Vai trò của quan trí ẩm thực đối với nhà hàng khách sạn

Skip to content

Để làm tốt được điều đó, không thể không kể đến vai trò của người đứng đầu bộ phận này. Vậy 

Sự 

ộ phận ẩm thực là một trong những bộ phận quan trọng trong ngành Quản trị khách sạn. Vậy cơ cấu quản lý của bộ phận này như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Khái quát về ẩm thực và đồ uống trong Quản trị khách sạn

Bộ phận ẩm thực trong ngành Quản trị khách sạn hay còn được biết đến với cái tên F&B [Food and Beverage Services] là bộ phận cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận đem lại lợi nhuận cao vì dịch vụ F&B càng tốt thì khách sạn lại càng có thêm nhiều hợp đồng về dịch vụ ăn uống khác như: Tiệc hội nghị, tiệc cưới, dự thảo,…..Đây cũng là một cách để nâng cao tính nhận diện thương hiệu cho khách sạn.

Vai trò của nhà Quản lý trong bộ phận ẩm thực và đồ uống Quản trị khách sạn

Đây chính là bộ phận quan trọng, cần thiết, không thể thiếu đối với tất cả các khách sạn. Trong đó, Giám đốc bộ phận F&B và Trưởng bộ phận của khách sạn là hai vị trí đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp để điều hành công việc của bộ phận này cũng như quản lý nhân viên, xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Đưa bộ phận ẩm thực trở thành thương hiệu của khách sạn mà khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ sẽ đến sử dụng tiếp vào lần lưu trú sau.

Tuỳ theo quy mô lớn hay nhỏ của khách sạn mà cơ cấu bộ phận ẩm thực có thể thay đổi tuỳ theo sao cho phù hợp nhưng về cơ bản hai người chịu trách nhiệm chính cho bộ phận này là Giám đốc bộ phận ẩm thực và Trưởng bộ phận ẩm thực.

Nhiệm vụ của Giám đốc bộ phận ẩm thực

Giám đốc bộ phận ẩm thực là người giữ chức vụ cao nhất trong bộ phận ẩm thực. Công việc của nhà Quản lý đảm nhận vị trí này cũng tương đối khó khăn và nặng nề khi phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách, quy định và đạt được mục tiêu mà khách sạn đề ra đó là mang lại tối đa lợi nhuận cho khách sạn đối với mỗi khu vực phục vụ ăn uống:

  • Tìm hiểu xu hướng và thị hiếu của khách hàng để cập nhật và lên menu cũng như các loại đồ uống, rượu cho nhà hàng
  • Làm việc với đầu bếp từng khu vực để đảm bảo thực đơn các món ăn được làm theo đúng yêu cầu và danh sách được đưa lên
  • Làm việc với nhà cung cấp thực phẩm, so sánh giá cả giữa các bên và ra quyết định sẽ hợp tác với nhà cung cấp nào
  • Định giá món ăn hợp lý sao cho vừa mang lại lợi nhuận cho nhà hàng, vừa làm hài lòng khách hàng
  • Quản lý sát sao hoạt động chung của nhà hàng cũng như quầy bar, đảm bảo tiến độ và có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận với nhau
  • Điều chỉnh kịp thời những mâu thuẫn, sai sót trong nội bộ nhà hàng
  • Chịu trách nhiệm về nhân sự của bộ phận, đảm nhiệm nhiệm vụ tiến cử nhân viên, sa thải và kỷ luật nhân viên.
Nhiệm vụ của Trưởng bộ phân

So với Giám đốc bộ phận ẩm thực thì nhiệm vụ và trách nhiệm của Trưởng bộ phận ẩm thực với các bộ phận khu vực ăn uống, quầy bar trong ngành Quản trị Khách sạn sẽ sát sao hơn:

  • Nhận lệnh trực tiếp từ Giám đốc bộ phận để triển khai xuống các nhân viên
  • Tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên cho bộ phận cùng với giám đốc bộ phận ẩm thực
  • Chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các khu vực bao gồm phòng chờ đại sảnh, các tầng, các quầy tự phục vụ và có thể cả một số phòng tiệc riêng biệt
  • Là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ, chịu trách nhiệm thực hiện về công tác đào tạo nhân viên như huấn luyện tại chỗ hay đứng lớp các khoá đào tạo chuyên viên riêng biệt
  • Lên lịch làm việc, lịch nghỉ hoặc giờ giấc làm việc, để cho các khu vực phục vụ được hoạt động trôi chảy và hiệu quả, có trách nhiệm trong việc đề xuất chính sách khen thưởng cũng như kỷ luật nhân viên đến giám đốc bộ phận.

 F&B là một trong những bộ phận đem lại doanh thu cũng như góp phần xây dựng lên thương hiệu cho khách sạn. Bộ phận F&B càng phát triển càng làm tăng tính nhận diện thương hiệu của khách sạn, kéo theo đó là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khác trong khách sạn cũng tăng. Vậy, bộ phận F&B là gì? Có vai trò như nào? Hãy cũng chúng tôi – Asiky tìm hiểu trong bài viết dưới đây: F&B là tên viết tắt của cụm từ Food & Beverage Service – chỉ dịch vụ ẩm thực và đồ uống. Là bộ phận cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách đến lưu trú tại khách hàng. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu ăn uống [Room Service], F&B còn kinh doanh thêm các dịch vụ đi kèm như: tổ chức tiệc, hội họp, chương trình giải trí…
 


Bộ phận đáp ứng nhu cầu ăn uống cho du khách đến khách sạn

Mô hình F&B ở khách sạn thường khác so với một nhà hàng bên ngoài. Và tùy theo quy mô, cấp độ sao, số lượng phòng… mà mỗi khách sạn sẽ có cơ cấu tổ chức riêng. Giả dụ: -Với khách sạn 3 sao thường có 1 nhà hàng, 1 quầy bar [ở tiền sảnh] và dịch vụ Room Service khi khách có yêu cầu [đặc biệt là dành cho khách doanh nhân] -Khách sạn 4 sao thì có 1 nhà hàng phục vụ các bữa ăn nhưng lại có hình thức Buffer cho bữa ăn sáng, có quầy bar tại khu công cộng như tiền sảnh, Spa, hồ bơi… và dịch vụ Room Service 24/24

-Còn những khách sạn từ 5 sao trở lên có ít nhất 2 nhà hàng phục vụ 24/24 với đa dạng hình thức: Buffet, Set menu, A la carte… toàn các món ăn cao cấp và sang trọng. Ngoài quầy bar ở khu công cộng, khách sạn còn có vài khu vực dành riêng cho thực khách thưởng thức chuyên sâu hơn về các loại đồ uống như: Club, quầy bar ở sân thượng, Lounge… và dịch vụ Room Service 24/24

  •  F&B đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách
Đây là vai trò đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của bộ phận F&B trong khách sạn, đảm bảo chất lượng phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu của khách. Dù đối tượng du khách của bạn là ai? Thuộc tầng lớp nào? Thì chắc chắn nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi vẫn là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi chất lượng cao. Khi đến khách sạn, khách hàng không chỉ muốn hòa mình trong cảnh đẹp, có trải nghiệm thú vị mà còn muốn có những giây phút thư giãn, tận hưởng cuộc sống.


Sự hài lòng của khách chính là thành công của khách sạn 

Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Ngoài việc nghỉ ngơi, lưu trú ở khách sạn thì họ thường quan tâm đến một số dịch vụ khác như: ăn uống, Spa giải trí, đi lại… Chính vì vậy, khách sạn của bạn càng cung cấp nhiều dịch vụ càng được nhiều khách đến lựa chọn.

Nếu khách sạn bạn mang đến cho họ một không gian nghỉ ngơi sang trọng, đầy đủ tiện nghi và dịch vụ ăn uống luôn được phục vụ tốt thì chắc hẳn khách sẽ quay lại và sử dụng dịch vụ của bạn nhiều hơn.

  • F&B góp phần thúc đẩy doanh thu cho khách sạn
Theo báo cáo thống kê từ một số khách sạn thì F&B là một loại hình dịch vụ mang lại doanh thu rất cao cho khách sạn. Dịch vụ F&B càng tốt thì khách sạn lại các có thêm nhiều hợp đồng về dịch vụ ăn uống như: Tiệc hội nghị, tiệc cưới, dự thảo,…


F&B là một phần  trong lợi nhuận - doanh thu của khách sạn

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu cho khách sạn
Bộ phận F&B càng phát triển, chất lượng phục vụ tốt, các món ăn, đồ uống ngon, đặc sắc thì càng thu hút nhiều du khách quay trở lại khách sạn những chuyến đi lần sau. Và chắc chắn rằng họ sẽ không ngần ngại để lại Feedback tốt, tích cực về khách sạn bạn trên những trang web, mạng xã hội hay diễn đàn về khách sạn, du lịch.
 


Khách hàng sẽ nhớ và quay trở lại khi nhận được nhiều giá trị từ khách sạn

Đồng thời, cũng làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho khách sạn, thu hút nhiều du khách đến sử dụng dịch vụ nhiều hơn. F&B đang dần trở thành chiến lược của nhiều khách sạn hiện nay trong việc thu hút khách hàng, phát triển thương hiệu và thúc đẩy doanh thu – lợi nhuận của khách sạn. Để có một hướng đi đúng và hiệu quả nhất, các chủ đầu tư cần phải nghiên cứu thật kỹ các loại hình của F&B, quy mô khách sạn, nhân sự… để vạch ra một kế hoạch cụ thể và hoàn hảo nhất.

 Xem thêm: "Sự cần thiết của Reservation System trong kinh doanh khách sạn"


Mọi thông tin thắc mắc hay hỗ trợ tư vẫn, hãy liên hệ với chúng tôi:


Nhà hàng là bộ phận kinh doanh không thể thiếu trong khách sạn mang lại nguồn doanh thu đáng kể. Vậy bạn có biết đặc điểm, vai trò và chức năng của nhà hàng trong khách sạn? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này!

Ảnh nguồn Internet

Đặc điểm của nhà hàng trong khách sạn

Nhà hàng trong khách sạn là bộ phận kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống tại khách sạn, phục vụ chủ yếu cho: khách du lịch, khách dự các hội nghị, khách vãng lai nghỉ tại khách sạn, phục vụ tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan,…​

Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng bao gồm 2 loại:

  • Sản phẩm tự chế: do nhà hàng tự chế biến
  • Hàng hóa chuyển bán: rượu bia, nước khoáng, bánh kẹo,…

Nhà hàng trong khách sạn phục vụ khách từ 6h đến 24h hàng ngày, có nơi phục vụ 24/24h

Tại nhà hàng trong khách sạn, lao động thủ công là chủ yếu nhưng có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, đặc biệt là bộ phận chế biến

Doanh thu của nhà hàng trong khách sạn phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của khách hàng, của từng bữa ăn nên doanh thu không đồng đều mà có sự chênh lệch qua các tháng.

Tìm hiểu thêm: Sơ đồ và cơ cấu nhân sự nhà hàng bạn cần biết

Vai trò của nhà hàng trong khách sạn

  • Nhà hàng là bộ phận cấu thành của khách sạn, không có nhà hàng khách sạn khó có thể hoạt động trơn tru, hoàn thiện và hiệu quả
  • Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng tại khách sạn
  • Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, siết chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên mọi miền đất nước và trên thế giới
  • Tạo cơ hội tìm hiểu văn hóa, đời sống dân cư cộng đồng, tìm kiếm bạn mới
  • Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo dấu ấn riêng có cho khách sạn, thu hút và làm thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách
  • Tạo doanh thu góp phần vào tổng doanh thu hàng tháng cho khách sạn

Ảnh nguồn Internet

Chức năng của nhà hàng trong khách sạn

Chức năng chính của nhà hàng trong khách sạn là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng tại khách sạn. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn, đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp thiết của khách du lịch hiện nay, đó là không chỉ “ăn no – mặc ấm” mà là “ăn ngon – mặc đẹp”

Ngoài ra, một số nhà hàng còn chịu trách nhiệm về ăn uống cho nhân viên tại khách sạn và cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách,…

Như vậy, nhà hàng đặc điểm, vai trò và chức năng cụ thể trong khách sạn, là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn. Đầu tư phát triển kinh doanh nhà hàng trong khách sạn cũng chính là đầu tư phát triển, mang lại doanh thu cao cho khách sạn.​

Ms. Smile

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề