Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên miền tây và miền đông của trung quốc

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lí 11.

Trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc

  * Đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc:

- Vị trí địa lý: nằm từ kinh tuyến 730Đ đến 1050Đ trở vào phía Tây, chiếm 50% diện tích lãnh thổ.

- Địa hình: Gồm các dãy núi cao [Himalaya, dãy Côn Luân], các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa, hoang mạc và bán hoang mạc lớn [Tacla Macan]

- Khí hậu: Ôn đới lục địa khắc nghiệt, khí hậu núi cao

- Sông ngòi: Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời, là nơi thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông như sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

- Khoáng sản: phong phú gồm: dầu mỏ, than..., tài nguyên rừng và đồng cỏ cũng là thế mạnh của miền

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Trung Quốc nhé!

Kiến thức mở rộng về Trung Quốc

1. Vị trí địa lý và lãnh thổ Trung Quốc

- Trung Quốc có diện tích lớn nhất trong khu vực châu Á, lớn thứ tư trên thế giới sau Nga, Canada và Mỹ

- Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc TW ven biển có 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao

- Lãnh thổ trải dài từ 20oB tới 53oB và 73oĐ tới 135oĐ.

-  Là quốc gia có đường biên giới tiếp giáp với nhiều quốc gia nhất - 14 nước thuộc các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bắc Á.

- Có đường bờ biển dài 9000km.

- Lãnh thổ rộng lớn tạo nên sự đa dạng của tự nhiên tạo nên sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây, ranh giới phân chia là kinh tuyến 105oĐ

*Thuận lợi:

+ Địa hình đa dạng: núi, cao nguyên, sơn nguyên, trung du, đồng bằng và thềm lục địa.

+ Khí hậu  cận nhiệt, ôn đới và có sự phân hóa theo chiều Đ - T, B  - N.

-> Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

*Khó khăn:

+ Thiên tai: bão, lũ,...

+ Vùng nội địa khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

1. Vị trí Trải dài từ vùng duyên hải vảo đất liền đến kinh tuyến 105oĐ. Từ kinh tuyến 105oĐ trở vào phía Tây.
2. Địa hình Có các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
3. Khí hậu

Phía Nam: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

Phía Bắc: Ôn đới gió mùa.

Ôn đới lục địa khắc nghiệt.
4. Sông ngòi Hạ lưu của các con sông lớn Hoàng Hà, Trường Giang. Thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông: Hoàng Hà, Trường Giang.
5. Khoáng sản

Phong phú và đa dạng

Dầu khí, than

Đồng, sắt, thiếc, mangan,…

Dầu mỏ, than

Sắt, thiếc, đồng,…

6. Đánh

giá

Thuận lợi

Dân cư tập trung đông.

Nông nghiệp trù phú.

Công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp khai thác và thủy điện.
Khó khăn Bão và lũ lụt.

Thiếu nước, khô hạn.

Địa hình núi cao hiểm trở, GTVT khó khăn.


3. Vấn đề dân cư và xã hội

3.1. Dân cư

- Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới, tăng nhanh và chiếm 1/5 dân số thế giới. Việc có dân số đông đảo giúp quốc gia này có nguồn nhân lực dồi dào tuy nhiên cũng gây ra gánh nặng về kinh tế, chất lượng cuộc sống chưa cao và tình trạng ô nhiêm nghiêm trọng.

- Dân số đô thị tăng nhanh hơn dân số thế giới

- Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều. Tập trung đông đúc ở phía Đông do nơi đây thuận lợi về tự nhiên, đó cũng là nơi tập trung hầu hết các họat động kinh tế của Trung Quốc, nhất là công nghiệp, dịch vụ. Còn phía Tây và Tây Bắc, mật độ dân cư thưa thớt hơn. 

3.2. Xã hội 

- Là quốc gia có nền văn minh lâu đời với nhiều nét văn hóa đa dạng

- Có trên 50 dân tộc với những phong tục tập quán đa màu sắc

- Đầu tư phát triển giáo dục, y tế

- Truyền thống lao động dồi dào, có chất lượng , sáng tạo giúp phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc

Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây...

Câu 5: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

Bài làm:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 11 – Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Thuận lợi:

   + Lãnh thổ lớn, trải dài theo chiều B-N và Đ-T, tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

   + Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi để giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

   + Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

   + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.

– Khó khăn:

   + Lãnh thổ rộng lớn, khó khăn trong bảo vệ, quản lí các đơn vị hành chính.

   + Nhiều múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế- đời sống giữa khu vực phía Đông và phía Tây.

   + Đường biên giới kéo dài, chủ yếu ở vùng núi cao nguyên, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền -→ vấn đề an ninh quốc phòng phức tạp.

   + Vùng nội địa khô hạn, khắc nghiệt.

– Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.

– So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

– Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:

– Địa hình: núi cao [D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn], sơn nguyên [Tây Tạng], bồn địa [Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ], đồng bằng châu thổ [Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam].

– Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

* So sánh miền Đông và miền Tây:

Tiêu chí Miền Đông Miền Tây
Địa hình

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

Sông ngòi – Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

– Thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.

* Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc:

– Thuận lợi:

   + Địa hình:

      • Đồng bằng châu thổ phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng…

      • Đồng cỏ lớn phía Tây thuận lợi chăn thả gia súc.

   + Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

   + Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn .

-→ phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dang.

   + Diện tích rừng ở phía Tây giàu có -→ phát triển lâm nghiệp.

   + Khoáng sản phong phú, nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn -→ phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.

– Khó khăn:

   + Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho giao thông, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt.

   + Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt [Hoa Nam].

– Tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục.

– Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, dân số thành thị tăng nhanh hơn.

– Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Dân cư phân bố không đều:

   – Giữa miền núi và đồng bằng:

      + Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông, nhiều thành phố đô thị triệu dân [Bắc Kinh, Thượng Hải…].

=→ Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

      + Miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2..

=→ Địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt.

      + Riêng vùng phía Bắc SN. Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn [từ 1 -50 người/km2], trong lịch sử đây là con đường tơ lụa và ngày nay có tuyến đường sắt chạy qua.

   – Giữa thành thị- nông thôn:

      + Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn [hơn 60%].

      + Số dân thành thị là 37%, số dân thành thị đang tăng lên nhanh.

Đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc:

Miền Đông Miền Tây

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

– Nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

Miền Đông Miền Tây
Thuận lợi

– Nông nghiệp:

+ Đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, nguồn nước dồi dào

=> phát triển nông nghiệp trù phú.

+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa

=> đa dạng cây trồng vật nuôi.

– Công nghiệp:

+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào

=> thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy…

+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

=> công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng…

– Nông nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn

=> Phát triển lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ

=> Chăn nuôi gia súc lớn.

– Công nghiệp:

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt…

=> phát triển nhiều ngành công nghiệp

+ Thượng nguồn các sông lớn

=> thủy năng dồi dào.

Khó khăn – Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa.

– Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

– Giao thông khó khăn.

* Nhận xét:

Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:

   – Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân.

   – Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

* Giải thích:

   – Miền Đông là vùng đồng bằng, điều kiện tự nhiên thuận lới, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển nên dân cư đông đúc.

   – Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt nên dân cư thưa thớt.

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.

Kết quả:

   – Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm [năm 2005 là 0,6%].

   – Chênh lệch giới tính [nam nhiều hơn nữ].

   – Hội chứng tiểu hoàng đế.

Video liên quan

Chủ Đề