Tại sao búp bê bằng bông biết bay bay bay

Đây là một trong "thập đại cấm khúc" mà theo nhiều lời đồn đại, những ai dám nghe đều có kết cục không may mắn, tinh thần u uất dẫn đến trầm cảm thậm chí là tự sát.

  • Ông lão đào được linh chi Thái Tuế bạc tỉ, đài truyền hình đưa tin rầm rộ rồi muối mặt xin lỗi khi thân phận "cây nấm" bị phanh phui
  • VĐV điền kinh Trung Quốc đang khiến dân mạng bị "lú" và sự thật đằng sau khiến ai cũng bất ngờ
  • Bé trai thoát chết khi chậu hoa rơi xuống, bố mẹ lạnh người phát hiện không phải tai nạn, video ghi lại hành động của hung thủ gây phẫn nộ

"Em gái cõng búp bê,

Đi đến vườn ngắm hoa anh đào.

Búp bê khóc gọi mẹ,

Con chim trên cây cười ha ha.

Một ngày bố say,

Nhặt rìu và đi về phía mẹ.

Bố đã chặt rất nhiều,

Máu đỏ nhuộm đỏ bức tường.

Đầu của mẹ lăn dưới gầm giường,

Mắt mẹ vẫn nhìn tôi.

Bố yêu cầu tôi giúp đỡ,

Chúng tôi chôn mẹ dưới gốc cây.

Rồi bố giơ rìu lên,

Lột da tôi để làm búp bê,

Chôn dưới gốc cây để tôi đi cùng mẹ".

Những câu hát mang giai điệu trầm buồn và u ám này được trích từ bài hát "Em gái cõng búp bê", một trong những ca khúc kinh dị làm cho nhiều người phải sởn tóc gáy không chỉ bởi nội dung bài hát quá khủng khiếp mà còn bởi nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của nó. Đây cũng là một trong "thập đại cấm khúc" mà theo nhiều lời đồn đại, những ai dám nghe đều có kết cục không may mắn, tinh thần u uất dẫn đến trầm cảm thậm chí là tự sát.

Thực tế bài hát "Em gái cõng búp bê" hay còn có tên khác là "Búp bê trong vườn" là bài hát thiếu nhi vô cùng nổi tiếng của tác giả người Đài Loan, Chu Bá Dương. Bài hát được sáng tác vào năm 1952. Tác phẩm với ca từ trong sáng và hồn nhiên sau đó đã được đưa vào sách giáo khoa cho học sinh mẫu giáo và cấp 1 của Đài Loan.

Sau này, một người nào đó đã chuyển thể bài hát thiếu nhi này trở thành phiên bản chết chóc đẫm máu trên nền nhạc từ một bộ phim hoạt hình Nhật Bản có tên "Đó chỉ là câu chuyện cổ tích". Không ngờ rằng bài hát với giai điệu ám ảnh bỗng được lan truyền rộng rãi, gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhiều người.

Cùng với mức độ nổi tiếng của bài hát, trên mạng cũng bắt đầu xuất hiện những phiên bản khác nhau về nguồn gốc của lời bài hát.

Phiên bản đầu tiên, người ta nói rằng trước đây ở Nhật Bản có một bé gái bị lạc mẹ trong rừng. Sau khi chết đi, linh hồn bé gái đã nhập vào con búp bê mà cô bé mang theo bên người. Sau đó một cô bé khác vô tình nhặt được con búp bê này đem về nhà chơi. Khi cô bé đưa búp bê ra vườn ngắm hoa, bắt bướm thì bỗng nghe được tiếng khóc gọi mẹ từ con búp bê.

Phiên bản khác kể rằng, thời xưa có một bé gái vô cùng xấu xí là con gái của một vị tướng quân Nhật. Càng lớn, cô bé này càng xấu, xấu đến mức ngay cả gia đình không ai muốn tiếp xúc hay gặp gỡ. Chính vì vậy bé gái luôn thu mình, không nói chuyện với ai và suốt ngày nhốt mình trong phòng ngủ.

Người bạn duy nhất của cô bé này là một con búp bê nhỏ. Đến sinh nhật 15 tuổi, cô bé quyết định treo cổ lên xà nhà tự tử. Nhưng vì không ai vào phòng nên mãi đến khi mái tóc cô bé tiếp tục dài chạm đất, bộ quần áo chuyển từ màu trắng sang màu đỏ của máu thì mới được mọi người phát hiện.

Người mẹ tự trách mình sau cái chết của con gái nên thường ôm con búp bê mà khóc thương, cuối cùng bà cũng sớm qua đời vì u uất.

Kể từ đó, tại phủ tướng quân thường xuất hiện những tiếng khóc lóc đòi mẹ. Vì quá sợ hãi, vị tướng quân đã nhờ người khắc một cái mặt mèo trên mặt con búp bê cũ của con gái quá cố. Ông còn đặc biệt căn dặn thợ mộc không được khắc phần miệng con mèo.

Con búp bê này sau đó được tướng quân cất giữ cẩn thận trong nhà cho đến khi bị thất lạc vì chiến tranh. Có người nói con búp bê đã lưu lạc đến một gia đình khác, trở thành vật yêu thích của một cô bé.

Đến một ngày, khi cô bé bế búp bê ra vườn ngắm hoa anh đào thì chết lặng khi nghe được tiếng khóc thút thít. Đến khi nhìn kỹ lại, hóa ra con búp bê mặt mèo đang rơi nước mắt và gọi "Mẹ ơi!".

Vì mức độ ám ảnh của bài hát kinh dị đồng thời những câu chuyện về nguồn gốc bài hát ngày càng được thêu dệt nhiều hơn, đến năm 2010, tác giả bài hát gốc đã phải lên tiếng thanh minh.

Ông cho biết bài hát "Em gái cõng búp bê" được sáng tác như một món quà sinh nhật để tặng cho một người bạn. Ông cũng bác bỏ các tin đồn đáng sợ xoay quanh lời bài hát và khẳng định bài hát không liên quan gì đến bối cảnh bên Nhật cũng không hề có lịch sử rùng rợn nào phía sau nó.

[Tổng hợp]

Ông lão đào được linh chi Thái Tuế bạc tỉ, đài truyền hình đưa tin rầm rộ rồi muối mặt xin lỗi khi thân phận "cây nấm" bị phanh phui


Búp bê bằng bông biết bay bay bay

Búp bê biết bò biết bắt biết bơi

Búp bê bằng bông bên bạn bươm bướm

Bươm bướm bồng bềnh bỏ bạn bay bay

Bươm bướm bay, bươm bướm bay

Bỏ bạn bỏ bè, bỏ búp bê

Bươm bướm bay, bươm bướm bay

Bươm bướm bềnh bồng bỏ bạn bay bay

Khúc nhạc tuổi thơ hồn nhiên đến trong vắt sao chợt đượm buồn thê lương khi chạnh lòng ngân lên buổi chớm đêm. Đệm thêm tiếng guitar, hóa ra lại trở thành khúc nhạc tình sầu, một khúc chia ly não nuột, miên man…

Ừ là búp bê, búp bê bằng bông xinh xắn, biết bò, biết bắt, biết bơi. Ừ là búp bê, búp bê bằng bông không vô cảm trưng trong tủ kính mà là búp bê mang trái tim chơi đùa trong nắng và hương hoa. Ừ là búp bê, rạng ngời bên bướm đẹp, hoàn hảo như một đôi trời sinh.

Ừ thì cũng là búp bê, gảy lên từng nốt sầu biệt ly, buông mà không giữ.

Bươm bướm bay, bươm bướm bay, lời buồn, nhạc lại càng sầu. Bay và bay, đi rồi đi, chẳng vụt biến mất, chẳng nhoáng một cái mất đi nhân ảnh, chỉ bay như thế, chậm rãi trong cái sự ly biệt đó, trong ánh mắt sâu âm thầm, trong giọt lệ không hề tồn tại chảy tràn vào tâm hồn búp bê.

Nào có phải búp bê kia không giữ được cánh bướm phong lưu. Nào có phải búp bê kia không thể đuổi theo, song hành bên bươm bướm. Búp bê, ngay từ đầu, cũng đã biết bay cơ mà. [Cũng có khả năng tôi lú lẫn quên mất lời bài hát, nhưng tôi thích thế.]

Búp bê buông, ừ, búp bê bằng bông đã buông, buông đi cánh bướm phiêu du chập chờn trong nỗi niềm ham mê hoa thơm mật lạ, buông đi những tháng ngày đùa chơi thỏa thuê trong niềm vui, hạnh phúc, và tiếng cười, buông trong ánh nhìn da diết dõi theo từng lần đập cánh đi xa của bướm kia.

Tôi muốn bay, hay đúng hơn tôi muốn búp bê bay. Đuổi theo đi, níu lại đi, giành lấy đi, hạnh phúc và niềm vui. Và rồi được gì? Một cánh bướm âu sầu miễn cưỡng qua ngày, héo rũ trong chán chường và khiên cưỡng, một cánh bướm, đã rõ, là không phải của mình ư? Liệu có đáng không? Níu lấy một phút thỏa mãn để rồi triền miên trong lựa chọn sai lầm ư?

Búp bê bằng bông bên bạn bươm bướm, ừ chỉ có búp bê muốn song hành với bướm, ở bên bướm, còn bướm thì sao?

Bướm bay…

.

.

.

Búp bê đã buông, buông một ánh bướm chưa từng thuộc về mình, sự lựa chọn cuối cùng sao bao giờ cũng đau? Bướm đi rồi, bỏ bạn rồi, mãi xa rồi, chỉ mình búp bê nơi đây.

Có buồn không hả, búp bê? Có nuối tiếc không? Có hối hận không? Có day dứt muốn đuổi theo không? Có chua chát không? Có cô đơn không???

Đã trở thành một búp bê rỗng vô cảm với cái vỏ hoàn mỹ xinh đẹp bên ngoài, hay đã thành con búp bê đau khổ với vạn nỗi niềm không thể khiến vẻ ngoài trở nên tàn tạ để bộc lộ ra? Vẫn chỉ là một con búp bê bằng bông trong mắt bao người, liệu, có ai nhìn thấu qua đôi mắt thủy tinh sáng trong đó, nỗi đau khổ đong đầy hay chưa?

Đau một nỗi đau vô hình. Tiếc một mối, ừ, tình đẹp đã trôi vào dĩ vãng. Nhớ, một cánh bướm giờ đã xa xăm.

Búp bê vẫn sống, sống bằng trái tim bất diệt được tạo tác đến khi bị phá hủy mới chết đi. Còn cánh bướm thì sẽ chết, ngay thôi, ngay trong tiềm thức và kỉ niệm, ngay trong những cơn khổ đau tưởng chừng không dứt được đó. Một đời bướm ngắn thì làm sao so được với một đời búp bê vô định với thời gian?

Nhưng sầu vẫn cứ sầu và đau vẫn cứ đau. Bươm bướm bồng bềnh bỏ bạn, bay bay.

Búp bê bằng bông, búp bê buồn…

Video liên quan

Chủ Đề