Có thai bao lâu thì tăng cân

Cân nặng bà bầu theo từng tháng quyết định tới sự phát triển của thai nhi trong thời điểm đó. Do đó, mẹ bầu cần biết tăng cân như nào cho chuẩn khoa học theo tháng để dựa vào đó kiểm soát được trọng lượng sao cho phù hợp.

1.    Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ:

Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc tăng cân khi mang thai là khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân nặng trước khi mang bầu. Dưới đây là mức cân nặng từng tháng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] mà mẹ bầu có thể tham khảo: -    Tháng thứ 3: Cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 1,2kg, chiếm khoảng 10% tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Tổng cân nặng cần tăng của bà bầu chuẩn bị vào tuần lễ thứ 12 là khoảng 2kg. -    Tháng thứ 4: Thời điểm này, mẹ bầu có thể tăng khoảng 5-7kg, tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Số cân tăng trung bình ở tuần 16 cần tăng là 2,5kg. -    Tháng thứ 5: Trong tháng, mẹ tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần khoảng 0,5kg. Chế độ dinh dưỡng thời điểm này là quan trọng. Thai nhi ngày một lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất cũng như trí não. Cân nặng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 3kg. -    Tháng thứ 6: Mẹ có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn thế. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 4,5kg. -    Tháng thứ 7: Thời điểm đầu trong tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg. -    Tháng thứ 8: Vào cuối tháng này, mẹ không tăng cân nhiều dù thai nhi ngày càng lớn hơn. Nếu mẹ đã tăng đủ cân trong mức giới hạn thì nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa Tổng trọng lượng thời điểm này của bụng bầu lý tưởng nhất là lên 11kg. -    Tháng thứ 9: Tốc độ lên cân giảm xuống và sẽ ngừng vào tuần lễ thứ 38. Nếu bạn lên cân dưới 13kg, bạn sẽ dễ trở về trọng lượng ban đầu của mình trước lúc mang thai. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến thời gian này là 12kg.

>>> xem thêm: siêu âm thai kỳ



Mẹ bầu cần theo dõi mức cân nặng trong cả thai kỳ

2.    Biến chứng của tăng cân quá ít và nhiều trong thai kỳ:

-    Các nhà khoa học Mỹ cũng đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cần quá mức trong thời kỳ mang thai của phụ nữ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của thai nhi:

  • Khó sinh
  • Sinh con quá to
  • Trẻ sinh ra bị nặng cân, dễ có vấn đề tiểu đường
  • Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái
  • Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
  • Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
  • Khả năng huyết áp cao và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
  • Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
  • Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2

-    Đối với mẹ bầu tăng cân quá ít sẽ có những ảnh hưởng như:

  • Sinh non
  • Sinh trẻ thiếu cân
  • Ảnh hưởng quá trình tiết sữa sau khi sinh và không đủ lượng sữa cho con bú
  • Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào  tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Bởi thế, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây nên tình trạng sẩy thai. 

3.    Bí quyết giúp bà bầu tăng cân hợp lý đúng chuẩn khoa học:


Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp mẹ bầu tăng cân khoa học

-    Theo dõi cân nặng thường xuyên: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên đi kiểm tra cân nặng trên cùng một chiếc cân một tuần một lần. Thời điểm vào buổi sáng sớm lúc còn đói.  Trong trường hợp, nếu mẹ bầu là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg . Nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai. -    Thăm khám thường xuyên: Mẹ bầu cần kham thai thường xuyên đẻ theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho thai kỳ. -    Luyện tập thể thao đều đặn: Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ [kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa], bơi [giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp]…nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.  Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế một vài khó chịu khi mang thai: đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…chuẩn bị tốt cho việc sinh nở. Hạn chế hoặc tuyệt đối những môn thể thao nguy hiểm.  -    Chế độ ăn uống hợp lý:

Chế độ ăn của mẹ bầu cũng cần phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Ăn đủ protein: thịt, cá, trứng, sữa, dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể. Và chất béo tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit [đường và bột] mang lại năng lượng cho bà mẹ.

  • Tăng nguồn cung cấp vitamin A: sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng, B :ngũ cốc và D: sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá, axit folic trong rau xanh , sắt trong động vật thân mềm, rau xanh, canxi trong sữa, rau xanh và magiê: rau xanh, nước khoáng.
  • Chọn những loại thức ăn béo và ít đường, nhiều chất xơ. 
  • Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. 
  • Uống nhiều nước trong thai kỳ và đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Như vậy, với những thông tin trên mẹ bầu đã biết mức tăng cân hợp lý khi mang thai giúp thai nhi phát triển toàn diện. hăm sóc bản thân mình một cách tốt hơn, đảm bảo thai nhi được lớn dần khỏe mạnh qua từng ngày từng tháng. Đừng nên nghĩ rằng, ăn càng nhiều sẽ tốt cho em bé trong bụng mà hãy thật thận trọng với chế độ ăn, khẩu phẩn ăn hằng ngày của mình, ngoài ra cũng nên đi khám thai thường xuyên để bác sĩ tiện theo dõi mức cân nặng của mẹ ít hay nhiều mà can thiệp hỗ trợ kịp thời.

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

- Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 

- Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà

✦ Tặng chụp ảnh newborn [trong giờ hành chính]

✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé


>>> tham khảo: siêu âm thai 10 tuần  
                          dịch vụ đẻ không đau 

Cân nặng của thai nhi có mối quan hệ chặt chẽ với mức tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ. Trong trường hợp nếu như mẹ bầu không tăng đủ cân sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Như vậy trường hợp bà bầu sụt cân khi mang thai 3 tháng đầu thì có nguy hiểm hay không?

1.    Nguyên nhân bà bầu sụt cân khi mang thai 3 tháng đầu:

Theo mức cân chuẩn của bà bầu trong thai kỳ, người mẹ nên tăng từ 9 đến 12 kg và tăng nhẹ trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên vẫn có những mẹ không tăng cân hay thậm chí là bà bầu sụt cân trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này không có gì đáng lo, nguyên nhân là do tình trạng nghén và nhạy cảm với mùi thực phẩm khiến mẹ không còn cảm giác thèm ăn nữa và chỉ ăn những thứ mình thích.
Ba tháng đầu mang thai luôn là thời điểm các mẹ khốn khổ với cơn nghén vì có sự thay đổi về nội tiết tố, nồng độ hoocmon ostrogen tăng cao phát sinh tình trạng "ăn vào, nôn ra" khiến cơ thể không nhận được dưỡng chất để tăng cân. Tình trạng này có thể được cải thiện trong những tháng tới khi hiện tượng nghén giảm dần và hết việc tích cực ăn bổ sung để giúp lấy lại cân nậng và sức khỏe trong thời gian bị nghén. Riêng các mẹ đã béo phi thì không nên để tăng nhiều ở giai đoạn này vì mức tăng cân sẽ còn tăng rất nhanh ở những tháng kế tiếp, dễ khiến mẹ thừa cân và thai to khó sinh.


Mẹ bầu nên theo dõi tình hình sức khỏe của mình trong mỗi giai đoạn

2.    Mẹ bầu sụt cân 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Có nhiều mẹ rất quan tâm đến cân nặng của mình trong tất cả các tuần thai, điều này là rất tốt vì sẽ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển song song của cơ thể mẹ và thai nhi. Thế những không hẳn cứ sụt cân là mẹ liền hoảng sợ, lo lắng ngay mà tổn hại đến sức khỏe. Thai nhi nằm trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu và được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng vì bánh rau chưa hoạt động một cách hoàn thiện và hiệu quả nên nhu cầu dinh dưỡng bé cần lúc này là không đáng kể.
Giai đoạn này các dưỡng chất quan trọng nhất cần cho sự phát triển của thai nhi là axit folic, đạm và vitamin. Bởi thế mà việc thai phụ bị sút cân không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi nếu mẹ vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất trên. Khi thai phụ đi thăm khám đều đặn mà thai nhi vẫn phát triên đều đặn thì không phải cần lo lắng điều gì cả. Ngay cả khi trong những tháng tiếp theo thai nhi trong bụng mẹ khi cần thì sẽ rút dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bánh rau. Chỉ khi nào thai phụ kiệt quệ, gầy yếu xanh xao và các chỉ siêu âm bất ổn thì lúc đấy em bé mới bị ảnh hưởng.

3.    Cách bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Việc giảm cân vì nghén khi mang thai 3 tháng đầu là do thai phụ cảm thấy khó chịu, buồn nôn,.. nhất là khi ngửi thấy mùi thức ăn, dẫn đến chán ăn. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, phụ nữ có thai cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày và bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

3.1.    Bổ sung sắt và axit folic:

Sắt và axit folic là hai yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển thai nhi ở giai đoạn này. Sắt giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu ở mẹ và con, axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài việc ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và axit folic, thai phụ nên uống thêm sắt và axit folic với liều lượng như sau: - 400mcg axit folic/ngày - 600mg sắt/ngày - Trường hợp thai phụ thiếu máu cần uống sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: uống viên sắt có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón. Vì thế, thai phụ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để cơ thể cảm thấy dễ chịu. Nên uống sắt cùng với nước cam hoặc các loại vitamin C khác để tăng khả năng hấp thụ.



Mẹ bầu cần có chế độn dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe

3.2.    Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin - Ba tháng đầu là giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan, tổ chức quan trọng như: não, tim, tủy sống, gan, phổi... vì thế thai phụ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm như: thịt, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại đậu... - Ăn nhiều các loại rau xanh, đặc biệt là rau có màu xanh lá. - Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm cảm giác buồn nôn - Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hạn chế cà phê - Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu - Hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày

- Ăn thêm các loại ngũ cốc, bánh, sữa... để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 12, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> xem thêm
siêu âm màu thai nhi 
ngứa vùng kín trong thai kỳ

Video liên quan

Chủ Đề