Cơ quan thuế quyết toán có làm lại bctc

Có rất nhiều bạn thắc mắc trường hợp phát hiện báo cáo tài chính sai có được nộp lại và có bị phạt hay không? Hãy cùng Kế toán Hồng Trang tìm hiểu qua bài viết sau:

  1. Báo cáo tài chính sai có được nộp lại?

Căn cứ điểm a khoản 5 điều 10 thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính qui định:

“a] Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp [nếu có].

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:”

Như vậy:

– Doanh nghiệp được nộp lại báo cáo tài chính.khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn

– Thời gian nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp vào bất cứ ngày làm việc nào, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra tại doanh nghiệp.

  1. Nộp lại BCTC có bị phạt hay không?

– Không bị phạt vì hành vi nộp sai BCTC

– Nếu trong quá trình khai bổ sung, có các hành vi vi phạm hành chính, thì các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bị xử phạt theo Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hành chính về thuế bị xử phạt theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC

– Nếu trong quá trình khai bổ sung, làm tăng số thuế phải nộp, thì công ty A phải nộp truy thu các khoản thuế và tiền chậm nộp của các khoản thuế đó [ Nếu có]

  1. Bộ hồ sơ nộp lại BCTC

– Công văn giải trình xin nộp lại BCTC [ có chi cục thuế yêu cầu, có chi cục thuế không, nhưng tốt nhất vẫn nên làm và nộp]

Nộp lại báo cáo tài chính là một trong những điều cần thiết để không chỉ giúp cải thiện quản lý tài chính mà còn tạo ra sự uy tín trong mắt cơ quan thuế

Khi tiến hành lập báo cáo tài chính, không thể tránh khỏi những thay đổi và sửa đổi thông tin sau khi đã nộp báo cáo cho cơ quan Thuế. Tuy nhiên, việc quản lý, nộp lại báo cáo tài chính sau khi có sự thay đổi có thể là một nhiệm vụ phức tạp và đầy thách thức. Trong bài viết này, mời quý độc giả cùng SAPP Academy tìm hiểu cách thực hiện quy trình này một cách hiệu quả đồng thời đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định tài chính.

1. Thời gian tối đa được nộp lại báo cáo tài chính là bao lâu?

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 5, Điều 10 của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 thời hạn để doanh nghiệp nộp lại báo cáo tài chính là:

“Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp [nếu có].

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:

- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.

- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.

- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.

Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền [người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung].”

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định thời điểm nộp lại báo cáo tài chính đã điều chỉnh, nhưng cần chắc chắn rằng việc nộp lại được hoàn tất trước khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố kết quả thanh tra thuế hoặc kiểm tra thuế.

Xem thêm: Những Yêu Cầu Về

2. Những điều cần lưu ý khi nộp lại báo cáo tài chính

Theo quy định, khi doanh nghiệp phát hiện sai sót trong báo cáo tài chính, họ cần làm lại báo cáo tài chính và nộp lại những phần sau:

  • Thứ nhất, Bảng cân đối tài khoản;
  • Thứ hai, Bảng cân đối kế toán;
  • Thứ ba, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Thứ tư, Lưu chuyển tiền tệ;
  • Thứ năm, Thuyết minh báo cáo tài chính.

Những phần sau đây phải nộp tờ khai điều chỉnh thay vì báo cáo tài chính:

  • Thứ nhất, Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN].
  • Thứ hai, Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân [TNCN].

Có hai hình thức nộp lại báo cáo tài chính:

  • Gửi công văn nộp lại báo cáo tài chính tại bộ phận 1 cửa.
  • Nộp báo cáo tài chính qua mạng.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi nộp lại báo cáo tài chính

Theo Điểm b, khoản 5, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC [ngày 06/11/2013] quy định: Hồ sơ khai bổ sung

“- Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;

- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này [trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế];

- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.”

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

4. Cách nộp lại báo cáo tài chính

Theo hướng dẫn của Công văn 51140/CT-HTr của Cục Thuế Hà Nội về việc bổ sung hồ sơ thuế và Công văn 18357/CT-HTr ngày 11/4/2016 của Cục Thuế Hà Nội về chính sách thuế, việc điều chỉnh sai sót trên Báo cáo tài chính được phân thành hai trường hợp sau đây:

Trong trường hợp Báo cáo tài chính có sai sót ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp, chúng ta cần thực hiện nộp lại báo cáo tài chính theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ khai bổ sung sử dụng Mẫu số 01/KHBS theo Thông tư 156/2013/TT-BTC;
  • Bước 2: Bổ sung và điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp của năm có sai sót, sử dụng Mẫu số 03/TNDN theo Thông tư 156/2013/TT-BTC;
  • Bước 3: Chuẩn bị và nộp Báo cáo tài chính đúng của năm sau khi đã điều chỉnh sai sót.

Trong trường hợp Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp có thể khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế mà không cần lập Bản giải trình khai bổ sung theo mẫu số 01/KHBS.

Lưu ý: Doanh nghiệp nên lập một văn bản giải trình lý do nộp lại Báo cáo tài chính, ghi rõ các sai sót, số liệu, và thông tin đã điều chỉnh trên Báo cáo tài chính. Văn bản này có thể chỉ cần lưu trữ tại nội bộ doanh nghiệp và chỉ cần xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu, để tránh trường hợp quên lý do điều chỉnh khi cần giải trình.

Có thể bạn quan tâm: Cách kiểm tra nhanh báo cáo tài chính

5. Khi nộp lại báo cáo tài chính có bị phạt hay không?

Tùy thuộc vào mức độ sai sót, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các mức phạt khác nhau như sau:

Trường hợp 1: Nếu sai sót không ảnh hưởng đến số thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN], doanh nghiệp sẽ không bị phạt khi nộp lại báo cáo tài chính.

Trường hợp 2: Nếu sai sót làm ảnh hưởng đến số thuế TNDN và có sự chênh lệch giữa số đã báo cáo và số điều chỉnh thì:

  • Thứ nhất, nếu số thuế TNDN đã nộp thừa, doanh nghiệp sẽ được bù trừ vào các kỳ thuế TNDN kế tiếp;
  • Thứ hai, nếu số thuế TNDN đã nộp thiếu, doanh nghiệp phải nộp thêm số thuế thiếu và sẽ bị tính phạt tiền chậm nộp. Số tiền phạt chậm nộp được tính theo công thức: Số tiền nộp chậm = Số tiền thuế tăng thêm x 0,03% [hoặc 0,05% mỗi ngày] x Số ngày nộp chậm.

Để tránh những sai sót khi lập báo cáo tài chính, đội ngũ kế toán có thể tham gia khóa học CMA Hoa Kỳ. Việc tham gia khóa học CMA giúp đội ngũ kế toán nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu sâu hơn về quá trình lập báo cáo tài chính, quản lý tài chính doanh nghiệp, và đánh giá hiệu suất kinh doanh.

Khóa học CMA bao gồm nhiều chủ đề quan trọng như quản trị chi phí, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ, phân tích tài chính, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến kế toán và quản trị tài chính. Sau khi hoàn thành khóa học và đạt chứng chỉ CMA, đội ngũ kế toán sẽ có kiến thức và khả năng để giảm thiểu sai sót trong quá trình lập báo cáo tài chính, đồng thời cải thiện quy trình quản trị tài chính của doanh nghiệp.

Kết luận

Dù là việc điều chỉnh sai sót nhỏ hoặc sửa đổi thông tin quan trọng thì sự hiểu biết về quy trình nộp lại báo cáo tài chính là điều cần thiết để không chỉ giúp cải thiện quản lý tài chính mà còn tạo ra sự uy tín trong mắt cơ quan thuế và các bên liên quan. Chính vì vậy, việc thực hiện đúng quy trình nộp lại báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp.

Chủ Đề