Danh mức thuốc thiết yếu có báo nhiêu thuốc

Tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu tại Việt Nam

[ĐCSVN] - Với mục tiêu phối hợp hành động nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu tại Việt Nam, ngày 23/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã tổ chức Hội nghị tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nêu rõ: Việt Nam cần xây dựng danh mục thuốc thiết yếu đủ khả năng sản xuất, trong đó tập trung một số loại nguyên liệu hóa dược chủ đạo như kháng sinh, tá dược để bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị, đồng thời tiếp tục triển khai các biện pháp hữu hiệu để bình ổn, kiểm soát giá thuốc.

Qua hội nghị này, Bộ Y tế mong muốn học tập kinh nghiệm và các mô hình hiệu quả từ các nước khác về việc nâng cao khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu; hỗ trợ để đưa các chương trình thuốc thiết yếu vào các chương trình nghị sự phát triển ngành y tế nói chung và kiến nghị giải pháp để các đối tác trong nước và quốc tế có thể cùng chung tay hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu.

Theo TS.Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, hiện nay, theo hồ sơ đăng ký tại Bộ Y tế, trên thị trường thuốc Việt Nam có 22.615 số đăng ký còn hiệu lực với 11.923 số đăng ký nước ngoài và 10.692 số đăng ký trong nước. Trong đó có toàn bộ hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu. Trong danh mục các loại thuốc thiết yếu đã có 355 loại thuốc tân dược với 314 hoạt chất, 94 thuốc thiết yếu dùng trong y học cổ truyền được chia làm 28 nhóm thuốc điều trị. Bước đầu danh mục này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp thuốc và mô hình bệnh tật ở nước ta.

Bên cạnh đó, cả nước hiện có 41.849 quầy bán lẻ thuốc phân bổ từ cấp phường, xã trở lên. Tuy nhiên vẫn còn 592 trung tâm y tế xã chưa có quầy thuốc, 90% nguyên liệu thuốc sản xuất trong nước được nhập khẩu.

Đáng chú ý, một số nhóm thuốc trong nước chưa sản xuất được gồm: Nhóm thuốc gây mê, nhóm thuốc giải độc đặc hiệu; nhóm thuốc chống ung thư và tác động và hệ thống miễn dịch; thuốc chống Parkinson; nhóm thuốc tác động lên quá trình đông máu, chế phẩm máu; thuốc dùng chẩn đoán. Thêm vào đó, nhiều nhóm thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc lại rất ít có đăng ký trong nước, như nhóm thuốc tâm thần, an thần, thuốc gan mật, kháng HIV/AIDS, gây tê - gây mê, chống độc... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trong khi mô hình bệnh tật ngày càng thay đổi và diễn biến phức tạp.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã bàn các giải pháp nhằm tăng cường khả năng cung ứng thuốc thiết yếu: Rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam lần thứ VI; đẩy mạnh phát triển công nghiệp bào chế thuốc thiết yếu; đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia và sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước để bảo đảm đến năm 2020 đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu sử dụng các nhóm thuốc này.

Các chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Anh, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, Hàn Quốc... đã trao đổi về việc sử dụng thuốc gốc, chuyển nhượng quyền sản xuất thuốc, quy chế kê đơn, thói quen sử dụng thuốc và kê đơn của bác sĩ và người dân. Qua đó đã giúp các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác y tế Việt Nam có thêm kinh nghiệm, tham khảo để tìm giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, mô hình bệnh tật ở nước ta./.

Tình hình an toàn lao động ở Việt Nam hiện nay cũng đang là một vấn đề đáng được báo động, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc không được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn lao động. Rất nhiều trường hợp, những cái chết hay những tổn thương đến từ tai nạn lao động có thể được giảm bớt hoắc được ngăn chặn nếu  người sử dụng lao động có đầy đủ túi cứu thương, túi y tế, túi cấp cứu để sơ cứu kịp thời cho nạn nhân trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời việc sơ cứu, cấp cứu kịp thời cũng sẽ giúp hạn chế được được tác hại của tai nạn lao động tới sức khỏe, tính mạng trước mắt cũng như sức khỏe về lâu dài đối với người lao động. Để  tránh những tình trạng đáng tiếc có thể diễn ra, doanh nghiệp nên chủ động trang bị tủ thuốc tại nơi làm việc của mình.

1. Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc:

Ngày 30/6/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, công tác sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc và chế độ báo cáo đối với cơ sở y tế các tuyến cơ sở, huyện, tỉnh. Việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc thực hiện theo Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc nổi bật nên một số điều đáng lưu ý như sau:

+ Thứ nhất, việc bố trí lực lượng, trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu phải dựa trên loại hình sản xuất, bản chất yếu tố nguy hiểm; số người lao động, ca làm việc; nguy cơ xảy ra tai nạn; tỷ lệ tai nạn lao động và khoảng cách đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Thứ hai, trường hợp cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại hoặc chất ăn mòn phải có vòi tắm khẩn và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận. 

+ Thứ ba, nếu cơ sở sử dụng hóa chất nguy hiểm thì phải có phiếu an toàn, hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu tại nơi dễ tiếp cận. 

+ Thứ tư, lực lượng sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các điều kiện theo quy định; phương tiện, thiết bị cấp cứu phải được kiểm tra định kỳ, rà soát để đảm bảo tình trạng sử dụng tốt; công khai lực lượng, trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu. 

Tùy theo số lượng người lao động và tính chất ngành nghề mà Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau: Đối với công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có dưới 100 lao động thì bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu, cứ thêm 100 lao động thì phải thêm 01 lao động làm công tác sơ, cấp cứu. Đối với những công việc khác thì yêu cầu đối với doanh nghiệp có đến 200 lao động thì bố trí 01 người làm công tác sơ cấp cứu, sau đó cứ thêm 150 lao động thì thêm 01 người sơ cấp cứu.

– Về các yêu cầu chung:

Bộ Y Tế ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế là những yêu cầu chung như sau:

+ Số lượng túi sơ cứu được trang bị ở doanh nghiệp phải phù hợp với số lượng người lao động làm việc.

+ Đối với mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc cơ động [tức là phải di chuyển, đi lại nhiều lần trong nơi làm việc] phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp với quy định pháp luật.

+ Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định. Doanh nghiệp không được sử dụng túi sơ cứu để chứa các vật dụng khác giấy tờ, tài liệu.. của công ty.

+ Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng túi sơ cứu theo quy định tránh trường hợp tai lao động thường xảy ra bất ngờ không kịp đề phòng.

– Về yêu cầu cụ thể:

+ Quy định số lượng túi đối với khu vực làm việc cụ thể như sau:

  • Nếu quy mô khu vực làm việc từ dưới hoặc bằng 25 người lao động thì phải trang bị ít nhất 1 túi sơ cứu loại A.
  • Nếu quy mô khu vực làm việc từ 26 đến 50 người lao động thì phải trang bị ít nhất 1 túi sơ cứu loại B.
  • Nếu quy mô khu vực làm việc từ 51 đến 150 người lao động thì phải trang bị ít nhất 1 túi sơ cứu loại C.

Lưu ý: 01 túi loại B có thể thay thế với 02 túi loại A và 01 túi loại C có thể thay thế với 02 túi loại B.

+ Quy định nội dung trang bị cho các loại túi

  • Về giá cả mua sắm: Túi A với giá 1.200.000 đồng, Túi B có giá 1.500.000 đồng, Túi C có giá 2.000.000.
  • Về tủ thuốc tương ứng với từng loại túi doanh nghiệp phải trang bị tối thiểu các vật tư, thiết bị y tế được liệt kê qua bảng sau:

STT

Yêu cu trang bị tối thiểu

Túi A

Túi B

Túi C

1

Băng dính [cuộn]

02

02

04

2

Băng kích thước 5 x 200 cm [cuộn]

02

04

06

3

Băng kích thước 10 x 200 cm [cuộn]

02

04

06

4

Băng kích thước 15 x 200 cm [cuộn]

01

02

04

5

Băng tam giác [cái]

04

04

06

6

Băng chun

04

04

06

7

Gạc thấm nước [10 miếng/gói]

01

02

04

8

Bông hút nước [gói]

05

07

10

9

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm [cái]

02

02

04

10

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm [cái]

02

02

04

11

Kéo cắt băng

01

01

01

12

Panh không mấu thẳng kích thước 16 – 18 cm

02

02

02

13

Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm

02

02

02

14

Găng tay khám bệnh [đôi]

05

10

20

15

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

16

Nước muối sinh lý NaCl 9  [lọ 500ml]

01

03

06

17

Dung dịch sát trùng [lọ]:
– Cồn 70°

01

01

02

– Dung dịch Betadine

01

01

02

18

Kim băng an toàn [các cỡ]

10

20

30

19

Tấm lót nilon không thấm nước

02

04

06

20

Phác đ sơ cứu

01

01

01

21

Kính bảo vệ mắt

02

04

06

22

Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi

01

01

01

23

Nẹp c [cái]

01

01

02

24

Nẹp cánh tay [bộ]

01

01

01

25

Nẹp cng tay [bộ]

01

01

01

26

Nẹp đùi [bộ]

01

01

02

27

Nẹp cng chân [bộ]

01

01

02

Cũng theo quy định của thông tư này, từ thiết bị 24 đến 27 phải cất giữ bảo quản cùng vị trí với nơi để túi sơ cứu. Việc này, giúp linh hoạt và nhanh gọn trong khi sơ cứu đối với người vừa bị vết thương hở vừa bị gãy xương các chi sau khi cầm máu cho nạn nhân cần lập tức cố định xương bị gãy bằng các nẹp để tránh những biến chứng nặng thêm.

3. Một số lưu ý cho doanh nghiệp trong việc trang bị tủ thuốc và sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc:

Những quy định mới về sơ cấp cứu tại nơi làm việc và tủ thuốc doanh nghiệp có thể thực hiện theo hướng như sau:

– Bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư sơ cứu, cấp cứu phải phù hợp với loại hình sản xuất của doanh nghiệp, xem xét các điều kiện làm việc là yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động; số lượng người lao động, ca làm việc, bố trí ca làm việc, khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất cũng là điều doanh nghiệp cần quan tâm.

– Đối với vị trí làm việc cần phải sử dụng hóa chất độc hại, chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ thấy, dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và thiết bị này phải được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên. 

– Các túi sơ cứu phải được ký hiệu chữ thập đỏ dễ nhận biết, đặt tại dễ thấy ở nơi làm việc.

– Phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu trong trường hợp doanh nghiệp có trên 300 người cùng lao động cùng làm việc tập trung. Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như là:

+ Đủ rộng để đặt cáng cứu thương.

+ Ở nơi thông khí thoáng khi, có chiếu sáng và có biển hiệu chữ thập.

+ Bố trí gần nhà vệ sinh ở dễ tiếp cận và dễ dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động.

+ Có đủ các thiết bị trong danh mục trang thiết bị y tế theo quy định: Túi sơ cấp cứu tại nơi làm việc, bồn rửa tay có đủ nước sạch, giấy lau tay, tạp dề ni lông, tủ lưu giữ hồ sơ, đèn pin, vải, toan sạch, cặp nhiệt độ, giường, gối, chăn, cáng cứng, xà phòng rửa tay, dụng cụ chứa chất thải nguy hại và không nguy hại, bô hoặc chậu chứa chất thải của bệnh nhân, ghế đợi, tủ đựng vật tư tiêu hao và các dụng cụ, phương tiện sơ cứu, cấp cứu.

Video liên quan

Chủ Đề