Cơ quan có thẩm quyền chung là gì

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chứng thực bao gồm: Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, trường hợp cơ quan bạn thuộc một trong các cơ quan nêu trên thì có thẩm quyền đứng ra chứng thực sao y bản chính giấy tờ của cơ quan của bạn.

Các cơ quan hành chính nhà nước là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính. Các cơ quan này là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đó là những cơ quan thực hiện các hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cũng chính là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. 

Là một loại cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có tất cả những đặc điểm của cơ quan nhà nước, mà trong đó, đặc điểm quan trọng nhất là tính quyền lực nhà nước. Các cơ quan này khi hoạt động đều nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, có quyền đơn phương đưa ra các quyết định quản lý để thực hiện chức năng của mình. Mặt khác, các quyết định đơn phương đó có hiệu lực bắt buộc thực hiện và cơ quan nhà nước có quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo thực thi các quyết định đó. 

Một đặc điểm chung khác của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước là phạm vi thẩm quyền. Thẩm quyền có thể được hiểu là tổng thể những quyền và nghĩa vụ chung cũng như các quyền hạn cụ thể được pháp luật quy định để các cơ quan đó thực hiện chức năng của mình. Thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước bao giờ cũng được xác định giới hạn về phạm vi, đối tượng tác động cũng như về không gian, thời gian. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình, nếu vượt khỏi phạm vi đó là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên trong phạm vi đó, cơ quan hành chính nhà nước hoạt động độc lập, chủ động, sáng tạo. Mặt khác, việc thực hiện thẩm quyền đã được quy định cũng là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước. Việc thực hiện các thẩm quyền đó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, sự xét đoán riêng của bản thân một cơ quan nào cũng như của bất kỳ người lãnh đạo nào. 

Bên cạnh những đặc điểm chung của cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước còn có một số đặc điểm riêng sau đây phân biệt với các hoạt động của các cơ luật pháp và tư pháp. 

– Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước luôn luôn là hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực. Hoạt động của các cơ quan này phải trên cơ sở và để thực hiện Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội, lệnh và quyết định của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Ở địa phương, các cơ quan hành chính nhà nước phải chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Mặt khác, cơ quan hành chính nhà nước mỗi cấp còn phải chấp hành đối với văn bản các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Để đảm bảo tính chất chấp hành này, các cơ quan hành chính phải báo cáo công việc của mình trước cơ quan quyền lực, chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực. 

– Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hình thành từ những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các cơ quan, các bộ phận tạo thành với nhau, có quan hệ trực thuộc với nhau. Đó có thể là các quan hệ trực thuộc dọc, quan hệ trực thuộc ngang hoặc quan hệ trực thuộc hai chiều [chế độ song trùng trực thuộc]. Trong hệ thống đó, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Toàn bộ hệ thống và mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành bộ máy hành chính quốc gia – bộ phận hợp thành quan trọng của bộ máy nhà nước. 

– Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc [các trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu]. Các đơn vị cơ sở này góp phần tích cực vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước. 

Các loại cơ quan hành chính nhà nước 

Các cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

a.Căn cứ theo cơ sở pháp lý của việc thành lập

 Các cơ quan hành chính bao gồm: 

Thứ nhất, các cơ quan hành chính mà việc thành lập được Hiến pháp quy định nên còn gọi là các cơ quan hiến định. Thuộc loại này có thể kể đến là: 

– Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. 

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ thực hiện quản lý một ngành, một lĩnh vực trong phạm vi cả nước. 

– Uỷ ban nhân dân các địa phương là các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Thứ hai, những cơ quan hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở các đạo luật, các văn bản dưới luật. Đó là các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban trực thuộc các cơ quan hiến định nói trên. Cũng thuộc loại này còn là các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, quốc phòng, trật tự, trị an, quản lý thị trường.

b. Căn cứ vào địa giới hoạt động

Các cơ quan hành chính có thể phân chia thành: 

– Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương gồm Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc. Các quyết định quản lý do các cơ quan này ban hành có hiệu lực thực thi trong phạm vi cả nước. 

– Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm Uỷ ban nhân dân các cấp và các sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương. Các văn bản do các cơ quan này ban hành chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi lãnh thổ hoạt động của các cơ quan đó, đối với các tổ chức và công dân tại địa phương đó.

c. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng. 

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của Hiến pháp có thẩm quyền quản lý chung đối với các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong phạm vi cả nước hoặc trong từng địa phương. Hoạt động của các cơ quan này đảm bảo sự phối hợp và sự phát triển thống nhất, nhịp nhàng giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng trong phạm vi cả nước. 

Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng, còn gọi là thẩm quyền chuyên môn, gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ, các sở, phòng, ban trực thuộc uỷ ban nhân dân là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước hoặc ở từng địa phương. 

  1. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo 

Các cơ quan hành chính nhà nước có thể được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể hoặc theo chế độ lãnh đạo cá nhân. Thông thường, các cơ quan hành chính có thẩm quyền chung thì hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể còn các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo cá nhân. 

Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp 1992 [sửa đổi năm 2001] thì có sự kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ cá nhân lãnh đạo trong hoạt động của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan này thường quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan đến nhiều lĩnh vực, do vậy cần có sự đóng góp trí tuệ tập thể trong bàn bạc và ra quyết định. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cũng có quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức trách của mình, căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn được giao. 

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn tổ chức và hoạt động theo chế độ cá nhân lãnh đạo, theo đó, người đứng đầu mỗi cơ quan như Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có quyền ra các quyết định cá nhân để đặt ra những quy tắc quản lý nhà nước đối với ngành hay lĩnh vực cũng như để thực hiện chức năng nhiệm vụ mà pháp luật quy định.

Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước

a. Chính phủ 

Hiến pháp 1992 [sửa đổi 2001] quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung. Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành pháp, thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Chính phủ có toàn quyền giải quyết, quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. 

Về cơ cấu tổ chức, theo Hiến pháp 1992 [sửa đổi 2001] Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. 

Chính phủ có nhiệm kỳ hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới. Theo Hiến pháp 1992 [sửa đổi 2001] và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chính phủ có quyền ban hành Nghị định căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. 

Thủ tướng đứng đầu Chính phủ là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, đồng thời xác định vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong Chính phủ và trách nhiệm cá nhân của họ về lĩnh vực mình phụ trách. Thủ tướng Chính phủ có quyền ra các Quyết định để quy định các biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước, cũng như để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác. 

Chính phủ và các thành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, có trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội trong các kỳ họp Quốc hội. 

Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Chính phủ được quy định tại Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. 

Bộ, cơ quan ngang Bộ 

Bộ, cơ quan ngang Bộ [gọi chung là Bộ] là cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương. Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hay lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo chế độ cá nhân lãnh đạo, đứng đầu là Bộ trưởng hay Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. 

Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể chia thành hai loại: 

– Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các ngành kinh tế – kỹ thuật. Các cơ quan này lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, nhưng không can thiệp mà chỉ hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, tổ chức sự nghiệp trên cơ sở pháp luật và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

– Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn là những cơ quan quản lý lĩnh vực chuyên môn có liên quan tới các Bộ và các cấp chính quyền ở địa phương. Các cơ quan này có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối giữa các ngành, giúp Chính phủ xây dựng các chế độ, chính sách và hướng dẫn thi hành đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội trong lĩnh vực mình quản lý nhưng không có quyền can thiệp vào hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước khác. 

Bộ trưởng là thủ trưởng cao nhất của Bộ hay cơ quan ngang Bộ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi cả nước, đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động, sản xuất kinh doanh của cơ sở, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong ngành, lĩnh vực. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; chịu sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng hoạt động với hai tư cách: là thành viên Chính phủ và là thủ trưởng của Bộ, cơ quan ngang bộ. Cần phân biệt rõ ràng hai tư cách này của Bộ trưởng. 

Trong công tác, các Bộ có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau; phối hợp với nhau thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhà nước, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy; ban hành văn bản liên tịch trong khuôn khổ quy định của pháp luật; có quyền đề nghị với các Bộ khác đình chỉ, sửa đổi hay bãi bỏ những quyết định trái với nội dung quản lý thống nhất các ngành hoặc lĩnh vực do mình phụ trách. Nếu yêu cầu đó không được giải quyết thì đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết. 

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng được giao, Bộ có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan đó thực hiện nội dung quản lí theo ngành hay lĩnh vực, có quyền yêu cầu đình chỉ, sửa đổi hay bãi bỏ những quyết định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hay lĩnh vực đó. Bộ phải tôn trọng thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương. 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được xác lập theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ 2001 và được quy định cụ thể tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18.4.2012 của Chính phủ. 

Từ yêu cầu của hoạt động chấp hành và điều hành, Chính phủ có thể quyết định thành lập các cơ quan thuộc Chính phủ. 

c. Uỷ ban nhân dân 

Hiến pháp 1992 quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương, thông qua hoạt động chấp hành – điều hành của mình Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính, chính trị trong phạm vi lãnh thổ nhất định. 

Nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân được quy định trong Hiến pháp 1992 [sửa đổi 2001] và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, 

Uỷ ban nhân dân cùng Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phối hợp với các bạn của Hội đồng nhân dân xây dựng các đề án trình Hội đồng nhân dân xét và quyết định . Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định có quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. 

Uỷ ban nhân dân thành lập và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như các sở, phòng, ban thực hiện kế hoạch và ngân sách, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, củng cố quốc phòng và cải thiện đời sống của nhân dân địa phương đồng thời đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước từ trung ương đến cơ sở. 

Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo kết hợp với chế độ cá nhân phụ trách. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Ngoài ra, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cũng có quyền nhân danh cá nhân để quyết định các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền riêng là gì?

Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng, còn gọi là thẩm quyền chuyên môn, gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ, các sở, phòng, ban trực thuộc uỷ ban nhân dân những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước hoặc ở từng địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn được tổ chức ở đâu?

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quảnnhà nước về ngành, lĩnh vực địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.

Cơ quan hành chính nhà nước có quyền gì?

Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.

Cấp có thẩm quyền là gì?

- Cấpthẩm quyền là chức danh hoặc người được người đại diện hợp pháp của tổ chức phân cấp quản lý, phân công, ủy quyền bằng văn bản để thực hiện một hoặc một số chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

Chủ Đề