Đánh giá tính chất hóa học của amin

Các Amin khác nhau thể hiện tính chất hoá học khác nhau, ví du như tính bazo của các Amin mạnh yếu khác nhau tuỳ vào vị trí của Nitơ gắn với gốc hidrocacbon đẩy e hay hút e, gốc không no hay gốc thơm.

Để hiểu rõ được tính chất hoá học, tính chất vật lý của các Amin chúng ta cùng tìm hiểu công thức cấu tạo của các Amin và vận dụng giải các bài tập về các amin qua bài viết dưới đây.

I. Amin – Định nghĩa, phân loại và danh pháp

Bạn đang xem: Amin tính chất hoá học, công thức cấu tạo của Amin và bài tập – hoá 12 bài 9

1. Amin là gì?

– Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon. 

 Ví dụ:NH2 [amoniac] ; CH3-NH2 [metylamin] ; C6H5-NH2 [phenylamin] ; CH3-NH-CH3 [đimetylamin]

2. Phân loại Amin

– Amin được phân loại theo 2 cách thông dụng:

a] Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon 

– Amin mạch hở: CH3NH2 , C2H5NH2 , …

– Amin mạch vòng: C6H5NH2 , CH3C6H4NH2 , …

b] Theo bậc của amin 

 – Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó, các amin được phân loại thành: amin bậc 1, bậc 2, bậc 3.

– Công thức cấu tạo [bậc] của amin:

 Ví dụ: CH3-CH2-CH2-NH2 [amin bậc 1] ; CH3-CH2-NH-CH3 [amin bậc 2] ;  [CH3]3N [amin bậc 3].

– Công thức tổng quát của amin: CxHyNz [x, y, z ∈ N*; y ≤ 2x + 2 + z; y chẵn nếu z chẵn; y lẻ nếu z lẻ].

  hoặc: CnH2n+2-2k+tNt [n ∈ N*; k ∈ N; t ∈ N*].

3. Cách gọi tên Amin – Danh pháp

a] Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức:

  Tên amin = Gốc hiđrocacbon + amin

b] Cách gọi tên theo danh pháp thay thế :

  Tên amin = Tên của hiđrocacbon tương ứng + Số thứ tự của C chứa nhóm NH2 + amin

c] Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin: Ví dụ: anilin C6H5NH2

II. Tính chất vật lý của Amin

– Các amin có khả năng tan tốt trong nước, do giữa amin và nước có liên kết Hiđro liên phân tử. Độ tan trong nước giảm khi số nguyên tử C tăng.

– Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylaminlà những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn 

– Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong ancol và benzen

III. Cấu tạo phân tử, so sánh lực bazo của các Amin

1. Cấu trúc phân tử của amoniac và các amin

2. So sánh lực bazo giữa các amin

a] Các yếu tố ảnh hưởng đến lực bazơ của amin:

– Mật độ electron trên nguyên tử N: mật độ càng cao, lực bazơ càng mạnh và ngược lại.

– Hiệu ứng không gian: gốc R càng cồng kềnh và càng nhiều gốc R thì làm cho tính bazơ giảm đi, phụ thuộc vào gốc hiđrocacbon.

  Ví dụ:Tính bazơ của [CH3]2NH > CH3NH2 > [CH3]3N ; [C2H5]2NH > [C2H5]3N > C2H5NH2

b] Phương pháp so sánh lực bazo giữa các amin

– Gốc đẩy electron làm tăng tính bazơ, gốc hút electron làm giảm tính bazơ.

 Ví dụ:p-NO2-C6H4NH2 < C6H5NH2< NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < C3H7NH2

– Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu. [Rthơm]3N

Chủ Đề