Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 tuần 27

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 27

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 27: Đề 2 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 27 lớp 4 phần Luyện từ và câu, Tập làm văn chuẩn bị cho các bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 33, 34 - Tuần 27 - Tiết 2

Câu 1. Hãy viết câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau:

a] Em muốn bạn cho mình mượn một cuốn truyện của bạn.

b] Em đề nghị cô giáo cho em ra ngoài để gặp mẹ.

c] Em nhờ bạn mang hộ bài lên để cô giáo chấm điểm.

d] Em muốn bố hướng dẫn em giải một bài tập khó.

Câu 2. Hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a] Chuyển câu kể “Hoa học bài.” thành hai câu khiến có mục đích khác nhau.

b] Đặt hai câu khiến để bày tỏ mong muốn [hoặc yêu cầu của mình] với một người bạn trong lớp em.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu ích lợi của một loài cây mà em biết.

Vui học

Người khỏe nhất lớp

Bạn nhỏ đi học về, khoe với bố:

- Bố ơi, bố biết không, con là người khỏe nhất lớp đấy bố ạ!

- Tại sao con nghĩ thế?

- Tại vì cô giáo bảo con rằng, một mình con kéo cả lớp tụt lại đằng sau.

[Sưu tầm]

*Câu chuyện gây cười ở điều gì?

* Cùng bạn bè, người thân đóng vai người bố để giúp bạn nhỏ hiểu về điều cô giáo bói với bạn ấy.

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 27

Câu 1: Hãy viết câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau:

Phương pháp:

Muốn đặt câu khiến, ta có thể dùng một trong các cách sau:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Lời giải:

a. Em muốn bạn cho mình mượn một cuốn truyện của bạn.

→ Loan này, cho mình mượn cuốn truyện này của bạn nhé!

b. Em đề nghị cô giáo cho em ra ngoài để gặp mẹ.

→ Em xin phép cô cho em ra ngoài gặp mẹ em một lát ạ!

c. Em nhờ bạn mang hộ bài lên để cô giáo chấm điểm.

→ Long ơi, cậu mang giúp tớ quyển vở này lên để cô giáo chấm điểm nhé!

d. Em muốn bố hướng dẫn em giải một bài tập khó.

→ Bố ơi, bố giúp con giải bài toán này đi ạ!

Câu 2: Hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Phương pháp:

Muốn đặt câu khiến, ta có thể dùng một trong các cách sau:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Lời giải:

a. Chuyển câu kể “Hoa học bài” thành hai câu khiến có mục đích khác nhau.

→ Hoa ơi, mau học bài đi con!

→ Hoa ơi, học bài xong thì nấu cơm cho mẹ nhé!

b. Đặt hai câu cầu khiến để bày tỏ mong muốn [hoặc yêu cầu của mình] với một người bạn trong lớp em.

→ Long này, cậu cho tớ mượn cuốn sách này nhé!

→ Loan ơi, hướng dẫn tớ giải bài toán này đi!

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn nêu ích lợi của một loài cây mà em biết.

Phương pháp:

- Lựa chọn một loài cây

- Thu thập thông tin về lợi ích của loài cây đó mà em biết.

- Viết thành một đoạn văn ngắn.

Lời giải:

Cây chuối là loài cây được trồng nhiều ở làng quê, mang rất nhiều công dụng. Không chỉ cho quả ăn thơm, ngon ngọt và giàu dinh dưỡng, cây chuối còn cho con người lá dùng để gói bánh, gói xôi. Vào ngày Tết, bánh tét, bánh dày, bánh gai đều gói bằng lá chuối. Lá chuối tươi xanh mát một góc vườn còn làm thơm chõ xôi, làm tươi xanh dĩa bánh ít trong ngày giỗ kị. Lá chuối khô dùng gói bánh gai, bánh mật, giữ ẩm cho bánh đa, bánh tráng không bị vỡ giòn. Lá chuối trong kĩ thuật ẩm thực đã là nét đặc sắc, có vị ngon riêng của món ăn Việt. Màu xanh của lá chuối trên bàn ăn còn là niềm tự hào về một đất nước trong lành, mộc mạc hiếu khách và đậm nét trữ tình. Chặt buồng để ăn qua rồi, người nông dân còn dùng thân chuối để chăn nuôi gia súc. Tiến xa hơn nữa, ngành mĩ nghệ xuất khẩu đã bện dây chuối phơi từ bẹ chuối, sản xuất những mặt hàng đẹp và đắt giá không ngờ: ghế bành, sô-pha, giỏ xách... Trong tất cả bộ phận của cây chuối, không có một phần nào bị vứt bỏ. Chuối là loại cây dễ trồng và có giá trị cao, dễ sử dụng là thế.

VUI HỌC:

Gợi ý:

Con đọc kĩ nội dung câu chuyện và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

- Câu chuyện gây cười ở điều gì?

Câu chuyện gây cười ở câu nói ngây ngô của bạn nhỏ nói với bố của mình. Cô giáo nhận xét bạn ấy là “một mình kéo cả lớp tụt lại đằng sau” thì bạn ấy lại hiểu lầm ý cô rằng bạn ấy là “người khoẻ nhất lớp.”

- Cùng bạn bè, người thân đóng vai người bố để giúp bạn nhỏ hiểu điều cô giáo nói với bạn ấy.

Con biết không? “Kéo cả lớp tụt lại phía sau” mà cô giáo nói ý chỉ một người chậm lại phía sau, không theo kịp cả lớp dẫn tới việc kéo cả lớp cũng tụt lại phía sau theo mình. Con trai bố tất nhiên là rất khoẻ rồi, bố tin rằng con còn có năng lực chạy đuổi kịp các bạn trong lớp nữa. Đúng không nào?

Trên đây là Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 27: Đề 2 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 2 lớp 4 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 4 và SGK Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 27

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 27: Đề 1 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 27 lớp 4 phần Đọc, hiểu văn bản, Luyện từ và câu, Tập làm văn chuẩn bị cho các bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 31, 32, 33 - Tuần 27 - Tiết 1

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Trần Quốc Toản đại chiến với Ô Mã Nhi

Trần Quốc Toản cưỡi tuấn mã màu đen, phi nước đại. Phía trước, lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được một tiểu tướng giương cao đang lao vun vút.

Cách giặc chừng hai tầm tên, Quốc Toản ghìm ngựa. Bên giặc có hai tên phi ngựa ra thách đấu. Hai tiểu tướng của ta nghênh chiến. Đánh nhau mười hiệp, tướng giặc vờ chém hụt rồi bỏ chạy. Quân ta không đuổi. Giặc nổi kèn xung trận. Một viên hổ tướng vọt ngựa lên, thét lớn:

- Ta là đại tướng Ô Mã Nhi đây. Mau xuống ngựa chịu trói đi!

Quốc Toản thúc ngựa vút lên, huơ đao chém, Ô Mã Nhi né. Quốc Toản quấn chặt Ô Mã Nhi với những đường linh lợi. Ô Mã Nhi dùng đại đao đánh, đỡ chắc, kín, nặng về thế thủ, muốn nhằm sơ hở của Quốc Toản mà hạ chàng.

Giao tranh hơn ba trăm hiệp, ánh đao chợt lóe lên, Ô Mã Nhi bấm ngựa nhảy dài, dùng miếng đà đao của Quan Vân Trường. Quốc Toản đặt ngang cây đao trước ngực, khanh khách cười . Ô Mã Nhi quay ngựa lại, bốn mắt nhìn nhau nảy lửa, Quốc Toản thét: “Tên giặc kia! Ta quyết không cho mi thoát”. Ô Mã Nhi cũng thét: “Thằng nhãi kia! Ta sẽ lấy đầu mì treo cổ ngựa”.

Hai viên tướng lại xông lên, Ô Mã Nhi kinh ngạc trước viên tướng thiếu niên mặt non choẹt mà thông minh, can trường. Hắn giở tiếp đánh dấn mấy đường đao, vờ chém hụt. Biết mẹo của hắn, Lê như Hổ lập tự nổi trống thu quân. Quốc Toản quay ngựa. Ô Mã Nhi huơ đao làm hiệu. KỊ Binh hai cánh xông ra định chụp lấy Quốc Toản những tuấn mã đã phóng như bay đưa chàng về trại.

Khi giặc hùng hổ xông lên, quân ta nhất tề bắn nỏ. Người, ngựa của giặc trúng tên độc, ngã lớp nọ chồng lớp lia. Lê Như Hổ thúc trống. Quân ta xông ra. Giặc chạy, xéo lên nhau chết vô kể.

[Theo Hoàng Quốc Hải]

a] Gặp Ô Mã Nhi, Trần Quốc Toản làm gì?

b] Trần Quốc Toản sử dụng cách đánh như thế nào?

c] Cách đánh của Ô Mã Nhi như thế nào?

d] Vì sao Ô Mã Nhi sử dụng cách đánh ấy?

e] Câu chuyện muốn nói lên điều gì về Trần Quốc Toản?

Câu 2. Đọc những đoạn văn sau rồi gạch dưới câu khiến có trong mỗi đoạn:

a] Nhẫn cặp chiếc hèo vào nách, bắc loa tay lên miệng, rướn cao người, hô vang động cả núi rừng:

- Đứng lại! Gặm cỏ … gặm!

[Theo Hồ Phương]

b] Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

[Theo Thạch Lam]

Câu 3. Gạch dưới các từ thể hiện ý cầu khiến trong các câu khiến sau:

a] Hùng đi bơi thuyền với tớ đi!

b] Nào chúng ta cùng về nhà đi!

c] Hoa, hãy để cho các bạn ấy vào lớp đi!

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 27

Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

a. Gặp Ô Mã Nhi, Trần Quốc Toản làm gì?

Gợi ý:

Con đọc kĩ từ đoạn Ô Mã Nhi xuất hiện.

Lời giải:

Gặp Ô Mã Nhi, Trần Quốc Toản thúc ngựa, vút lên, huơ dao chém.

b. Trần Quốc Toản sử dụng cách đánh như thế nào?

Gợi ý:

Con đọc kĩ từ đoạn Trần Quốc Toản giao tranh với Ô Mã Nhi cho đến hết.

Lời giải:

Trần Quốc Toản linh hoạt giữa công và thủ. Ban đầu, chàng nặng về thế công, mạnh mẽ và thông minh trong từng miếng đánh với Ô Mã Nhi. Nhưng sau khi phát hiện ra âm mưa của hắn, thì bèn thu quân về, tương kế tựu kế để đánh tan quân giặc.

c. Cách đánh của Ô Mã Nhi như thế nào?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn thứ 3.

Lời giải:

Cách đánh của Ô Mã Nhi nặng về thế thủ.

d. Vì sao Ô Mã Nhi sử dụng cách đánh ấy?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn thứ 3.

Lời giải:

Vì muốn chờ Quốc Toản sơ hở để hạ chàng.

e. Câu chuyện muốn nói điều gì về Trần Quốc Toản?

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

Trần Quốc Toản thông minh, can trường.

Câu 2: Đọc dưới đoạn văn sau rồi gạch dưới câu khiến có trong mỗi đoạn.

Gợi ý:

Câu khiến [câu cầu khiến] dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than [!] hoặc dấu chấm.

Lời giải:

Câu khiến có trong các đoạn a và b là:

a. Đứng lại! Gặm cỏ …. gặm!

b. Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Câu 3: Gạch dưới các từ thể hiện ý cầu khiến trong các câu khiến sau:

Gợi ý:

Con đọc kĩ các câu để xác định. Một số từ thể hiện ý cầu khiến thường gặp trong các câu khiến như: đi, nào, hãy, đừng, chớ,..

Lời giải:

a. Hùng đi bơi thuyền với tớ đi!

b. Nào chúng ta cùng về nhà đi!

c. Hoa, hãy để cho các bạn ấy vào lớp đi!

Trên đây là Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 27: Đề 1 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 2 lớp 4 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 4 và SGK Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.

Video liên quan

Chủ Đề