Có một nam châm và ống dây như hình vẽ, để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng cách nào

Có một nam châm và ống dây như hình vẽ, để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng cách nào

Xem lời giải

Bài 1 trang 82 SGK Vật lí 9

Quảng cáo

Đề bài

Treo thanh nam châm gần một ống dây như hình 30.1. Đóng mạch điện.

a] Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm ?

b] Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào ?

c. Hãy làm thí nghiệm kiểm tra xem các câu trả lời trên của em có đúng không?

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

a] Thanh nam châm bị hút vào ống dây.Vì khi đóng mạch điện, dòng điện chạy qua cuộn dây theo chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải, ta xác định được chiều từ trường do ống dây gây ra có chiều đi ra từ đầu B, nên B là cực Bắc, sẽ hút cực nam S của nam châm bên ngoài.

b] Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm lại bị hút vào ống dây.Vì khi đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì từ cực tại B sẽ đổi thành cực Nam, cùng cực với nam châm ngoài nên sẽ đẩy ra xa, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B [cực Nam] của ống dây nên bị hút vào.

c] Dụng cụ thí nghiệm: 1 ống dây, 1 thanh nam châm và 1 mạch điện. Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ và kiểm tra kết quả.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Bài 2 trang 83 SGK Vật lí 9

    Hãy xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều của đường sức từ.

  • Bài 3 trang 84 SGK Vật lí 9

    Giải bài 3 trang 84 SGK Vật lí 9. Hình 30.3 mô ta khung dây dẫn ABCD [có thể quay quanh trục OO’] có dòng điện ...

  • Lý thuyết ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
  • Bài C7 trang 110 SGK Vật lí 9
  • Lý thuyết hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • Bài C6 trang 118 SGK Vật lí 9

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Bài C6 trang 69 SGK Vật lí 9

Quảng cáo

Đề bài

Em hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bài.

Một nam châm điện mạnh có thể hút được xe tải nặng hàng chục tấn, trong khi đó chưa có nam châm vĩnh cửu nào có được lực hút mạnh như vậy. Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu ?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Sắt, thép, niken, coban và các vật liệu từ khác khi đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

- Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

- Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

Lời giải chi tiết

* Nam châm điện được tạo ra nhờ ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từ của sắt để làm nam châm điện. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây xung quanh ống dây có một từ trường.

Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

* Lợi thế của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu:

- Có thể tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm mất hết từ tính.

- Có thể thay đổi tên các từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Bài C5 trang 69 SGK Vật lí 9

    Giải bài C5 trang 69 SGK Vật lí 9. Muốn nam châm mất hết từ tính thì làm thế nào?

  • Bài C4 trang 69 SGK Vật lí 9

    Giải bài C4 trang 69 SGK Vật lí 9. Khi ta chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm

  • Bài C3 trang 69 SGK Vật lí 9

    Giải bài C3 trang 69 SGK Vật lí 9. So sánh các nam châm điện được mô tả

  • Bài C2 trang 69 SGK Vật lí 9

    Quan sát và chỉ ra các bộ phận của nam châm

  • Bài C1 trang 68 SGK Vật lí 9

    Giải bài C1 trang 68 SGK Vật lí 9. Nhận xét về tác dụng từ của ống dây

  • Lý thuyết ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
  • Bài C7 trang 110 SGK Vật lí 9
  • Lý thuyết hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • Bài C6 trang 118 SGK Vật lí 9

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Trắc nghiệm vật lý 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

  • A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
  • B. Nối hai cực của nam châm vào vào hai đầu cuộn dây dẫn.
  • C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 2: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình vẽ 85. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

  • A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
  • B. Trong thời gian đưa nam châm ra xa vòng dây.
  • C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
  • D. Chỉ có phương án A, B là đúng.

Câu 3: Cho một cuộn dây dẫn mà hai đầu nối với bóng đèn LED và một thanh nam châm vĩnh cửu. Bố trí thí nghiệm như hình 87. Khi đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây thì thấy đèn LED sáng. Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A. Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.
  • B. Khi đã đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây và để nam châm cố định trong đó thì đèn LED tắt.
  • C. Trong khi rút nam châm ra ngoài, đèn LED lại sáng.
  • D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Sử dụng các quy ước sau trả lời các câu hỏi 4, 5, 6, 7, 8

Trong mỗi câu hỏi có hai hình vẽ về sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong vòng dây hoặc ống dây. Mũi tên cho biết chiều dịch chuyển của nam châm hay ống dây. Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 4:

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 5:

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 6:

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 7:

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 8:

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 9: Đặt nam châm nằm yên trước cuộn dây dẫn sao cho lõi sắt lồng vào trong lòng cuộn dây như hình 93. Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện?

  • A. Trong khi đóng mạch điện và khi ngắt mạch điện.
  • B. Khi dòng điện đã ổn định.
  • C. Trước khi ngắt mạch điện.
  • D. Sau khi ngắt mạch điện.

Câu 10: Trên hình 94 là cấu tạo của một đinamô xe đạp đã tháo bỏ một phần vỏ ngoài. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là đúng?

  • A. Đinamô xe đạp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • B. Bóng đèn chỉ phát sáng khi núm quay của đinamô quay.
  • C. Trong đinamô có nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường và cuộn dây tạo ra dòng điện.
  • D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 11:Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:

  • A. Nam châm và cuộn dây dẫn.
  • B. Điện tích và cuộn dây dẫn.
  • C. Nam châm và điện tích.
  • D. Nam châm điện và điện tích.

Câu 12:Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?

  • A. Nam châm vĩnh cửu.
  • B. Nam châm điện.
  • C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .
  • D. Không có loại nam châm nào cả.

Câu 13:Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

  • A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
  • B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
  • C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 14:Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
  • C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Câu 15:Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?

  • A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
  • B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
  • C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
  • D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.

Câu 16:Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch [Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng]?

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:

  • A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.
  • B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.
  • C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.
  • D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.

Câu 17:Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

  • A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
  • B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
  • C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
  • D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.

Câu 18:Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

  • A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.
  • B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
  • C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
  • D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.

Câu 19:Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

  • A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
  • B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
  • C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.
  • D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Câu 20:Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
  • C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

Xem đáp án


=> Kiến thức Giải bài 31 vật lí 9: Hiện tượng cảm ứng điện từ


Trắc nghiệm vật lí 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ [P2]

Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm theo bài vật lí 9, trắc nghiệm vật lí bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ, trắc nghiệm lớp 9

Video liên quan

Chủ Đề