các nốt phát ban không sưng, không phồng rộp, không gây ngứa ngáy cho trẻ.
  • Nổi mụn nước: Sau khi nổi phát ban 1 ngày, các chấm đỏ sẽ chuyển thành hạt mụn nước. Càng ngày, hạt mụn nước càng to. Chúng dần dần lồi lên trên bề mặt da của trẻ. Đường viền xung quanh hạt mụn sẽ có màu đỏ ửng. Nếu bị chà xát mạnh, mụn nước sẽ vỡ ra và gây nên cảm giác đau rát.
  • Loét họng: Các hạt mụn nước trong khoang miệng rất dễ bị vỡ. Trong khi đó, trẻ luôn phải cử động miệng trong quá trình ăn uống. Điều này làm thức ăn ma sát vào hạt mụn và gây vỡ.

Giai đoạn toàn phát không có thời gian nhất định. Khi đã nổi mụn nước, virus sẽ tiếp tục phát triển và làm tình trạng bệnh nặng hơn. Khi đó, trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị tay chân miệng 

Để điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng của trẻ, kiểm tra các nốt phát ban, loét trên cơ thể. Đồng thời, làm thêm một số xét nghiệm bằng cách lấy mẫu phân, máu hoặc lấy một miếng gạc họng để đi phân tích.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh, để điều trị các bác sĩ thường tiến hành các biện pháp sau:

Điều trị bằng thuốc hạ sốt

Dùng thuốc hạ sốt: khi trẻ có những triệu chứng sốt các bác sĩ cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm đau với loại thuốc paracetamol hoặc ibuprofen. Việc sử dụng liều lượng tùy thuộc vào cân nặng độ tuổi: đối với độ tuổi từ 0 – 3 tháng tuổi, cân nặng 2,7 – 5,3 kg, liều dùng 40mg, đối với trẻ từ 4-11 tháng, cân nặng 5,4 – 8, 1kg, liều dùng 80mg, đối với trẻ từ 1-2 tuổi nặng 8,2 -10,8 kg, liều dùng 120mg. Ngoài ra có thể đặt thuốc ở đường hậu môn: đối với trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi,  80 mg mỗi 6 giờ, tối đa 320 mg/ngày,đối với trẻ trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi: 80 mg mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 400 mg/ngày.

Điều trị bằng bổ sung nước và dung dịch sát khuẩn

Vệ sinh sạch sẽ thân thể trẻ để tránh nhiễm trùng các bọng nước.

Cho trẻ uống bổ sung nước bằng các loại dung dịch điện giải Oresol và Hydrite để tránh những biến chứng như đông máu, tắc nghẽn mạch, mệt mỏi,…

Bổ dung nước cho trẻ bằng dung dịch điện giải

Có thể sử dụng dung dịch muối 0,9%, Kamistad để sát trùng miệng cho trẻ. Dùng dung dịch Betadin, gel bôi Nano bạc PlasmaKare No5 để bôi tổn thương ngoài da. Mọi loại thuốc đều phải được bác sĩ chỉ định, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi ngoài có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cách chăm sóc và phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc chăm sóc và phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục, ngăn chặn sự xâm nhập của virus. 

Về dinh dưỡng

Bổ sung các loại thực phẩm ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp, bột sinh dưỡng, sữa cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng. 

Tăng cường tần suất bú cho trẻ để tránh tình trạng hạ đường huyết thiếu nước. 

Khi cho trẻ ăn tuyệt đối không sử dụng các loại thìa sắt có góc cạnh để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi gây đau. 

Trẻ sơ sinh bị chân tay miệng thường sợ ăn, chán ăn do đó không nên gượng ép trẻ ăn vì điều này dẫn đến gây tâm lý sợ ăn của trẻ. 

Bổ sung các loại vitamin, kẽm từ rau xanh, trái cây, thịt, cá…bằng việc chế biến nấu chung với cháo hoặc say sinh tố.  Việc sử dụng các loại trái cây và rau xanh cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại trái cây và rau xanh không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu. 

Bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thức ăn lỏng, loãng như cháo, súp

Thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ 

Khi trẻ bị chân tay miệng cần vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ bằng việc hàng ngày tắm cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.

Các vật dụng  ăn uống cá nhân của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát, thìa cần được tẩy trùng bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt không để chung với các dụng cụ trong gia đình.

Đối với các loại tã lót, quần áo cần được ngâm với dung dịch sát  khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay bằng nước sạch cho trẻ.

Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp: Kiêng tắm, kiêng gió; ủ trẻ quá kỹ; châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Đây chính là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Cách ly trẻ tại nhà

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với các dịch hô hấp, phỏng nước, phân của người bị nhiễm bệnh.  Do vậy, đối với trẻ đi học cần cách ly trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm ra trường học và cộng đồng. 

Người lớn khi tiếp xúc với trẻ nên mang khẩu trang y tế, không nên tiếp xúc gần như ôm, hôn. Sau khi tiếp xúc cần rửa tay sạch bằng xà phòng.

Các loại đồ chơi của trẻ cần phải được tẩy trùng bằng những dung dịch sát khuẩn như Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn.

Thường xuyên lau chùi sàn nhà bằng cách loại dung dịch sát khuẩn, mở thông thoáng phòng để đón ánh nắng mặt trời. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh. Ở nước ta, bệnh chân tay miệng thường xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 11 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ độ tuổi 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi trong đó có trẻ sơ sinh. Do  vậy, các bậc cha mẹ cần lưu tâm tới bất kỳ những dấu hiệu bất thường của trẻ trên cơ thể, khi có dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề