Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm là

Xin chào Anh chị, Bigfamily xin được cung cấp các thông tin về Luật kinh doanh bảo hiểm theo từng phần để Anh chị tư vấn viên dễ dàng nắm bắt và vận dụng cho công việc tư vấn của mình. Nguồn trích dẫn của Bigfamily đảm bảo từ văn bản quy phạm pháp luật tại cổng thông tin điện tử của chính phủ [Xem tại đây] nên Anh chị tư vấn viên hoàn toàn yên tâm để tra cứu nhé. Mỗi Anh chị khi đi tư vấn khách hàng đều là một luật sư. Anh chị vừa cung cấp giải pháp gia tăng tài sản cho khách hàng vừa đảm bảo rằng giải pháp đó tuân thủ đúng pháp lý để lúc cần thiết khách hàng của chúng ta sẽ được bảo vệ.

Am hiểu pháp luật khi đi tư vấn bảo hiểm là cách thức để Anh chị tư vấn bảo vệ chính mình và khách hàng của mình. Chúng tôi hy vọng rằng Anh chị sẽ là những chuyên gia tư vấn hàng đầu được khách hàng tin yêu và tôn trọng.

Kính chúc Anh chị thành công.

----------------------------------------

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về kinh doanh bảo hiểm.

Luật số 24/2000/QH10 của Quốc hội : Kinh doanh Bảo hiểm

-----------------------------------------

CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;

4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;

5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;

8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;

10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 122. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1. Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.

Việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.

Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

2. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.

3. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Về vấn đề này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có ý kiến như sau:

Hiện nay, cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là Luật Bảo hiểm tiền gửi được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bao gồm:

- Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi;

- Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 1/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 3090/QĐ-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Ngoài ra, còn có các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành ban hành, các quy chế, quy định về bảo hiểm tiền gửi do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012: “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.

Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.

UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi tại địa phương.

Chinhphu.vn


Bảo hiểm xã hội là một chính sách do nhà nước ban hành để đảm bảo quyền lợi cho con người trong những truong hợp cụ thể nhất là đối với người lao động. Bảo hiểm xã hội do cơ quan nhà nước quản lý về bảo hiểm xã hội trong tất cả các hoạt động cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này có quyền hạn và trách nhiệm để phát triển lĩnh vực này. Vậy cụ thể quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Nghị định 89/2020/NĐ-CP, ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Quy định về cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội mới nhất 2022

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh] thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Như quy định trên chúng ta thấy các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội sẽ có các cấp khác nhau từ trung ương tới địa phương, những cơ quan này có trách nhiệm hoạt động quản lý pháp luật về bảo hiểm xã hội. Nhà nước thành lập quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ độc lập thuộc Ngân sách Nhà nước và giao cho Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý và cơ quan này nay là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý toàn bộ quỹ này và sau này giao cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý quỹ hưu trí và tử tuất. Có thể thấy đây là Điều lệ tạm thời nhưng đã quy định đầy đủ 6 chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ này chủ yếu dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi người tăng cường kỷ luật lao động và qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất mạnh hơn và góp phần ổn định lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân

1.2. Vị trí và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định tại điều 1. Vị trí và chức năng Nghị định 89/2020/NĐ-CP, ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cụ thể:

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet Nam Social Security, viết tắt là VSS.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội; tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Các cơ quan quản lý nhà nước, ban chỉ đạo các cấp phối hợp chặt chẽ với bảo hiểm xã hội ở địa phương trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; quản lý tốt đối tượng tham gia nhằm tăng cường quản lý quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Tập trung rà soát, nắm chắc các nhóm đối tượng để có kế hoạch phát triển. Việc phát triển đối tượng tham gia là một trong những chỉ tiêu quan trọng để các cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được tham gia.

Với vị trí đó thì cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện các chức năng của mình như thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ngăn chặn kịp thời tình trạng trốn đóng, chiếm dụng, nợ đọng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xử lý nghiêm những đơn vị cố tình trốn đóng, chiếm dụng, nợ quỹ bảo hiểm kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và các tổ chức, cá nhân lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó thì cần phải xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây khó khăn trong thực hiện các thủ tục thu, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

2. Vai trò và ý nghĩa hoạt động cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội 

Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội thì có thể hiểu bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội nói chung hiện nay đang là vấn đề cấp bách và cần thiết phải tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội nhằm xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng quỹ bảo hiểm và trách nhiệm của nhà nước đối với ngành bảo hiểm xã hội. Việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia, bảo tồn được quỹ bảo hiểm, góp phần vào sự nghiệp an sinh xã hội của nước ta.

Thông qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội các cơ quan đã thực hiện phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm và thực thi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khuyến khích người dân, nhất là người có thu nhập thấp tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Quản lý tốt đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ cơ sở. Nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đối với nhân dân ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, hộ nghèo.

Để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mọi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì công tác thực hiện chi trả các chế độ, chính sách đối với người lao động cần được kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo đảm chi trả đúng đối tượng, không bỏ sót, sẵn sàng chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động và bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, hạn chế thấp nhất việc gây thất thoát quỹ bảo hiểm xã hội.

Kết luận: chúng ta có thể thấy pháp luật quy định rất cụ thể về cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của bảo hiểm xã hội thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này và đồng thời phát hiện ra những hành vi trái pháp luật, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm về bảo hiểm xã hội.Pháp luật đã quy định rất cụ thể và chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng và trách nhiệm của cơ quan quản lý, theo đó các cấp quản lý phải tuân thủ đúng quy định đề ra.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất năm 2022

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề