Có nên theo nghề kế toán

Có nên học nghề kế toán không? Nghề này có những thách thức và cơ hội nào để phát triển bản thân trong tương lai? Theo khảo sát thực tế,các bạn trẻ nên theo nghề kế toán hay chọn những công việc khác. Trong bài viết này sinh viên ngoại thương xin được làm rõ cùng bạn đọc chủ đề đang được quan tâm. 

Kế toán là ngành không mới được nhiều người theo học với nhiều hình thức đào tạo khác nhau từ: Sơ cấp nghề, trung tâm cấp nghê, cao đẳng, đại học, cao học, tuy nhiên không phải ai cũng học đúng nghành chính quy,nhiều người học không đúng chuyên nghành vẫn có thể làm được kế toán khi chọn hình thức đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề trong thời gian ngắn từ 2-3 tháng.

Có nên theo nghề kế toán

Học nghành kế toán có nên không?

1, Khảo sát tiềm năng của ngành kế toán trong tương lai

Trên thực tế hiện nay, ngành kế toán được đào tạo ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng được đánh giá là chuyên ngành sở hữu số lượng sinh viên theo học khá đông.

Với lượng thành lập doanh nghiệp ngày càng phát triển như hiện nay, tại sao vẫn tồn tại rất nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc? Phải chăng ngành kế toán không có tiềm năng phát triển trong tương lai? Hay đây chỉ là hệ quả của việc thiếu kiến thức về cơ hội và thách thức của chuyên ngành từ một bộ phận sinh viên? Để lý giải cụ thể vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thách thức và cơ hội của ngành kế toán dưới đây.

Cơ hội việc làm với nghành kế toán rất đa dạng: bạn có thể thấy doanh nghiệp nào cũng cần nhân sự kế toán, nếu quy mô công ty nhỏ sẽ thuê dịch vụ kế toán bên ngoài. Điều này là cơ hội tìm việc làm của người học kế toán rất tốt, người học có cơ hội việc làm rất cao.

Mặt bằng lương nhân sự kế toán đang được trả khá đa dạng, có thể chia thành các thời điểm như sau:

  • Kế toán học việc: Không lương – hỗ trợ lương từ 1.000.000vnđ – 3.000.000 vnđ
  • Kế toán tổng hợp (dưới 1 năm kinh nghiệm): 6.000.000 vnđ – 9.000.000 vnđ – vị trí chuyên trách từng bộ phận (kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán bán hàng. ..)
  • Kế toán thuế chuyên sâu: từ 8.000.000 vnđ trở lên
  • Kế toán trưởng: lương trên 10.000.000 vnđ
  • Ngoài ra, kế toán thạo việc có thể nhận được công việc làm thêm tại nhà với mức thu nhập từ 3.000.000 vnđ -10.000.000 vnđ/ tháng.
  • Đối với kế toán có kinh nghiệm làm trong môi trường doanh nghiệp nước ngoài lương trả theo USD thu nhập sẽ tốt hơn nhiều

Đây cũng là lý do nhiều người chọn lựa chọn học kế toán thực hành để tăng cơ hội việc làm.

Có nên theo nghề kế toán

Làm kế toán lương cao không?

2, Cơ hội phát triển của ngành kế toán trong tương lai

  • Theo khảo sát thực tế hiện nay, số lượng doanh nghiệp phát triển ngày càng nhiều. Điều này do sự xuất hiện của các cơ quan thuế tăng cường công tác thanh kiểm tra các doanh nghiệp ngày một nhiều hơn. Như vậy, việc lựa chọn các kế toán có tay nghề và kỹ năng cao càng trở nên cần thiết. Điều này đồng nghĩa với cơ hội việc làm ngành này càng phát triển trong tương lai.
  • Sự gia nhập giữa Việt Nam với TPP và AEC đã giúp lao động hóa trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Đây được xem là cơ hội hội nhập giữa Việt Nam và các nước khu vực trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Điều này có nghĩa ngành kế toán nước ta sẽ có nhiều cơ hội làm việc cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tế chuyên sâu tại các quốc gia phát triển khác.

3, Lộ trình công danh nếu bạn làm kế toán

Kế Toán Thực Tập -> Kế Toán Phần Hành -> Kế Toán Tổng Hợp -> Kế Toán Trưởng -> Giám Đốc Tài Chính 

Có nên theo nghề kế toán

Ngoài ra, bạn cần tham khảo thêm những yếu tố khác như sau:

  1. Có con đường sự nghiệp rõ ràng
  2. Công việc ổn định và đang phát triển: Cục Thống kê Lao động dự đoán rằng việc làm trong lĩnh vực kế toán sẽ tăng 10% từ năm 2016 đến năm 2026. Con số này nhanh hơn tỷ lệ trung bình trên toàn quốc cho tất cả các ngành nghề.
  3. Có tiềm năng phát triển nghề nghiệp
  4. Thu nhập cao và ổn định: Công ty nào cũng cần một kế toán giỏi, thậm chí nếu bạn là kế toán trưởng, nhận làm dịch vụ cho các công ty ngoài thì một lúc bạn có thể làm cho nhiều công ty khác nhau, khi đó thu nhập hàng tháng là không hề thấp chút nào nữa, nếu không muốn nói là rất cao
  5. Có tiềm năng kinh doanh: nắm chắc nghiệp vụ kế toán sẽ giúp người làm kế toán am hiểu quy trình thao tác công việc thực tế điều này rất quan trọng khi bạn có ý định mở doanh nghiệp hoặc tư vấn người thân mở doanh nghiệp. Còn chưa tính tới việc kế toán độc lập có thể có công ty riêng tuyển dụng thêm nhiều người khác có thể làm cùng mình nữa.

Tuy nhiên với nghề kế toán bạn cũng nên biết những thách thức khi theo đuổi công việc này bạn nên biết.

Có nên theo nghề kế toán

Lam kế toán có tương lai không, sức bền của nghề kế toán như thế nào?

4, Những thách thức của ngành kế toán 

  • Do việc tiếp xúc với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế của một số bạn sinh viên. Đây chính là hệ quả từ việc học cưỡi ngựa xem hoa hoặc vì học thành tích.
  • Do số lượng thành lập doanh lập hiện nay ngày càng phát triển. Như vậy, sự cạnh tranh sẽ càng gắt gao và khốc liệt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế chuyên ngành. Tỷ lệ mất cơ hội việc làm của bạn rất cao.
  • Do sự gia nhập của Việt Nam và TPP, AEC. Đây chính là một trong những nguyên nhân mang lại rất nhiều thách thức cho ngành kế toán. Cụ thể là, khả năng ngoại ngữ, các kỹ năng mềm,…
  •  Những lỗi về chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được doanh nghiệp quy định rõ ràng và gắn chặt hơn về trách nhiệm pháp lý.

Với những bạn học không đúng nghề kế toán có thể tham khảo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành từ những trung tâm đào tạo nghiệp vụ uy tín. Đây là phương pháp hiệu quả, chi phí thấp được nhiều người học trái nghành lựa chọn.

5, Các Trung Tâm Kế Toán Uy Tín Hiện Nay

Chính sách tuyển dụng kế toán của các doanh nghiệp hiện nay đều đề cao kinh nghiệm làm việc thực tế. Nhưng đây lại là một trong những thách thức khiến phần lớn các bạn sinh viên đều phải lo lắng. Vượt qua thách thức này bằng cách nào? Giải pháp nào để sớm chinh phục mọi nhà tuyển dụng?

Hãy tự trang bị và tích lũy cho bản thân những kiến thức kế toán toàn diện trên chứng từ thực tế. Cùng tham khảo và tìm hiểu ngay 3 trung tâm đào tạo kế toán tốt nhất hiện nay dưới đây nhé!

Có nên theo nghề kế toán

       1. Trung tâm đào tạo kế toán VinaTrain

Các khóa học tại Kế Toán Vina đều  hướng đến tính THỰC TẾ – THỰC CHIẾN, bao gồm toàn bộ nghiệp vụ của một kế toán tổng hợp chuyên nghiệp:

  • Khóa học kế toán thuế: Bổ sung các kỹ năng chuyên sâu về thuế, cách kê khai và nộp các loại thuế khác nhau, giải pháp tối ưu chi phí thuế, cách quyết toán thuế cuối năm,… 
  • Khóa học lập báo cáo tài chính: Tập trung và nâng cao rèn luyện các kỹ năng sổ sách. Cụ thể là, lập bảng lương, bảng báo cáo tài chính, hạch toán chi phí lương, bút toán cuối kỳ,…
  • Khóa học kế toán tổng hợp: Tổng hợp và nâng cao nội dung của 2 khóa Kế toán thuế và Lên báo cáo tài chính. Đây là khóa học phù hợp với các bạn học viên có định hướng theo kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. 

    2. Trung tâm đào tạo kế toán Đức Minh 

Chương trình đào tạo kế toán tại trung tâm Đức Minh gồm:

  • Các khóa học kế toán thực hành gồm: Khóa học kế toán thương mại dịch vụ, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán sản xuất, khóa học kế toán xây lắp, xây dựng.
  • Học kế toán qua phần mềm Misa, Fast
  • Học kế toán nâng cao.
  • Chương trình đào tạo tin học văn phòng(word, excel) cho dân văn phòng và kế toán viên.

    3. Trung tâm đào tạo kế toán G7

Tham khảo các khóa học kế toán tại trung tâm đào tạo G7 gồm:

  • Thực hành kế toán thuế
  • Thực hành kế toán trên phần mềm
  • Khóa học trọn gói làm BCTC trong Doanh nghiệp Thương Mại và Dịch Vụ
  • Khóa học trọn gói làm BCTC trong Doanh nghiệp Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu
  • Khóa học trọn gói làm BCTC trong Doanh nghiệp Xây Dựng
  • Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho sinh viên các trường TC – CĐ – ĐH

Ngoài những đơn vị đào tạo kế toán trên bạn có thể tham khảo những khóa học kế toán thực hành đến từ những đơn vị khác, bạn đọc có thể để lại bình luận dưới bài viết để mọi người cùng biết nhé.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ sớm tìm được cho mình một trung tâm đào tạo kế toán phù hợp. Để trang bị thêm kiến thức thực tế kế toán, làm hành trang trên con đường tìm việc cũng như thành công hơn trong công việc hiện tại của mình nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Nguồn: Anh Thư 

Nội dung chính

  • 1 1, Khảo sát tiềm năng của ngành kế toán trong tương lai
    • 1.1 2, Cơ hội phát triển của ngành kế toán trong tương lai
    • 1.2 3, Lộ trình công danh nếu bạn làm kế toán
  • 2 4, Những thách thức của ngành kế toán 
  • 3 5, Các Trung Tâm Kế Toán Uy Tín Hiện Nay
    • 3.1        1. Trung tâm đào tạo kế toán VinaTrain
    • 3.2 2. Trung tâm đào tạo kế toán Đức Minh 
    • 3.3 3. Trung tâm đào tạo kế toán G7