Cường tuyến giáp là gì

Cường giáp là một hội chứng bệnh nguy hiểm, bệnh hay gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp điều trị sớm. Vậy bệnh cường giáp là gì?

1. Bệnh cường giáp là gì?

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng với hoạt động và sức khỏe của con người, giữ vai trò sản xuất hormone cho cơ thể cùng nhiều vai trò quan trọng khác.

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết nằm ở cổ

Vậy bệnh cường giáp là gì? Bệnh cường giáp là chức năng tuyến giáp bị cường hóa và hoạt động quá mức cần thiết, dẫn tới tiết nhiều hormone hơn nhu cầu cơ thể cần. Nhiều người nghĩ rằng điều này có thể tốt cho hoạt động của cơ thể, thế nhưng nó lại gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe.

Cường giáp có thể gặp phải ở bất cứ ai ở độ tuổi nào nhưng nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.

2. Bệnh cường giáp - triệu chứng và biến chứng thường gặp

Tuyến giáp liên quan đến rất nhiều hoạt động của các mô, cơ quan trong cơ thể nên bệnh cường giáp cũng gây nhiều triệu chứng và biến chứng khác nhau.

2.1. Triệu chứng bệnh cường giáp

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Những người bị cường giáp thường gặp phải tình trạng dù ăn như bình thường hoặc ăn lượng nhiều hơn nhưng cũng vẫn bị giảm cân. Triệu chứng này có thể gặp phải ở nhiều bệnh lý, tình trạng sức khỏe khác nên cần kết hợp thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân có phải do cường giáp hay không.

Ngoài ra, có thể một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân do ăn rất nhiều.

Tính cách thay đổi thấy thường

Bệnh nhân sẽ hay cáu gắt, căng thẳng và kích thích hơn bình thường. Ngoài ra, có thể dễ khóc, mất tập trung, cơ thể luôn mệt mỏi và khó ngủ.

Rối loạn điều hòa nhiệt

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, hormone được tiết nhiều hơn, chuyển hóa trong cơ thể cũng diễn ra mạnh hơn. Mà quá trình chuyển hóa sinh ra nhiệt, cơ thể sẽ tiếp nhận lượng nhiệt này và khiến thân nhiệt ở mức cao hơn bình thường.

Do đó, bệnh nhân sẽ thường khát và uống nhiều nước, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, nhất là vùng bàn tay và ngực. Cơ thể thi thoảng xuất hiện những cơn nóng bừng.

Rối loạn tiêu hóa

Ảnh hưởng này của bệnh tuyến giáp khiến người bệnh thường bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhiều người còn bị tiêu chảy kéo dài. Lúc này, cơ thể thường bị mất nước nên người bệnh cần bổ sung nước và chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất.

Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim của bệnh nhân sẽ nhanh hơn 100 c/phút ngay cả khi nghỉ, điều này khiến người bệnh cảm thấy khó thở.

Run đầu chi

Bệnh nhân sẽ bị run các đầu chi nên rất khó làm được các công việc cần sự khéo léo như viết chữ, may vá,... Tình trạng này sẽ tăng lên khi bệnh nhân cố gắng tập trung làm việc hoặc xúc động.

Tình trạng run do bệnh cường giáp thường xảy ra hơn ở tay, triệu chứng này xuất hiện khá thường xuyên. Đôi khi tay run rất nhẹ nên bạn khó quan sát bằng mắt thường hay cảm nhận được. Cách để nhận biết là đặt 1 tờ giấy lên trên 2 bàn tay úp, nếu tờ giấy chuyển động theo nhịp, tay bạn đang bị run.

Bướu giáp, có thể lồi mắt

Bướu giáp là dấu hiệu điển hình của bệnh tuyến giáp. Tình trạng này xảy ra do tuyến giáp tiết hormone thyroxin nhiều quá mức, kích thước cơ quan này cũng to lên.

Bệnh cường giáp gây sưng, đau, bướu cổ

Ngoài ra, cường giáp còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể, những triệu chứng thể hiện rõ nhất gồm:

Stress

Khi hoạt động của hormone tuyến giáp với hệ thần kinh kém đi, người bệnh dễ rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng, lo lắng, dễ kích động hơn.

Cường giáp khiến thân nhiệt người bệnh thường cao hơn

Kém vận động

Bệnh cường giáp thường gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp, người bệnh sẽ cảm nhận rõ tình trạng: yếu sức, mệt mỏi, đặc biệt dễ mỏi cơ khi vận động thể thao hoặc làm việc.

2.2. Biến chứng

Bệnh cường giáp có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

Yếu xương

Khi Hormone tuyến giáp tăng tiết và hoạt động mạnh mẽ hơn, nó sẽ cản trở khả năng gắn kết giữa canxi và xương cũng như các tế bào, tổ chức trong xương. Kết quả là xương của người bệnh thường bị yếu, giòn, dễ gãy trước những tác động lực không quá lớn.

Biến chứng tim mạch

Biến chứng này rất nguy hiểm. Tình trạng suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát tốt.

Biến chứng về mắt

Người bệnh cường giáp thường bị chứng lồi mắt, đồng thời gặp phải nhiều vấn đề về mắt như: sưng mắt, đỏ mắt, mờ mắt, song thị, mắt nhạy cảm với ánh sáng, nặng nề nhất là mất thị lực.

Nhiễm độc tuyến giáp là biến chứng nguy hiểm cần can thiệp y tế

Nhiễm độc tuyến giáp

Nhiễm độc tuyến giáp là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, nó gây ra sốt cao, đập mạch nhanh, mất ý thức, mê sảng, đột quỵ,… Khi bị nhiễm độc tuyến giáp, người bệnh cần sớm được đưa tới cơ sở y tế để can thiệp càng sớm càng tốt.

Biến chứng trên da

Dù không phổ biến song bệnh nhân bị cường giáp cũng có thể phải đối mặt với những vấn đề về da như: nổi mẩn đỏ, sưng tấy da bàn chân, cẳng chân,…

3. Bệnh cường giáp có thể điều trị không?

Trước hết, bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định chính xác tình trạng bệnh dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh và các xét nghiệm máu định lượng hormone cường giáp. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh như Scan tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp; xét nghiệm các kháng thể kháng tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp; các xét nghiệm khác như điện tim, mỡ máu, soi đáy mắt,... cho phép đánh giá mức độ phì đại của cơ quan này và tìm hướng điều trị thích hợp.

Bệnh cường giáp hoàn toàn có thể điều trị và khắc phục, tuy nhiên biến chứng bệnh thường khó để phục hồi. Điều trị cường giáp cần đạt được mục tiêu là giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể bằng thuốc, phẫu thuật hoặc chiếu phóng xạ.

Điều trị bằng thuốc

Cần sử dụng thuốc trong thời gian dài để đạt hiệu quả điều trị bệnh. Các loại thuốc điều trị thường có tác dụng quan trọng nhất là ngăn cản tuyến giáp sản xuất quá mức hormone.

Điều trị bằng phẫu thuật

Những bệnh nhân cường giáp có kích thước tuyến giáp lớn, can thiệp đến cấu trúc cổ thì cần phẫu thuật loại bỏ. Phẫu thuật này tương đối an toàn, thực hiện nhanh, phù hợp với cả phụ nữ mang thai và bệnh nhân sức khỏe yếu.

Điều trị bằng chiếu phóng xạ Iot

Phóng xạ này có thể hủy một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp theo mong muốn điều trị. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị ưu tiên vì can thiệp đến cấu trúc cổ và tuyến giáp, hơn nữa không phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân đặc biệt.

Như vậy qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu về bệnh cường giáp là gì? Căn bệnh này cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực để đạt được kết quả mong muốn. Đôi khi bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị nhiều năm liền song nó là cần thiết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Triệu chứng bệnh cường giáp gây ra rất đa dạng bởi cơ quan này giữ vai trò tiết hormone điều hòa, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Bệnh cường giáp thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Vây bệnh cường giáp có nguy hiểm không và triệu chứng bệnh như thế nào?

1. Triệu chứng bệnh cường giáp

Cường giáp là một hội chứng, thực tế có nhiều bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này như viêm tuyến giáp, bướu nhân độc tuyến giáp, bướu cổ,… Tuyến giáp tăng tiết hormone quá mức, nhất là thyroxin và triiodothyronine gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng bệnh vì thế cũng rất đa dạng ở nhiều cơ quan,…

bệnh cường giáp thường gặp hơn ở phụ nữ

Những triệu chứng người bệnh cường giáp thường mắc phải nhất gồm:

1.1. Sợ nóng

Người bị bệnh cường giáp thường sợ nhiệt độ cao, thời tiết nóng nực. Đôi khi nhiệt độ cơ thể kết hợp với nhiệt độ môi trường khiến họ luôn trong tình trạng nóng nực, cơ thể mệt mỏi, mất nước.

1.2. Tim đập nhanh

Cảm giác rõ ràng nhất là tim đập mạnh, nhanh trong lồng ngực, khi triệu chứng này nặng hơn người bệnh có thể cảm thấy khó thở, đau ngực.

1.3. Tiêu chảy

Hoạt động của nhu động ruột bị ảnh hưởng, gây ra tiêu chảy, mất nước kéo dài.

1.4. Tăng tiết mồ hôi

Rối loạn hoạt động tuyến tiết mồ hôi kết hợp với thân nhiệt cao khiến bệnh nhân thường xuyên ra mồ hôi kể cả khi ngủ hay không vận động.

Người bị cường giáp thường sụt cân nhanh

1.5. Sụt cân

Bệnh nhân cường giáp có thể vẫn có chế độ ăn bình thường, kể cả là nhiều hơn thì vẫn không thể tăng cân. Thậm chí họ còn bị sụt nhiều kg chỉ trong một vài tháng, nguyên nhân do dinh dưỡng nạp được sử dụng cho hoạt động chuyển hóa quá mức, dẫn đến thiếu hụt cho những nhu cầu khác của cơ thể.

1.6. Thay đổi tính tình

Bệnh cường giáp cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và tính tình của bệnh nhân, họ dễ lo lắng, cáu giận vô cớ hơn.

1.7. Bướu cổ

tuyến giáp nằm ở vùng cổ bị phì đại, phình to gây ra bướu cổ, tình trạng bướu cổ này khác với bướu cổ do thiếu iot.

1.8. Run tay

Chứng run tay ở bệnh nhân cường giáp không thể tự kiểm soát, biên độ run nhỏ nhưng tần số nhanh. Bằng mắt thường khó có thể phân biệt triệu chứng này, bạn hãy đặt tờ giấy lên mu bàn tay giữ nguyên trên bàn, dao động của tờ giấy sẽ thấy rõ.

2. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Hormon tuyến giáp tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, vì thế rối loạn ở cơ quan này tác động rất lớn đến sức khỏe nói chung.

Vậy bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Nếu không điều trị sớm, tuân thủ theo phác đồ phù hợp, bệnh nhân cường giáp có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cường giáp là biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch

Tim đập nhanh chỉ là một triệu chứng mà bệnh nhân cường giáp cảm nhận được, biến chứng đe dọa còn nghiêm trọng hơn như: rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ,…

Như vậy bệnh cường giáp có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, nhất là biến chứng tim mạch, có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Loãng xương

Hormon tuyến giáp hoạt động quá mức làm cản trở hoạt động của canxi và xương, vì thế bệnh nhân dễ bị loãng xương, yếu xương, dễ gãy xương. Tăng cường bổ sung canxi và sức khỏe xương là điều quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng do cường giáp gây ra.

Cơn bão giáp

Khi hormone tuyến giáp quá lớn, những triệu chứng bệnh kể trên sẽ đột ngột biến đổi nặng nề hơn. Lúc này, người bệnh có thể bị đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu y tế kịp thời cũng như điều trị đúng nguyên nhân.

Biến chứng mắt

Bệnh cường giáp không được điều trị tốt gây nhiều ảnh hưởng đến mắt, thường gặp tình trạng mắt lồi, to hơn, đỏ mắt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng,…

Người bị cường giáp thường bị lồi mắt, giảm thị lực

Điều trị bệnh cường giáp ngoài giảm hoạt động của tuyến giáp và hormon còn cần theo dõi, phòng ngừa biến chứng tim mạch bởi đây là biến chứng thường gặp và rất nguy hiểm.

3. Có thể chữa khỏi bệnh cường giáp không?

Ngoài thắc mắc bệnh cường giáp có nguy hiểm không thì nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết có chữa được bệnh này dứt điểm không.

Điều trị bệnh cường giáp có thể kéo dài bằng việc sử dụng thuốc và thăm khám thường xuyên, tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể khỏi bệnh nếu phát hiện sớm và tuân thủ liệu trình điều trị. Hiện nay, có 4 phương pháp điều trị cường giáp chính theo mức độ bệnh tăng dần là: điều trị triệu chứng, sử dụng thuốc kháng giáp, dùng iod phóng xạ và phẫu thuật.

Hầu hết bệnh nhân cường giáp mức độ vừa và nhẹ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tỉ lệ chữa khỏi bệnh bằng phương pháp nội khoa sau 1 - 2 năm là khoảng 40 - 70%. Vẫn có tỉ lệ người bệnh bị tái phát bệnh sau khi đã chữa khỏi, vì thế cần tái khám bác sĩ 3 tháng 1 lần trong năm đầu tiên để kiểm tra. Sau khi điều trị khỏi, bạn có thể không cần kiểm tra quá thường xuyên, thường chỉ cần 1 năm/lần để kiểm tra và ngăn ngừa tái phát.

Những bệnh nhân điều trị bằng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật vẫn có thể tái phát bệnh khi không cắt hết tuyến giáp. Khi bệnh tái phát, thông thường phương pháp điều trị sẽ là sử dụng thuốc kháng giáp hoặc iot phóng xạ.

Sử dụng thuốc là phương pháp ưu tiên trong điều trị bệnh lý cường giáp

Ngoài các phương pháp điều trị trên, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng với bệnh nhân cường giáp. Đặc biệt có nhiều loại thực phẩm giúp kiểm soát hoạt động của tuyến giáp tốt, ngăn ngừa biến chứng, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Nhóm các thực phẩm tốt bao gồm:

  • Rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ,…

  • Hoa quả giàu chất chống oxy hóa: kiwi, dâu tây, việt quất, cải mâm xôi, cà chua,…

  • Omega 3: cá hồi và các loại cá béo, quả óc chó, dầu ô liu,…

  • Kẽm: hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạnh nhân.

  • Sữa và sản phẩm từ sữa cung cấp canxi giúp chắc khỏe xương: như sữa chua, sữa ít béo, phô mai,…

Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Nếu còn thắc mắc về điều trị bệnh và chăm sóc y tế cho bệnh nhân cường giáp đúng khoa học, hãy liên hệ tư vấn với chuyên gia MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề