Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Bản dân tộc người Arem thuộc dân tộc thiểu số Chứt, trước năm 1956 người Arem chủ yếu vẫn sống trong các hang đá, rèm đá trong vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Được sự vận động của chính quyền địa phương, người Arem đã về định cư lập bản tại km số 39 đường 20 Quyết Thắng, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đây là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm mới cho cho du khách.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Bản Arem giữa núi rừng Phong Nha

Từ trung tâm thành phố Đồng Hới đi theo đường Hồ Chính Minh Đông khoảng 45 km là đến trung tâm du lịch Phong Nha Kẻ Bàng. Tiếp tục đi theo đường 20 Quyết Thắng huyền thoại, quý khách nhớ dừng dân ghé lại Hang Tám Cô, Hang Y Tá để thắp hương tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Du khách nhớ ghé dừng chân thắp hương tại Hang Tám Cô

Từ cửa động Phong Nha lên bản A Rem khoảng 39 km, con đường quanh co uốn lượn, 2 bên đường là những dãy núi đá vôi trùng điệp, cùng với sự xuất hiện của những con gà rừng, sóc đang kiếm ăn bên vệ đường một cách tự nhiên, không sợ người tạo thêm sự hứng thú cho du khách.

Người Arem ở Tân Trạch được coi là tộc người được phát hiện muộn nhất ở nước ta vào năm 1956, khi họ đang đứng bên bờ vực của sự diệt vong, chỉ còn 18 người. Theo tìm hiểu, trước đây, người Arem vốn là một tộc người có tên tuổi, cư trú tập trung ở hai nơi có các tên gọi Rục hay Bòn Bòn. Nhưng do chiến tranh, để tránh bom rơi, đạn lạc, họ đã bỏ bản, lui vào trong rừng già của dải Trường Sơn náu thân. Vì cuộc lánh nạn này cho nên điều kiện sinh sống hết sức khó khăn và dẫn đến suy kiệt dần. Năm 1956, lúc được phát hiện ra, người Arem đã và đang sống một cuộc sống hết sức nguyên thủy như ở hang, mặc quần áo vỏ cây và đồ ăn, thức uống chủ yếu không qua đun nấu.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Trạm y tế được xây dựng khang trang

Đến năm 2003, sau những lần vào tận nơi tìm hiểu, chính quyền địa phường đã kêu gọi người dân trở về, dựng lên bản Arem hay xã Tân Trạch hiện nay nằm Km 39 trên Ðường 20. Hơn 42 mái nhà truyền thống, mái lợp chắc chắn được dựng lên. Sau đó là chương trình cán bộ “3 cùng” vào rừng ăn, ở, huy động, kêu gọi và di dân về. Xã Tân Trạch – bản của người Arem chính thức có tên từ đó.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Cuộc sống bà con nay đã cải thiện

Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ đi xe ô tô là đến bản ARem, du khách sẽ bị hút hồn bởi phong cảnh núi rừng hoang sơ, được trải nghiệm cuộc sống làm nương rẫy, chăn nuôi và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của người dân tộc Arem. Đến nhà già làng, trưởng bản cùng nghe câu chuyện sinh sống trong hang đá đến sự đổi thay của dân bản ngày nay đã có nước sạch, điện sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời, trường học, trạm y tế, quán xá mọc lên.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Ngôi nhà của người Arem sinh sống

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Bé gái Dân tộc Arem đang giã gạo giúp mẹ

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Trẻ em dân tộc Arem hồn nhiên vui chơi nô đùa

Từ bản ARem, sau khi xin phép đồn biên phòng, kiểm lâm, chính quyền bản, du khách tiếp tục theo chân người dẫn đường là người dân tộc bản địa men theo lối mòn đi sâu vào trong rừng, từ trên đỉnh núi đi qua nương rẫy của ba con, băng qua cánh đồng lau xuống thung lũng là đến Suối Groòng, tổng quảng đường khoảng 3 km.

Đến Suối Groòng, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây thư giản bên dòng suối, hòa mình vào dòng nước trong xanh mát lạnh giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ hoang sơ, một trải nghiệm thật tuyệt vời.

Được mệnh danh là ” Vùng đất của KONG”, Quảng Bình hội tụ đầy đủ các yêu tố du lịch trải nghiệm từ biển đảo đến rừng núi. Đặc biệt hơn, với hệ thống hang động phong phú, đa dạng, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho Quảng Bình.

Nguồn gốc tên gọi Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

Tên gọi Vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Động Phong Nha trước đây thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể hang động này. Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió (chữ Hán: 風 phong), răng (chữ Hán: 牙 nha) (gió thổi từ trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng). Nhưng ý kiến khác lại cho rằng Phong Nha có nghĩa là tên ngôi làng gần đấy chứ không có nghĩa là gió và răng như vẫn thường được giải thích. Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa (nay là tổ dân phố Phong Nha, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch). Có ý kiến khác lại cho rằng tên gọi Phong Nha không phải xuất phát từ ý nghĩa răng và gió, mà từ hình ảnh những ngọn núi. Nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự. Người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (chữ 峰 phong nghĩa là đỉnh núi, 衙 nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha. Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa).

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Vì sao Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới?

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng lần thứ hai được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới với hai tiêu chí về hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Trở thành Vườn quốc gia thứ ba châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trên 4 tiêu chí.

Phong Nha – Kẻ Bàng được vinh danh ở hai tiêu chí. Thứ nhất: “là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn”. Thứ hai là “sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học”.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có rừng nhiệt đới ẩm, còn tương đối nguyên vẹn trên núi đá vôi. Với độ che phủ chiếm 94%, trong đó 84% là rừng nguyên sinh.

Vườn có trên 2.934 loài thực vật bậc cao có mạch và hơn 800 loài động vật có xương sống. Trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), và chỉ tồn tại một số nơi ở trên thế giới.

Mức độ đặc hữu ở khu vực này được xác định là cao với trên 400 loài thực vật của Việt Nam và 38 loài động vật của dãy Trường Sơn. Có nhiều loài mới được ghi nhận như bọ cạp hang động, cá, thằn lằn, rắn, rùa. Đặc biệt quan trọng, ở đây có 4 phân loài linh trưởng đặc hữu đang bị đe dọa gồm: voọc Hà Tĩnh, phân loài voọc Hà Tĩnh, chà vá chân nâu, vượn đen má trắng.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

IUCN đánh giá động thực vật ở Phong Nha – Kẻ Bàng có sự đa dạng cao nhất ở Việt Nam và rất cao so với các di sản thế giới các nước trong và ngoài khu vực.

Với những giá trị trên, Phong Nha – Kẻ Bàng là Vườn quốc gia thứ ba châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trên 4 tiêu chí dành cho một di sản thiên nhiên.

Hệ thống hang động phong phú, đa dạng là món quà quý giá thiên nhiên ban tặng cho Phong Nha Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ và ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên. Những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước. Khu Phong Nha Kẻ Bàng có một quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ phong phú, kì vĩ và được mệnh danh là “ Vương quốc hang động” – nơi tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn. Nơi đây được coi là thiên đường cho các nhà khoa học hang động, các nhà thám hiểm và du lịch.

Hệ thống động Phong Nha

Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 45km bắt nguồn từ phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống động này là động Khe Ry và Hang En nằm ở độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Cuối cùng là Động Phong Nha với tổng chiều dài khoảng gần 45 km. Các hang trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam . Bao Gồm:

  • Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258m và cao 83m, dài 736m.
  • Hang Chà An: dài 667m và cao 15m.
  • Hang Thung: có sông ngầm dài 3351m.
  • Hang Én: dài 1645m và cao 78,6m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én.
  • Hang Khe Tiên: tọa lạc phía Nam Phong Nha, dài 520m.
  • Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía Nam Phong Nha.
  • Hang Khe Thi.
  • Động Phong Nha.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Hệ thống hang Vòm

Có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng. Nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là Nam – Bắc. Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong núi đá, lúc lại xuất hiện trên những thung lũng hẹp và sâu. Cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm. Bao gồm:

  • Hang Vòm: dài 15,05km và cao 145m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp.
  • Hang Đai Cao: dài 1645m và cao 28m.
  • Hang Duột: dài 3,927m và cao 45m, có bãi cát mịn.
  • Hang Cá: dài 1.500m cao 62m.
  • Hang Hổ: dài 1.616m và cao 46m
  • Hang Over: dài 3.244m, cao 103, chiều rộng trong khoảng 30–50m.
  • Hang Pygmy: dài 845m.
  • Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên.

Đánh giá chung bản arem phong nha kẻ bàng năm 2024

Hệ thống hang Rục Mòn

Nằm ở địa phận huyện Minh Hóa cũng là một trong những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều. Hang Rục Mòn có chiều dài 2863m, có độ sâu vòm 49m. Trong hang có sông ngầm chảy qua, nhiều nhũ đá được đánh giá rất đẹp và hoang sơ.