Danh sách danh từ tiếng Việt

Trang chủ » KHOA HỌC XÃ HỘI » Danh Từ Là Gì? Ví Dụ Về Danh Từ, Có Những Loại Danh Từ Nào?

Danh từ là khái niệm cơ bản trong ngữ pháp Việt Nam. Trong một câu, danh từ cũng đóng vai trò rất quan trọng khi nó giúp người đọc, người nghe xác định đối tượng, sự việc được hướng tới. Vậy danh từ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các kiến thức về danh từ qua nội dung được chia sẻ dưới đây nhé

Định nghĩa danh từ là gì?

Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Đây là một số trong số các từ loại phổ biến nhất của tiếng Việt. Danh từ không ngừng biến đổi và gia tăng về số lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Chúng ta tiếp xúc và sử dụng danh từ hàng ngày, trong mọi lĩnh vực của đời sống để giao tiếp và trao đổi thông tin.

Danh từ là gì?

Vi dụ về danh từ

  • Danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,…
  • Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, …
  • Danh từ chỉ khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,…

Các loại danh từ trong tiếng Việt

Có nhiều khái niệm và cách phân loại danh từ trong tiếng Việt như danh từ chung, riêng, danh từ chỉ khái niệm, hiện tượng… Nhưng về cơ bản trong Tiếng Việt chia thành 2 loại chính gồm danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị.

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật mô tả tên gọi, địa danh, đồ vật, bí danh… Trong mục này chia thành 2 loại chính gồm danh từ chung và danh từ riêng.

* Danh từ riêng

Là danh từ chỉ tên gọi, tên đường, địa điểm, một sự vật, sự việc cụ thể, xác định và duy nhất. Ví dụ như Hồ Chí Minh, Khá Bảnh, Trâm Anh, Phú Yên, Núi Đá Bia… Loại danh từ này có tính đặc trưng và tồn tại duy nhất. 

* Danh từ chung

Là tên gọi hay mô tả sự vật, sự việc có tính bao quát, nhiều nghĩa không chủ ý nói một việc xác định duy nhất nào. Danh từ chung được chia thành 2 loại gồm:

  • Danh từ cụ thể: Là các loại danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan như mắt, tai… Ví dụ như gió, tuyết, điện thoại…
  • Danh từ trừu tượng: Những thứ ta không cảm nhận bằng 5 giác quan được xếp vào loại danh từ này. Ví dụ như tinh thần, ý nghĩa…

Danh từ chỉ đơn vị

Nó cũng là danh từ chỉ sự vật nhưng có thể xác định được số lượng, trọng lượng hoặc ước lượng. Loại này đa dạng và được phân chia thành các nhóm nhỏ gồm:

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Đơn vị tự nhiên là loại đơn vị thường sử dụng trong giao tiếp và chỉ số lượng đồ vật, con vật..Nó còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ: Miếng, con, sợi, cái, hòn, cây, cục…
  • Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Là những đơn vị xác định trọng lượng, kích thước, thể tích và nó có độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ như lít, hacta, kg, tấn, tạ, gram….
  • Danh từ chỉ thời gian: Thời gian ở đây gồm thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, quý… 
  • Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: Là loại danh từ không xác định chính xác số lượng cụ thể. Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp, ví dụ như nhóm, tổ, bó, đàn…
  • Danh từ chỉ tổ chức: Chỉ tên những tổ chức hoặc đơn vị hành chính như quận, huyện, thôn, phường, khu phố…

Danh từ chỉ khái niệm

Loại danh từ này không mô tả trực tiếp sự vật hoặc sự việc cụ thể, xác định mà mô tả dưới dạng nghĩa trừu tượng. Các khái niệm sinh ra và tồn tại trong nhận thức, ý thức của con người. Nói cách khác, các khái niệm này không tồn tại trong thế giới thực, đôi khi còn được gọi là tâm linh, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt, tai.

Danh từ chỉ hiện tượng

Là các dạng hiện tượng do thiên nhiên sinh ra, do con người tạo ra trong môi trường không gian và thời gian. Loại này được chia thành các nhóm nhỏ sau:

  • Hiện tượng tự nhiên: Như mưa, sấm sét, gió, bão. Không có tác động từ ngoại lực, do tự nhiên sinh ra. 
  • Hiện tượng xã hội: Như chiến tranh, nội chiến, sự giàu sang… Là những hành động, sự việc do con người tạo ra.

Các chức năng chính của danh từ

Tuy được phân chia thành nhiều loại nhưng về cơ bản danh từ được sử dụng với mục đích gồm:

  • Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Ví dụ như 3 con gà trong số 3 bổ ngữ cho danh từ “con gà”.
  • Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.
  • Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.
  • Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Cách dùng danh từ trong câu

Trong một câu, danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ.

  • Khi danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ.

Ví dụ: Bãi biển rất đẹp [“bãi biển” đứng đầu câu đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu].

  • Khi danh từ đóng vai trò là vị ngữ.

Khi đóng vai trò là vị ngữ, danh từ thường có từ “là” đứng trước.

Ví dụ: Cô ấy là bác sĩ. [trong câu này “bác sĩ” là danh từ đứng sau và có chức năng làm vị ngữ trong câu].

  • Danh từ đóng vai trò tân ngữ cho ngoại động từ.

Ví dụ: Anh ấy đang lái xe máy. [“một bức thư” là tân ngữ của động từ “lái”]

Một số bài tập mẫu về danh từ

Bài 1: Em hãy tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Hàng chuối lên xanh mướt Phi lao reo trập trùng Vài ngôi nhà đỏ ngói

In bóng xuống dòng sông

⇒ Danh từ có trong đoạn thơ trên là: hàng chuối, phi lao, ngôi nhà, dòng sông.

Bài 2: Hãy tìm danh từ có trong câu văn sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

⇒ Danh từ có trong câu văn là: thềm lăng, cây vạn tuế, đoàn quân.

Bài 3: Hãy đặt câu với những danh từ sau đây: Hà Nội, dòng sông, xe đạp

⇒ Hà Nội có nhiều điểm vui chơi hấp dẫn

⇒ Quê tôi có dòng sông chảy hiền hòa

⇒ Nhân dịp năm học mới, bố đã thưởng cho tôi một chiếc xe đạp

Việc xác định và sử dụng danh từ không phải khó, quan trọng bạn cần đọc nhiều sách để nâng cao vốn từ vựng nha. Thư viện khoa học chúc bạn học tập thật tốt và đừng quên ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên mỗi ngày để cập nhật các kiến thức bổ ích trong mọi lĩnh vực nhé.

Danh từ là gì? Là một trong những chương trình học của Ngữ văn 6, là một loại từ quen thuộc được sử dụng để chỉ sự vật, hiện tượng, đơn vị, cây cối,…Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, quý bạn đọc hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Danh từ là gì? Cho ví dụ

Danh từ là gì cho ví dụ?

Danh từ là các từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ có thể là một bộ phận của ngôn ngữ nên nó sẽ biến đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu của con người. Cùng với động từ, tính từ, danh từ cũng là loại từ quen thuộc trong tiếng Việt.

Danh từ là thành phần cấu tạo nên ngữ pháp tiếng Việt, là loại từ rất đa dạng. Danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc tân ngữ cho loại động từ ở trong câu.

Ví dụ về danh từ:

  • Danh từ gọi tên các sự vật như bàn, ghế, chuột, xe máy,…
  • Danh từ gọi tên các hiện tượng như sấm, chớp, mưa, gió,…
  • Danh từ gọi tên các khái niệm như thuật ngữ, bệnh án, con người,…

Danh từ ghép là gì?

Danh từ ghép là danh từ có cấu tạo gồm 2 từ trở lên ghép lại với nhau. Danh từ ghép có thể được thành lập bằng cách kết hợp các từ với nhau như danh từ + danh từ, danh từ + động từ, danh từ + giới từ; tính từ + danh từ […]

Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, danh từ được chia làm 2 loại đó là:

Danh từ riêng

Danh từ riêng là gì? Là các từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, một sự vật sự việc cụ thể nào đó, xác định và duy nhất. Ví dụ như là Phú Yên, Hồ Chí Minh, Hà Nội,…Bên cạnh đó, danh từ riêng còn có thể là từ thuần Việt, từ Hán Việt hoặc là tên phiên âm từ các thứ tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp,…

Các danh từ riêng chỉ tên người, địa danh, lãnh thổ,…sẽ phải viết hoa như một dấu hiệu để phân biệt với các từ ngữ khác trong câu. Quy tắc viết danh từ riêng như sau:

  • Viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết và không sử dụng dấu gạch nối với các danh từ riêng thuần Việt và Hán Việt.
  • Với các danh từ riêng là từ mượn của ngôn ngữ Ấn – Âu, thường sẽ được phiên âm một cách trực tiếp hoặc phiên âm ra tiếng Việt và sử dụng dấu gạch nối giữa các tiếng với nhau.

Danh từ chung

Phân loại danh từ chung

Danh từ chung là tất cả những từ còn lại trong hệ thống tiếng Việt sau khi đã trừ đi các danh từ riêng. Danh từ chung cũng được chia làm nhiều loại khác nhau, mỗi một loại lại có các đặc điểm riêng, đó là:

Kiểu danh từ Khái niệm Ví dụ
Danh từ chỉ sự vật Danh từ cụ thể: Sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan. Nó bao gồm các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên và cả hiện tượng xã hội Hổ, chó mèo, linh mục, giáo viên, nắng, mưa, sấm chớp, chiến tranh,….
Danh từ chỉ khái niệm: Sự vật là con người, ta sẽ không cảm nhận được bằng giác quan mà chỉ tồn tại trong nhận thức, suy nghĩ của con người.

+ Danh động từ: Những động từ kết hợp với danh từ để tạo thành một danh từ mới.

+ Danh tính từ: Các từ kết hợp với danh từ để chuyển loại từ thành danh từ mới

+ Tư tưởng, niềm vui, hạnh phúc, đạo đức, nhận thức, cảm nghĩ, cảm tưởng,…

+ Sự giải phóng, lòng yêu nước, nỗi nhớ, niềm vui,…

+ Cái đẹp, tính sáng tạo, sự giản dị, tính cần cù,…

Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Chỉ rõ loại sự vật nên được gọi là danh từ chỉ loại Con, chiếc, ngôi, tấm, tờ, quyển,…
Danh từ dùng để chỉ đơn vị hành chính, tổ chức Xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố,…
Danh từ chỉ đơn vị thời gian Giây, phút, giờ, tích tắc, mùa vụ,..
Danh từ chỉ đơn vị tập thể: Sử dụng để tính các sự vật tồn tại dạng tập thể, tổ hợp Đôi, bộ, dãy, tá,…
Danh từ chỉ đơn vị đo lường: Tính đếm các sự vật, hiện tượng, chất liệu,…

+ Các danh từ chỉ đơn vị đo lường chính xác được các nhà khoa học quy ước.

+ Các danh từ chỉ mang tính tương đối do dân gian quy ước.

 

+ Lạng, yến, tạ, cân,…

+ Nắm, gang, chùm, nải, miếng, thúng,…

Chức năng của danh từ là gì?

Danh từ đảm nhận các chức năng sau:

  • Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ đối với ngoại động từ.
  • Danh từ còn có chức năng kết hợp với các chỉ số lượng ở phía trước, các từ ngữ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
  • Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong khoảng thời gian
  • Đối với các cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước sẽ bổ sung cho danh từ, các ý nghĩa có thể xác định được.

Phó từ là gì? Các loại phó từ trong tiếng Việt

Cách phân biệt danh từ với tính từ, động từ

Tiếng Việt là thứ tiếng với các âm ngữ đa dạng cùng ngữ pháp phong phú nên có rất nhiều người nhầm lẫn danh từ với tính từ và động từ. Do đó, ruaxetudong.org sẽ giúp bạn phân biệt danh từ với động từ, tính từ đó là:

  • Danh từ: Là từ được sử dụng để chỉ một đối tượng cụ thể như con người, sự vật, hiện tượng,…
  • Động từ: Là các từ chỉ trạng thái hoặc hành động của con người, sự vật,…
  • Tính từ: Những từ dùng để chỉ đặc điểm, màu sắc, của sự vật, trạng thái hoặc hành động.

Với các thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn giải thích được khái niệm danh từ là gì, các ví dụ và đặc điểm. Nếu có bất kỳ góp ý nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới để được hỗ trợ nhanh chóng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề